- LSNG là một bộ phận quan trọng của rừng nhiệt đới, quan hệ tới sự duy trì và phát triển hệ sinh thái rừng. Phần lớn cây LSNG nằm dƣới tán rừng, có tác dụng giảm tác động của nƣớc mƣa xuống mặt đất, ngăn chặn dòng chảy mặt, chống xói mòn cho đất rừng. Gây trồng LSNG trong rừng là tăng độ che phủ và nâng cao giá trị phòng hộ của các khu rừng.
- Phát triển Lâm sản ngoài gỗ là một phƣơng thức làm tăng giá trị kinh tế của rừng góp phần khôi phục, nâng cao giá trị của các khu rừng nghèo, động viên ngƣời dân địa phƣơng tham gia tích cực hơn vào công cuộc bảo vệ rừng và đa dạng sinh học, chống lại việc chuyển đổi đất lâm nghiệp sang mục đích sử dụng khác. Lâm sản ngoài gỗ có vai trò quan trọng đối với các cộng đồng dân cƣ và các hộ dân (nhất là dân tộc thiểu số) miền núi trong việc đảm bảo an toàn lƣơng thực, chăm sóc sức khoẻ, nguyên liệu, nhiên liệu phục vụ đời sống.
- Việc khai thác LSNG thƣờng ít ảnh hƣởng đến cấu trúc tầng cây gỗ và vai trò bảo vệ môi trƣờng và đa dạng sinh học của rừng. Tuy nhiên, muốn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
có LSNG để khai thác phải bảo vệ hệ sinh thái rừng, vì vậy, khai thác LSNG đúng kỹ thuật cũng là một biện pháp tích cực bảo vệ rừng.
- Trong những năm gần đây, LSNG đã thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều ngƣời, do nhận thức rõ hơn về LSNG trong sự đóng góp vào kinh tế hộ và an toàn lƣơng thực, vào nền kinh tế quốc dân, bảo vệ môi trƣờng và bảo tồn đa dạng sinh học.
- Các loài lâm sản ngoài gỗ còn có ý nghĩa trong các lĩnh vực đa dạng sinh học, duy trì tính phong phú của hệ sinh thái rừng.
Lâm sản ngoài gỗ có nhiều giá trị đối với kinh tế, xã hội và môi trƣờng của đất nƣớc ta:
- Giá trị về mặt kinh tế: Giá trị kinh tế của lâm sản ngoài gỗ đƣợc thể hiện thông qua giá trị sử dụng của chúng. Lâm sản ngoài gỗ đƣợc khai thác sử dụng, chế biến hoặc bán để phục vụ sản xuất hàng hoá, tăng thu nhập cho ngƣời dân. Bao gồm các lĩnh vực:
• Cung cấp nguyên liệu sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ • Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến • Cung cấp dƣợc liệu
• Cung cấp thực phẩm, thức ăn chăn nuôi... • Cung cấp cây hoa, cây cảnh
- Giá trị về mặt xã hội: Từ lâu đời việc gây trồng, khai thác, thu hái, chế biến và tiêu thụ LSNG đã mang lại công ăn việc làm cho hàng chục triệu ngƣời dân ở các cộng đồng dân cƣ sống trong và ngoài khu vực có rừng. Điều đó đã góp phần giúp cho họ ổn định cuộc sống, xoá đói giảm nghèo, định canh, định cƣ, tạo nên các kênh giao lƣu, tiêu thụ lành mạnh thúc đẩy sản xuất, một số LSNG đƣợc sử dụng trong các lễ hội truyền thống tạo ra các sản phẩm có ý nghĩa bảo tồn góp phần phát triển đời sống văn hoá, tinh thần, vật chất cho từng cộng đồng. Theo Jenne de Beer ( IUCN - 1996) ƣớc tính có ít nhất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
30 triệu ngƣời ở Đông Nam Á sống phụ thuộc vào rừng và sử dụng LSNG nhằm đáp ứng nhu cầu về mặt sức khoẻ và dinh dƣỡng. Ngoài ra còn có những ngƣời nhờ vào các sản phẩm này để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày hoặc tạo ra thu nhập nhƣ những ngƣời thợ thủ công và nghệ nhân.
- Giá trị về mặt môi trƣờng, sinh thái: Các loài LSNG tham gia tạo nên cấu trúc rừng cùng với các loài cây gỗ và thực vật, động vật. Hệ sinh thái ở đây đa dạng, khép kín và bền vững. Duy trì, bảo vệ và khai thác hợp lý (bền vững) tài nguyên LSNG hoặc tổ chức gây trồng LSNG dƣới tán rừng góp phần bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo tồn nguồn gen các loài động thực vật, tăng khả năng giữ nƣớc phòng hộ của rừng, bảo vệ đƣợc hệ sinh thái rừng nói chung. Tuy nhiên, lâm sản ngoài gỗ cũng nhƣ lâm sản nói chung là đối tƣợng của sản xuất, cần khai thác sử dụng, nên việc bảo tồn lâm sản ngoài gỗ không thể giống nhƣ bảo vệ da dạng sinh học.