Các nghiên cứu có liên quan đến LSNG

Một phần của tài liệu nghiên cứu kiến thức bản địa trong gây trồng và phát triển một số loài cây lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm vườn quốc gia tam đảo (Trang 29 - 145)

1.3.1 Nghiên cứu ở nước ngoài

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của LSNG, Hội nghị môi trƣờng và phát triển của Liên hợp quốc (UNCED), họp tại Rio de Janero năm 1992, đã thông qua Chƣơng trình nghị sự 21 và các nguyên tắc về rừng, đã xác định LSNG là một đối tƣợng quan trọng, một nguồn lợi môi trƣờng cho phát triển lâm nghiệp bền vững cần đƣợc chú nhiều hơn nữa. Từ đó đến nay, việc phát triển LSNG đƣợc các nhà khoa học bàn luận sôi nổi, cả trong lĩnh vực nghiên cứu l luận lẫn thực tiễn sản xuất từ việc phân tích và tổng luận các quan điểm, quan niệm của hàng loạt tác giả trên thế giới về LSNG, Đề tài hình thành nhận thức về LSNG nhƣ sau:

LSNG đã đƣợc ngƣời dân gây trồng, khai thác sử dụng cách đây hàng nghìn năm, đặc biệt ở một số nƣớc có nhiều rừng nhiệt đới nhƣ: Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Indonesia,… Theo Mendelsohn (1989) cho rằng hiện nay

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

các nhà khoa học, các nhà kinh doanh trên thế giới bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến nghiên cứu, gây trồng và phát triển LSNG gắn với bảo tồn và phát triển rừng. Đây cũng là mốc đánh dấu sự chuyển biến nhận thức về tầm quan trọng, vai trò của LSNG trong xã hội, nó đƣợc coi là nguồn tạo thu nhập quan trọng, vai trò của LSNG trong xã hội, nó đƣợc coi là nguồn tạo thu nhập quan trọng, nâng cao đời sống kinh tế, đảm bảo an ninh lƣơng thực, ổn định xã hội cho ngƣời dân miền núi, vừa góp phần vào quá trình bảo tồn và phát triển tài nguyên rừng.

Về sự cần thiết phát triển LSNG, các nghiên cứu chỉ ra rằng, hệ sinh thái rừng ẩm nhiệt đới là một hệ hoàn hảo và đầy đủ với khu hệ động thực vật phong phú và đa dạng vào bậc nhất trên hành tinh, làm cho nhiều nhà khoa học phải sững sờ và ngỡ ngàng. Đúng nhƣ Van Steenis (1956) đã viết: “Dưới con mắt của những nhà thực vật học ôn đới, những cây cỏ ở miền nhiệt đới được xem là những kỳ quan, những quái dị, những sinh vật sai quy cách mà đáng lẽ ra phải xem chúng như là những sinh vật bình thường, đại diện cho bộ phận to lớn của thế giới thực vật trên trái đất”. Vì vậy, việc tận dụng triệt để mọi tiềm năng của rừng nhiệt đới ẩm để kinh doanh toàn diện, lợi dụng tổng hợp, trong đó có kinh doanh và lợi dụng thực vật ngoài gỗ là hết sức cần thiết.

Dƣới đây là một số nghiên cứu điển hình theo các vấn đề khác nhau.

* Nghiên cứu về phân loại và bảo tồn LSNG

Công trình “Nghiên cứu về tre trúc” của Munro (1868) đƣợc coi là một trong những nghiên cứu về tre trúc đầu tiên (dẫn theo Đỗ Văn Bản, 2005) [1], [2]. Trong công tác này tác giả đã khái quát đƣợc một cách tổng quan về họ phụ tre trúc trên thế giới.

Khi nghiên cứu về “Các loại tre trúc” Gamble (1896) đã đề cập tƣơng đối chi tiết về phân bố, hình thái và một số đặc điểm sinh thái của 151 loài tre trúc (dẫn theo Đỗ Văn Bản, 2005) [1], [2] có ở các nƣớc Ấn Độ, Pakistan, Miến Điện, Malaysia và Indonesia.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

I.T. Haig, M.A Hubermen và U Aung Din de F.A.D (1963) [19] với công trình “Rừng tre nứa” đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái của tre trúc nứa Ấn Độ, Pakistan liên quan đến thổ nhƣỡng, khí hậu và một số biện pháp xử lý lâm học, tái sinh, khai thác.

S.Dransfield and E.A. Widjaja (1995) [47] đã tiến hành mô tả đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố, gây trồng, sử dụng cho 75 loài tre trúc thông dụng, có giá trị ở vùng Đông Nam Á.

Nhìn chung, các nghiên cứu phân loại hiện nay mới chỉ tập trung chủ yếu vào các loài LSNG có diện tích phân bố với số lƣợng lớn là Tre trúc, các nghiên cứu về Song mây và một số cây thuốc, cay lấy dầu nhựa,… hầu nhƣ chƣa đƣợc đề cập đến.

* Nghiên cứu về chọn giống và nhân giống

Zhou Fangchun (2000) [50] có đề cập đến nhân giống của một số loài tre trúc khác nhau ở Trung Quốc làm cơ sở cho việc gây trồng phát triển tre trúc.

Vũ Văn Dũng, Lê Huy Cƣờng (1996) [13] cho biết Malaysia bƣớc đầu đã nghiên cứu tạo giống mây bằng phƣơng pháp nuôi cây mô, đã tiến hành thí nghiệm trồng song mây dƣới tán các loại rừng với các mật độ khác nhau. Malaysia và Indonesia đã xây dựng rừng mây giống phục vụ cho gieo trồng trên quy mô lớn.

*. Nghiên cứu về kỹ thuật gây trồng

Xiao Jianghua (1996) [46] đã xác định những nhân tố ảnh hƣởng đến quá trình sinh măng, sinh trƣờng và phát triển của thân khí sinh là độ ẩm, nhiệt độ, dinh dƣỡng, cấu trúc rừng, biện pháp lâm sinh, sâu bệnh. Đây là những nhân tố cần phải đƣợc quan tâm khi áp dụng các biện pháp thâm canh tăng năng suất măng và thân khí sinh.

Zhou Fangchun (2000) [50] đã cho thấy nhiệt độ, lƣợng mƣa và độ ẩm có ảnh hƣởng khá rõ đến quá trình phát sinh, phát triển măng,… của nhiều

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

loài tre trúc khác nhau, đó là những cơ sở để áp dụng các biện pháp thâm canh nhằm thúc đẩy sinh măng trái vụ ở Trung Quốc.

Theo J.Dransfield và N.Manokaran, 1998 [16] việc trồng mây nếp đã phát triển trên quy mô lớn ở Trung Quốc, phổ biến là trồng theo phƣơng thức nông lâm kết hợp, trồng xen trong các khu rừng phục hồi và rừng trồng, cây non đƣợc trồng 1 hoặc 2 cây/cụm. Tại Quảng Đông, mây nếp đƣợc trồng thử nghiệm ở sƣờn đồi, thu hoạch vào năm thứ 7 cho năng suất khoảng 1,2 tấn/ha. Những năm gần đây, một số nhà khoa học đã nghiên cứu về đặc điểm sinh thái học, kỹ thuật gây trồng, chế biến và tổng kết đánh giá kết quả trồng một số loài LSNG có giá trị ở các nƣớc nhiệt đới nhƣ Việt Nam, Trung Quốc, Brazils,…. (Peter Zuidema, 2001;… Marinus J.A. Werger, 2000; FAO, 2000;…) Nhìn chung, việc nghiên cứu về phân loại, mô tả hình thái, sinh thái, công dụng, tầm quan trọng cũng nhƣ đánh giá các mô hình gây trồng và phát triển LSNG trên thế giới đã có nhiều kết quả. Các kết quả đều khẳng định việc gây trồng, phát triển, sử dụng hợp lý và bền vững thì LSNG sẽ có vai trò to lớn trong việc tạo thu nhập cho ngƣời dân miền núi, nhiều nơi còn làm nguồn thu nhập chính, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống, đảm bảo an ninh lƣơng thực, ổn định xã hội đồng thời đóng góp rất lớn trong quá trình bảo vệ và phát triển rừn

* Nghiên cứu giá trị kinh tế - xã hội của LSNG

Giá trị kinh tế - xã hội của LSNG thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau, từ cung cấp lƣơng thực,thực phẩm, vật liệu xây dựng, nguyên liệu thủ công mỹ nghệ, dƣợc phẩm, đến giải quyết công ăn việc làm, phát triển ngành nghề, bảo tồn và phát huy kiến thức bản địa, tôn tạo nét đẹp văn hóa, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhiều mặt cho ngƣời dân, đặc biệt là những dân nghèo (FAO, 1994; Sharma,1995).

Thông tin về các loài cho LSNG có giá trị kinh tế cao còn rất tản mạn và ít ỏi, nên chƣa phát huy đầy đủ các chức năng có lợi của LSNG. Đề LSNG

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đóng góp quan trọng vào sự phát triển miền núi hơn nữa, cần tập trung nghiên cứu xác định đặc điểm sinh thái học cũng nhƣ kỹ thuật gây trồng, chăm sóc, nuôi dƣỡng chúng gắn với quản lý rừng bền vững; đồng thời cần xây dựng và truyền bá những mô hình rừng trình diễn về cung cấp LSNG để ngƣời dân học tập và làm cơ sở cho chuyển giao công nghệ phát triển LSNG

* Nghiên cứu về thị trường LSNG

Các nghiên cứu chỉ ra rằng , mặc dù LSNG có giá trị to lớn , nhƣng nhiều ngƣời sản xuất LSNG lại thu đƣợc hiệu quả rất thấp là do sƣ̣ hạn chế trong việc tiếp cận thông tin thị trƣờng một cách có tổ chức hoặc thiếu những giải pháp kỹ thuật phù hợp để nâng cao chất lượng sản phẩm theo đòi hỏi của thị trường. Để góp phần giải quyết nhƣ̃ng vấn đề trên , vào năm 1992, chƣơng trình rừng, cây và con ngƣời (FTPP) đã phát triển các bản hƣỡng dẫn cho việc tạo ra các hệ thống thông tin thị trƣờng LSNG ở mức địa phƣơng và giới thiệu một số kinh nghiệm về kỹ thuật nuôi trồng , canh tác và phát triển thƣ̣c vật ngoài gỗ, nhƣ phát triển rƣ̀ng cung cấp dƣợc thảo ở Nepan , rƣ̀ng cung cấp cây họ dầu, Tanin, cau rƣ̀a ở vùng Amazon - Brazil, rƣ̀ng cung cấp song mây ở Malaixia.

* Các nghiên cứu khác

Trong quá trình nghiên cứu về lâm sản vùng nhiệt đới J.H. de Beer (1992) [48] chuyêngia lâm sản ngoài gỗ của FAO, L.S. de Padua, N. Bunyapraphatsar, R.H.M.J Lemmen (1999) [49] đã cho thấy giá trị to lớn của Thảo quả trong việc tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo cho ngƣời dân sinh sống ở vùng cao.

Từ những nhận thức về tầm quan trọng của LSNG, nên chúng đã đƣợc chú ý phát triển trong các chiến lƣợc phát triển ở nhiều Quốc gia nhƣ Trung quốc, Ấn Độ, Pêru, Indonesia,… và đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đã đƣợc thực hiện ở nhiều nƣớc đặc biệt là các nƣớc có nguồn tài nguyên rừng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nhiệt đới để làm cơ sở cho việc định hƣớng phát triển trong tƣơng lai. Tuy nhiên, các công trình tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực nhƣ phân loại LSNG, đánh giá vai trò, giá trị kinh tế, xã hội và môi trƣờng, công dụng, kỹ thuật gây trồng, thị trƣờng,…. nhƣ các công trình của Mendelsohn (1989); Heinzman (1990); Falconer (1993)… Đa số các công trình đều khẳng định LSNG có vai trò quan trọng, cung cấp thực phẩm, thuốc chữa bệnh, vật liệu xây dựng….. đồng thời là nguồn thu nhập lớn (khoảng 20 - 30% cơ cấu thu nhập) của các hộ gia đình miền núi ở các nƣớc này. Theo số liệu của FAO, ƣớc tính có khoảng 80% dân số trong các nƣớc đang phát triển sử dụng LSNG nhằm đáp ứng nhu cầu về sức khoẻ và dinh dƣỡng. Vài triệu hộ gia đình trên toàn thế giới sống nhờ vào các sản phẩm này để đáp ứng các tiêu dùng thiết yếu hàng ngày hay là tạo thu nhập. LSNG đƣợc những ngƣời thợ thủ công và nghệ nhân làng bản sử dụng trên khắp thế giới. Hiện nay, có ít nhất 150 loài LSNG đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực thƣơng mại quốc tế (mật ong, nấm, hƣơng liệu, sâm, dầu nhựa, song mây…), ƣớc tính tổng giá trị thƣơng mại quốc tế của LSNG hàng năm khoảng 5 - 11 tỷ USD (Mohammad Iqbal - 1993) International trade in NWFPs : an overview ).

Nhìn chung , nhƣ̃ng nghiên cƣ́u về LSNG trên thế giới đã cho thấy tiềm năng to lớn của LSNG ở các nƣớc nhiệt đới , đã khẳng định đƣợc vai trò quan trọng của LSNG trong đời sống kinh tế - xã hội nông thôn miền núi , coi đây là một trong những nhân tố triển vọng nhất cho bảo tồn và phát triển rƣ̀ng , góp phần giải quyết mục tiêu quản lý rừng bền vững của các nƣớc nhiệt đới

1.3.2. Nghiên cứu ở Việt Nam

Các tƣ liệu, tài liệu và các công trình nghiên cứu liên quan đến LSNG hiện nay phần lớn giới thiệu về sự đa dạng, khái niệm, phân loại, vai trò, giá trị sử dụng và kỹ thuật gây trồng cho một số loài cây LSNG chủ yếu, điển hình là một số công trình nghiên cứu phân theo các vấn đề sau đây:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

*. Nghiên cứu về phân loại và bảo tồn LSNG

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của LSNG, ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, Lecomte - một nhà nghiên cứu của Pháp đã đề cập, xác định đƣợc nhiều loài LSNG có giá trị trong cuốn “Thực vật chí đại cƣơng Đông Dƣơng” trong đó có ở Việt Nam.

Đỗ Tất Lợi (1977) [27] trong “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” - tái bản lần 3 có sửa đổi bổ sung đã mô tả nhiều loài cây LSNG làm thuốc, trong đó có nhiều bài thuốc hay từ những loài LSNG này.

Theo Vũ Văn Dũng và Lê Huy Cƣờng (1996) [13] tới nay Việt Nam đã thống kê đƣợc 5 chi và 30 loài cây song bao gồm: Chi mây nếp (Calamus) có 19 loài và 1 loài phụ; chi hèo (Daemonrops) có 4 loài; chi phƣớn (Korthalsia) có 2 loài; chi mây rúp (Myriapis) có 1 loài; chi song lá bạc (Plectocomia) có 2 loài và chim song voi (Plecomomiopsis) có 1 loài.

Vũ Văn Dũng và cộng sự (2002) [14], các tác giả đã đƣa ra định nghĩa, phân loại LSNG, giới thiệu về một số nhóm LSNG có giá trị ở Việt Nam, tổ chức và quản lý LSNG, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển LSNG,….

Theo Lê Viết Lâm và cộng sự (2005) [26] ở Việt Nam có thể có đến 200 loài tre trúc, bƣớc đầu xác định có 22 chi với 122 loài đã đƣợc giảm định tên, trong đó có rất nhiều loài có giá trị sử dụng và kinh tế cao cần đƣợc nghiên cứu phát triển. Tác giả đã giới thiệu 40 loài tre trúc thông dụng về phân bổ, đặc điểm hình thái, sinh thái và công dụng để làm cơ sở tham khảo cho nghiên cứu và sản xuất.

Nguyễn Hoàng Nghĩa (2006) [29] cũng đã mô tả đặc điểm hình thái, sinh thái phân bổ và công dụng của 194 loài tre ở Việt Nam và 3 giống: Bát độ, Điềm trúc và Tạp giao có xuất xứ từ Trung Quốc.

Năm 2006, Bộ NN&PTNT đã phê duyệt đề án “Bảo tồn và phát triển LSNG trong giai đoạn 2006 - 2020” [8]. Năm 2007, Bộ NN&PTNT tiếp tục phê duyệt Kế hoạch hành động bảo tồn và phát triển LSNG ở Việt Nam [9].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Triệu Văn Hùng cùng các tác giả khác (2007) [23], đã mô tả hình thái, phân bố, công dụng, kỹ thuật gây trồng, thu hoạch, chế biến và bảo quản của 299 loài LSNG. Trong đó phân ra thành 6 nhóm: Nhóm cây có sợi (35 loài tre nứa, 2 loài mây và 8 loài khác); Nhóm cây làm thực phẩm (40 loài cây ăn đƣợc, 12 loài nấm); Nhóm cây thuốc (76 loài); Nhóm cây cho dầu nhựa (60 loài); Nhóm Tanin, thuốc nhuộm (19 loài); Nhóm cây bóng mát (23 loài cây hoa, 13 loài cây cảnh, 11 loài cây cảnh và cây bóng mát thân gỗ).

* Nghiên cứu về chọn giống và nhân giống

Nhân giống Hồi bằng phƣơng pháp giâm hom với thuốc kích thích ra rễ là IBA (1%), hom lấy từ cây 2 tuổi có tỷ lệ ra rễ khá cao đạt từ 66 - 69%; Phƣơng pháp ghép nêm và ghép áp cho hồi cũng có tỷ lệ sống khá cao, sau 3 tháng đạt hơn 79%, sau 5 tháng còn gần 74% và sau 14 tháng có thể xuất vƣờn còn gần 46%. Tỷ lệ sống của cây ghép hầu nhƣ không phụ thuộc vào tuổi cây mẹ cho cành ghép mà phục thuộc rất rõ rệt vào từng dòng cây mẹ cho cành ghép. (Nguyễn Huy Sơn, Nguyễn Tuấn Hƣng - 2003) [23].

Xử lý bằng IBA (1%) trong thời kỳ đầu hè để giâm hom Quế đạt tỷ lệ ra rễ cao và sử dụng phƣơng pháp ghép nêm ngọn Quế cho tỷ lệ sống cao nhất so với ghép mắt và ghép cành (70 - 77%). (Phạm Văn Tuấn, 2005) [41]

Khi nghiên cứu chọn tạo giống Quế có năng suất tinh dầu cao Nguyễn Huy Sơn, Phạm Văn Tuấn (2006) [33] đã chọn đƣợc 122 cây trội theo các chỉ tiêu sinh trƣởng, 79 cây theo sinh trƣởng và hàm lƣợng tinh dầu, 45 cây theo cả sinh trƣởng, hàm lƣợng và chất lƣợng tinh dầu ở Yên Bái, Quảng Nam và Quảng Ngãi. Về nhân giống, đề tài cũng đã chỉ ra đƣợc tuổi cây lấy hom, giá thể và loại hom có ảnh hƣởng đến tỷ lệ ra rễ của hom, tốt nhất là lấy hom cành hay hom chồi vƣợt ở cây dƣới 7 năm tuổi, giâm hom trong giá thể cát vào đầu vụ hè là tốt nhất. Đối với ghép, đề tài cũng đƣa ra 3 phƣơng pháp nhƣng đạt hiệu quả cao nhất vẫn là ghép nêm ngọn, cành ghép tốt nhất là lấy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu nghiên cứu kiến thức bản địa trong gây trồng và phát triển một số loài cây lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm vườn quốc gia tam đảo (Trang 29 - 145)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)