Cây Trám đen (Canarium tramdenum)

Một phần của tài liệu nghiên cứu kiến thức bản địa trong gây trồng và phát triển một số loài cây lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm vườn quốc gia tam đảo (Trang 100 - 102)

* Tổng kết kỹ thuật:

Kết quả điều tra, phỏng vấn về kỹ thuật trồng Trám đen của ngƣời dân khu vực nghiên cứu đƣợc tổng hợp tại bảng 4.10.

Bảng 4.10. Kỹ thuật bản địa trong gây trồng trám đen của ngƣời dân khu vực nghiên cứu

TT Bƣớc công việc Kỹ thuật đã áp dụng

1 Chọn đất Chọn nơi đất có tầng dầy, ẩm và thoát nƣớc, đất có tính chất đất rừng là tốt nhất.

2 Chuẩn bị đất

- Xử lý thực bì toàn diện.

- Làm đất cục bộ, kích thƣớc hố từ 40x40x40cm đến 50x50x50cm. Bón lót từ 2-4kg phân chuồng hoai/1 hố.

3

Phƣơng thức trồng

- Trồng thuần loài: trƣớc khi trồng phải tạo độ tàn che từ 0,2 - 0,4 bằng các loài cây mọc nhanh, có khả năng cải tạo đất.

- Trồng hỗn loài: 1 - 2 năm đầu cũng phải đảm bảo độ tàn che 0,2 - 0,4, sau đó mở tán cho cây Trám phát triển.

4 Giống

- Hạt đƣợc lấy từ những cây mẹ trên 10 tuổi, sinh trƣởng phát triển tốt, sai quả.

- Nên sử dụng cây Trám ghép đảm bảo tiêu chuẩn 6- 12 tháng khi mầm ghép sinh trƣởng đạt chiều cao  20cm (tính từ vị trí ghép đến đỉnh sinh trƣởng) thì có thể xuất vƣờn đem trồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TT Bƣớc công việc Kỹ thuật đã áp dụng

6 Mật độ trồng

- Trồng cây con từ hạt thì mật độ trồng khoảng 1.000cây/ha (cự ly: 5x2m). Tiêu chuẩn cây con đem trồng sau 8 tháng tuổi phải đạt chiều cao  40cm. - Trồng cây ghép trong vƣờn hộ chỉ nên trồng khoảng 350-500 cây/ha (cự ly: 6x5m hoặc 5x4m).

7 Kỹ thuật trồng

Trồng theo phƣơng thức nông lâm kết hợp với các loài cây nông nghiệp nhƣ: Lúa, Ngô, Đậu,... hoặc xen các loài cây lấy quả khác nhƣ: Dứa, Vải thiều,...

8 Chăm sóc

Chăm sóc 3 - 4 năm, mỗi năm 2 - 3 lần, nội dung chăm sóc là xới đất, phát dây leo bụi rậm, cây chèn ép cây Trám, bón thúc 100 - 200g NPK/gốc. Ngăn chặn gia súc phá hoại.

9 Khai thác

Việc thu hái quả phải chú ý tránh gẫy cành, có thể dùng thang, cù nèo để hái quả. Sau mỗi vụ thu hái bón thúc 10 - 15 kg phân chuồng hoai/gốc.

* Nhận xét, đánh giá:

Nhìn chung, các biện pháp kỹ thuật đƣợc áp dụng trong gây trồng loài Trám đen của ngƣời dân chủ yếu theo kinh nghiệm và khả năng nhận thức, vốn đầu tƣ của từng hộ gia đình, kiến thức bản địa đƣợc sử dụng là chủ yếu. Qua khảo sát, đề tài nhận thấy, kỹ thuật gây trồng Trám đen ngƣời dân áp dụng vẫn còn một số tồn tại chủ yếu sau:

- Về nguồn giống: Nguồn giống ngƣời dân sử dụng rất khác nhau, tuy nhiên phần lớn là các giống xô bồ, do ngƣời dân tự thu hái và ƣơm giống, kỹ thuật chăm sóc cây con không bảo đảm dẫn tới cây con sinh đem trồng rừng sinh trƣởng kém.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Một bộ phận không nhỏ ngƣời dân trồng rừng Trám đen có nguồn gốc từ hạt, việc trồng rừng Trám đen từ hạt dẫn tới cây chậm cho quả, mặt khác theo kinh nghiệm của ngƣời dân không phải cây Trám đen nào cũng cho sai quả hoặc cho quả ngon, có những cây trồng mãi mà vẫn không có quả (ngƣời dân gọi đó là cây "Trám đực"). Do vậy, năng suất cây trồng đạt đƣợc là không cao.

- Kỹ thuật trồng và chăm sóc của ngƣời dân vẫn còn nhiều hạn chế, do không đƣợc tập huấn bài bản dẫn tới ngƣời dân trồng Trám đen có tỷ lệ cây bị chết nhiều. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh đó, việc khai thác, bảo quản và chế biến cũng gặp nhiều khó khăn và rủi ro do kỹ thuật cũng nhƣ công nghệ chế biến, bảo quản của ngƣời dân chƣa có. Do chƣa thực hiện quy hoạch trồng và tìm nguồn ra cho sản phẩm tốt nên nhiều khi ngƣời dân thu hái quả mà lại phải bán rất rẻ cho các tƣ thƣơng.

Một phần của tài liệu nghiên cứu kiến thức bản địa trong gây trồng và phát triển một số loài cây lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm vườn quốc gia tam đảo (Trang 100 - 102)