Nghiên cứu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu nghiên cứu kiến thức bản địa trong gây trồng và phát triển một số loài cây lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm vườn quốc gia tam đảo (Trang 34 - 145)

Các tƣ liệu, tài liệu và các công trình nghiên cứu liên quan đến LSNG hiện nay phần lớn giới thiệu về sự đa dạng, khái niệm, phân loại, vai trò, giá trị sử dụng và kỹ thuật gây trồng cho một số loài cây LSNG chủ yếu, điển hình là một số công trình nghiên cứu phân theo các vấn đề sau đây:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

*. Nghiên cứu về phân loại và bảo tồn LSNG

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của LSNG, ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, Lecomte - một nhà nghiên cứu của Pháp đã đề cập, xác định đƣợc nhiều loài LSNG có giá trị trong cuốn “Thực vật chí đại cƣơng Đông Dƣơng” trong đó có ở Việt Nam.

Đỗ Tất Lợi (1977) [27] trong “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” - tái bản lần 3 có sửa đổi bổ sung đã mô tả nhiều loài cây LSNG làm thuốc, trong đó có nhiều bài thuốc hay từ những loài LSNG này.

Theo Vũ Văn Dũng và Lê Huy Cƣờng (1996) [13] tới nay Việt Nam đã thống kê đƣợc 5 chi và 30 loài cây song bao gồm: Chi mây nếp (Calamus) có 19 loài và 1 loài phụ; chi hèo (Daemonrops) có 4 loài; chi phƣớn (Korthalsia) có 2 loài; chi mây rúp (Myriapis) có 1 loài; chi song lá bạc (Plectocomia) có 2 loài và chim song voi (Plecomomiopsis) có 1 loài.

Vũ Văn Dũng và cộng sự (2002) [14], các tác giả đã đƣa ra định nghĩa, phân loại LSNG, giới thiệu về một số nhóm LSNG có giá trị ở Việt Nam, tổ chức và quản lý LSNG, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển LSNG,….

Theo Lê Viết Lâm và cộng sự (2005) [26] ở Việt Nam có thể có đến 200 loài tre trúc, bƣớc đầu xác định có 22 chi với 122 loài đã đƣợc giảm định tên, trong đó có rất nhiều loài có giá trị sử dụng và kinh tế cao cần đƣợc nghiên cứu phát triển. Tác giả đã giới thiệu 40 loài tre trúc thông dụng về phân bổ, đặc điểm hình thái, sinh thái và công dụng để làm cơ sở tham khảo cho nghiên cứu và sản xuất.

Nguyễn Hoàng Nghĩa (2006) [29] cũng đã mô tả đặc điểm hình thái, sinh thái phân bổ và công dụng của 194 loài tre ở Việt Nam và 3 giống: Bát độ, Điềm trúc và Tạp giao có xuất xứ từ Trung Quốc.

Năm 2006, Bộ NN&PTNT đã phê duyệt đề án “Bảo tồn và phát triển LSNG trong giai đoạn 2006 - 2020” [8]. Năm 2007, Bộ NN&PTNT tiếp tục phê duyệt Kế hoạch hành động bảo tồn và phát triển LSNG ở Việt Nam [9].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Triệu Văn Hùng cùng các tác giả khác (2007) [23], đã mô tả hình thái, phân bố, công dụng, kỹ thuật gây trồng, thu hoạch, chế biến và bảo quản của 299 loài LSNG. Trong đó phân ra thành 6 nhóm: Nhóm cây có sợi (35 loài tre nứa, 2 loài mây và 8 loài khác); Nhóm cây làm thực phẩm (40 loài cây ăn đƣợc, 12 loài nấm); Nhóm cây thuốc (76 loài); Nhóm cây cho dầu nhựa (60 loài); Nhóm Tanin, thuốc nhuộm (19 loài); Nhóm cây bóng mát (23 loài cây hoa, 13 loài cây cảnh, 11 loài cây cảnh và cây bóng mát thân gỗ).

* Nghiên cứu về chọn giống và nhân giống

Nhân giống Hồi bằng phƣơng pháp giâm hom với thuốc kích thích ra rễ là IBA (1%), hom lấy từ cây 2 tuổi có tỷ lệ ra rễ khá cao đạt từ 66 - 69%; Phƣơng pháp ghép nêm và ghép áp cho hồi cũng có tỷ lệ sống khá cao, sau 3 tháng đạt hơn 79%, sau 5 tháng còn gần 74% và sau 14 tháng có thể xuất vƣờn còn gần 46%. Tỷ lệ sống của cây ghép hầu nhƣ không phụ thuộc vào tuổi cây mẹ cho cành ghép mà phục thuộc rất rõ rệt vào từng dòng cây mẹ cho cành ghép. (Nguyễn Huy Sơn, Nguyễn Tuấn Hƣng - 2003) [23].

Xử lý bằng IBA (1%) trong thời kỳ đầu hè để giâm hom Quế đạt tỷ lệ ra rễ cao và sử dụng phƣơng pháp ghép nêm ngọn Quế cho tỷ lệ sống cao nhất so với ghép mắt và ghép cành (70 - 77%). (Phạm Văn Tuấn, 2005) [41]

Khi nghiên cứu chọn tạo giống Quế có năng suất tinh dầu cao Nguyễn Huy Sơn, Phạm Văn Tuấn (2006) [33] đã chọn đƣợc 122 cây trội theo các chỉ tiêu sinh trƣởng, 79 cây theo sinh trƣởng và hàm lƣợng tinh dầu, 45 cây theo cả sinh trƣởng, hàm lƣợng và chất lƣợng tinh dầu ở Yên Bái, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Về nhân giống, đề tài cũng đã chỉ ra đƣợc tuổi cây lấy hom, giá thể và loại hom có ảnh hƣởng đến tỷ lệ ra rễ của hom, tốt nhất là lấy hom cành hay hom chồi vƣợt ở cây dƣới 7 năm tuổi, giâm hom trong giá thể cát vào đầu vụ hè là tốt nhất. Đối với ghép, đề tài cũng đƣa ra 3 phƣơng pháp nhƣng đạt hiệu quả cao nhất vẫn là ghép nêm ngọn, cành ghép tốt nhất là lấy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ở cây dƣới 7 năm tuổi và nên ghép vào vụ thu. Các tác giả đã dùng cây ghép để xây dựng vƣờn giống kết hợp khảo nghiệm hậu thế đối với loài cây này.

* Nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng

Nguyễn Ngọc Bình (1964) [3] đã chỉ ra rằng Luồng sinh trƣởng tốt nơi đất chua pH(KC1): 4,2 - 5,0. Cũng theo Nguyễn Ngọc Bình (2001) [4] khi nghiên cứu đặc biệt đất trồng rừng Tre Luồng và ảnh hƣởng của các phƣơng thức trồng rừng tre Luồng đến đất cho rằng trồng Luồng theo phƣơng thức hỗn giao, thích hợp nhất là hỗn giao với cây họ đậu nhƣ Keo để tránh cho đất bị suy thoái.

Ngô Quang Đê (1994) [18] cũng đã giới thiệu kỹ thuật gây trồng tre trúc cho 3 loài: Luồng, Mạy sang và Vầu đắng gồm các khâu ƣơm giống, kỹ thuật gây trồng, chăm sóc, khai thác và sử dụng.

Triệu Văn Hùng, Nguyễn Xuân Quát, Hoàng Chƣơng (2002) [22] đã giới thiệu điều kiện gây trồng, nguồn giống, kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác và chế biến cho một số loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị.

Nguyễn Tử Kim, Lê Thu Hiền, Lƣu Quốc Thành (2004) [25] đã trồng Song mật và Mây nếp dƣới tán một số trạng thái rừng phục hồi ở Phú Thọ và Hoà Bình kết quả cho thấy: Mây nếp sau 42 tháng tuổi ở Cầu Hai (Phú Thọ), với phƣơng pháp xử lý thực bì theo lỗ trống, trồng theo cụm (250 cụm/ha), mỗi cụm 3 hố, 1 cây/hố đã cho sinh trƣởng về chiều cao và tỷ lệ đẻ nhánh cao nhất (h = 136cm, 65,3% số cây đẻ từ 1 - 3 nhánh). Cũng với phƣơng pháp xử lý nhƣ ở Cầu Hai (Phú Thọ), Mây nếp sau 30 tháng tuổi tại Hoà Bình đã cho sinh trƣờng về chiều cao và tỷ lệ đẻ nhánh cao nhất (h = 201cm, 68,1% số cây đẻ từ 1 - 3 nhánh).

Đỗ Văn Bản và các cộng sự (2005) [1] đã tuyển chọn 3 loài tre nhập nội trồng để lấy măng: Điềm trúc (Dendrocalamus latiflorus), Lục trúc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thọ và Thanh Hoá. Đề tài đã đƣa ra đƣợc một số biện pháp thâm canh cho mô hình trồng thuần loài: Mật độ trồng, phân bón, điều chỉnh cây mẹ, đồng thời đã xây dựng hƣớng dẫn kỹ thuật trồng thâm canh, kỹ thuật khai thác măng và một số biện pháp sơ chế bảo quản măng.

Trong một công trình nghiên cứu khác Đỗ Văn Bản (2005) [2] cũng đã thống kê đƣợc hiện nay nƣớc ta có 4 loài tre nhập nội lấy măng đang đƣợc gây trồng gồm Điềm trúc, Lục trúc, Tạp giao và Mạnh tông. Đề tài đã thống kê đƣợc diện tích trồng Điềm trúc tính đến năm 2003 là 2.700 ha. Ngoài ra, đề tài còn cung cấp những thông tin về đặc tính sinh thái, hình thái, kỹ thuật gây trồng, chăm sóc và kinh nghiệm gây trồng của nhân dân.

Nguyễn Huy Sơn, Phạm Văn Tuấn (2006) [33] đã chỉ ra mật độ trồng rừng ảnh hƣởng rất rõ đến sinh trƣởng của Quế, các tác giả cũng đƣa ra mật độ từ 300 cây/ha đến 5000 cây/ha là mật độ thích hợp cho Quế 18 tháng tuổi.

Ngoài một số công trình điển hình ở trên, còn rất nhiều công trình của các nhà khoa học khác thuộc các ngành Y tế, môi trƣờng,… đã tham gia nghiên cứu và có kết quả đáng chú ý nhƣ công trình của Viện Dƣợc liệu (2005), Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật (2001); Trần Công Khánh (2000); Nguyễn Ngọc Lân (1999); Nguyễn Văn Tập (2001), Trần Văn Ơn (2002), các công trình của các địa phƣơng;… Đặc biệt là các công trình nghiên cứu về kỹ thuật trồng Giổi xanh của Nguyễn Bá Chất (1984), kỹ thuật trồng Hồi của Nguyễn Thị Bích (1998), Kỹ thuật trồng Trám trắng của Phạm Đình Tam (1998),…

* Nghiên cứu về chế biến, bảo quản

Đỗ Tất Lợi (1985) [28] cho rằng tinh dầu Quế đƣợc cất từ lá, vỏ. Trong đó, tinh dầu từ vỏ có chất lƣợng cao nhất. Hàm lƣơng tinh dầu trong vỏ Quế thay đổi từ 0,5 đến 5%, trung bình là 1 - 2%; trong lá là 0,5 - 0,6%; trong cành là 0,3 - 0,33%. Theo tác giả thì thành phần chủ yếu của tinh dầu Quế là aldehyd cinnamic với hàm lƣợng từ 65 - 95%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trần Quốc Tuý và các cộng tác viên (1987) [42] đã thành công trong việc chế biến nhựa cánh kiến đỏ bằng phƣơng pháp nồi hấp và cơ giới hoá công đoạn cô cán cánh kiến đỏ, công trình đã phát huy hiệu quả thực sự trong việc áp dụng cho sản xuất.

Nguyễn Huy Sơn và cộng sự (2001) [31] đã nghiên cứu bảo quản hạt Quế ở 3 tháng nhiệt độ là nhiệt độ phòng, 50C và 150C. Kết quả cho thấy với hạt Quế có độ ẩm ban đầu từ 30,91 đến 40,23% bảo quản ở nhiệt độ phòng sau 1 tháng tỷ lệ nảy mầm còn lại từ 87% đến 89,5%, tuy nhiên sau 3 tháng hạt hoàn toàn mất sức nảy mầm. Bảo quản ở nhiệt độ 150C thì sau 1 tháng tỷ lệ nảy mầm còn 35,5% đến 49,7%, sau 3 tháng tỷ lệ nảy mầm còn 0%. Độ ẩm ban đầu có ảnh hƣởng đến tỷ lệ nảy mầm khi bảo quản ở 50

C, nếu độ ẩm ban đầu của hạt là 40,23% thì tỷ lệ nảy mầm sau 9 tháng còn 25%, tƣơng tự với độ ẩm hạt là 36,23%, 30,91% có tỷ lệ nảy mầm là 14% và 1,5%. Tiếc rằng tài liệu không cho biết tỷ lệ nảy mầm ban đầu là bao nhiều để đánh giá mức độ giảm tỷ lệ nảy mầm trong quá trình bảo quản. Nhƣ vậy, có thể kết quả là để bảo quản đƣợc hạt lâu hơn cần có độ ẩm ban đầu lớn hơn 40% và bảo quản ở nhiệt đội 50C.

* Các nghiên cứu khác

Christian Rake và cộng sự (1993) khi nghiên cứu về LSNG tại ba tỉnh Hoà Bình, Sơn La và Lai Châu đã cho rằng LSNG có vai trò rất quan trọng trong đời sống ngƣời dân ở 3 tỉnh này. Trong đó, tre nứa, sa nhân, trẩu và song mây là những loài có tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, hiện nay ngƣời dân chủ yếu là khai thác tự nhiên nên nguồn tài nguyên này ngày càng cạn kiệt.

Phan Văn Thắng và cộng sự (2000) [39] khi nghiên cứu đánh giá vai trò của LSNG ở tỉnh Cao Bằng và Bắc Kạn cho rằng LSNG ở đây có vai trò rất quan trọng, chúng là nguồn thu nhập quan trọng của nhiều hộ gia đình, chiếm trung bình 20 - 30% tổng thu nhập kinh tế của hộ/năm. Đặc biệt một số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nơi, ngƣời dân sống chủ yếu dựa vào LSNG nhƣ ở Nguyên Bình - Cao Bằng thu nhập chủ yếu từ cây trúc sào.

Theo Nguyễn Tử Ƣơng (2000), Việt Nam có 1.489.068 ha tre trúc chiếm 4,53% diện tích toàn quốc với tổng trữ lƣợng là 8.400.767.000 cây. Rừng tre trúc tự nhiên có 1.415.552ha chiếm 14,99% diện tích rừng tự nhiên. Trong đó, rừng thuần loài là 789.221 ha chiếm 8,36% diện tích rừng tự nhiên; Rừng hỗn giao tre gỗ có 626.331ha chiếm 6,63% diện tích rừng tự nhiên. Rừng tre trúc đồng có 73.516ha bằng 4,99% diện tích rừng tự nhiên. Diện tích và trữ lƣợng tre trúc đáng quan tâm nhất là vùng Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, Đông Bắc, Đông Nam Bộ và Tây Bắc.

Dự án LSNG pha II (2006) khi nghiên cứu, tổng kết và đánh giá một số mô hình nhận thấy rằng các mô hình LSNG đều mang lại hiệu quả kinh tế cao và đáp ứng đƣợc nhu cầu nguyện vọng của ngƣời dân nếu loài đƣợc chọn có tiềm năng thì trƣờng, phù hợp đất đai và đƣợc chuyển giao kỹ thuật tốt. Các loài LSNG có giá trị, đang đƣợc gây trồng và phát triển mạnh nhƣ mây, thảo quả, sa nhân,… đang có xu hƣớng mở rộng diện tích ở nhiều vùng sinh thái.

Tóm lại: LSNG có vai trò rất quan trọng đối với ngƣời dân miền núi

sống ở gần rừng và trong rừng. Ở một số địa phƣơng, LSNG là nguồn thu nhập chủ yếu để nâng cao đời sống, góp phần xoá đói giảm nghèo cho ngƣời dân. Phát triển LSNG dƣới tán rừng tự nhiên vừa tăng thêm thu nhập vừa bảo vệ đƣợc tầng cây gỗ của rừng, đồng thời bảo vệ đƣợc môi trƣờng sống cho loài ngƣời. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu còn tản mạn chƣa tập trung và chƣa hệ thống, chú yếu tập trung thống kê, phân loại các loài LSNG; một số công trình khác cũng chỉ tập trung nghiên cứu về nhân giống, điều kiện gây trồng, chế biến và bảo quản cho một hay một số loài cụ thể. Vì thế chƣa thể phát triển các loài LSNG trên quy mô lớn để tạo thành hàng hoá và chƣa tạo đƣợc thị trƣờng. Để thực hiện tốt chƣơng trình phát triển LSNG nói riêng và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phát triển tài nguyên rừng nói chung cần thiết phải đánh giá đƣợc thực trạng và kỹ thuật gây trồng các loài LSNG hiện nay để làm cơ sở quy hoạch cũng nhƣ xây dựng kế hoạch phát triển một cách bền vững. Căn cứ vào kết quả các công trình nghiên cứu đã đƣợc tổng quan trên đây, cần phải nghiên cứu bổ sung một số vấn đề và đó cũng là những nội dung nghiên cứu đề tài luận văn này gồm:

- Xác định tập đoàn cây LSNG có giá trị kinh tế thông qua điều tra, đánh giá kiến thức bản địa của ngƣời dân trong việc gây trồng một số loài cây LSNG ở 2 xã thuộc vùng đệm vƣờn Quốc gia Tam Đảo.

- Tổng kết đƣợc các biện pháp kỹ thuật gây trồng truyền thống của nhân dân địa phƣơng cho mỗi loài cây LSNG chủ yếu.

- Tổng kết đánh giá đƣợc hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trƣờng của một số mô hình trồng cây LSNG.

- Đề xuất các giải pháp phát triển bền vững các loài cây LSNG có giá trị kinh tế cho các xã vùng đệm vƣờn Quốc gia Tam Đảo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 2

MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu

2.1.1. Mục tiêu chung

Đánh giá, lựa chọn đƣợc những kiến thức của ngƣời dân và cộng đồng địa phƣơng trong việc quản lý bảo vệ, gây trồng, khai thác, chế biến và sử dụng nguồn LSNG ở các xã vùng đệm vƣờn Quốc gia Tam Đảo làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển bền vững các loài cây LSNG, góp phần nâng cao thu nhập tiến tới xoá đói giảm nghèo cho ngƣời dân vùng đệm vƣờn Quốc gia Tam Đảo.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Tổng kết đƣợc các biện pháp kỹ thuật gây trồng truyền thống của nhân dân địa phƣơng cho một số loài cây LSNG chủ yếu có giá trị kinh tế.

- Xác định đƣợc tập đoàn cây LSNG có giá trị kinh tế cho một số địa phƣơng ở vùng đệm Vƣờn Quốc gia Tam Đảo.

- Bƣớc đầu đánh giá đƣợc hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trƣờng của một số mô hình trồng cây LSNG điển hình.

- Đề xuất đƣợc một số giải pháp phát triển các loài cây LSNG có giá trị kinh tế cho từng xã nhằm quản lý rừng bền vững tại vùng đệm và Vƣờn Quốc gia Tam Đảo.

2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là những loài LSNG có giá trị kinh tế đã và đang đƣợc gây trồng có triển vọng để trở thành hàng hoá ở vùng

Một phần của tài liệu nghiên cứu kiến thức bản địa trong gây trồng và phát triển một số loài cây lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm vườn quốc gia tam đảo (Trang 34 - 145)