Hai xã Hồ Sơn và Đại Đình liền kề với Vƣờn quốc gia Tam Đảo nên đất lâm nghiệp trƣớc đây đƣợc quy hoạch vào Vƣờn quốc gia trên cơ sở là đƣờng đồng mức 100m. Diện tích đất lâm nghiệp dƣới cốt 100 m so với mực nƣớc biển còn lại không nhiều gây ảnh hƣởng rất lớn đến đời sống của ngƣời dân. Nguồn thu từ lâm nghiệp của các hộ thuộc hai xã giảm rõ rệt, để sinh tồn nhiều hộ đã và đang tác động vào rừng cấm để khai thác lâm sản ngoài gỗ. Trên những diện tích vƣờn đồi còn lại, ngƣời dân đang trồng rừng và phát triển các cây nông nghiệp. Đất lâm nghiệp bị thu hồi, nguồn thu của ngƣời dân bị ảnh hƣởng và Vƣờn quốc gia chƣa có cơ chế hƣởng lợi thoả đáng nên ngƣời dân vùng đệm đã, đang và sẽ có những tác động tiêu cực vào rừng. Qua phỏng vấn trong các hộ gia đình có tới 80% số hộ cho rằng rừng là của Nhà nƣớc nên họ ít quan tâm đến việc quản lý và bảo vệ rừng. Để quản lý bảo vệ Vƣờn quốc gia Tam Đảo theo hƣớng bền vững, ngoài những hoạt động nhƣ khoán bảo vệ, khoán trồng rừng thì cần phải giúp họ phát triển kinh tế, trong đó có phát triển các loài cây LSNG trên cơ sở các kiến thức bản địa quý giá mà cộng đồng đang nắm giữ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.2.3.4. Canh tác vườn hộ
Vƣờn hộ hộ chủ yếu là vƣờn tạp nên hiệu quả kinh tế thấp, giống cây chủ yếu là cây địa phƣơng nhƣ Mít, Bƣởi, Hồng… phục vụ cho nhu cầu gia đình là chính, giá trị kinh tế không cao. Kết quả thống kê về năng suất và hiệu quả các loại cây ăn quả trong khu vực vƣờn hộ đƣợc tổng hợp trong bảng 3.2.
Bảng 3.4. Thống kê các loại cây trồng ăn quả Tên cây trồng Năng suất bình
quân/ha Ƣớc % bán ra thị trƣờng Giá bán (đồng) Vải 40 tạ/ha 50 3.000 - 4.000 Nhãn 40 tạ/ha 50 5.000 - 6.000 Hồng 55 tạ/ha 100 5.000 - 6.000 Xoài 20 kg/cây 80 6.500 - 7.500 Na 20 kg/cây 100 7.000 - 9.000
Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy, tại khu vực nghiên cứu cây ăn quả chƣa thực sự trở thành thế mạnh để có thể phát triển.
3.2.3.5. Chăn nuôi
Hầu hết các hộ trong xã đều chăn nuôi Trâu, Bò, Lợn, Gà…. Phƣơng thức chăn nuôi vẫn mang tính chất thả rông tự nhiên, thiếu đầu tƣ giống và phòng dịch nên gia súc phát triển chậm, hiệu quả đem lại chƣa cao.
Bảng 3.5. Thống kê các loại gia súc gia cầm ở 2 xã
TT Tên gia súc/gia cầm Đơn vị tính Số lƣợng Hồ Sơn Đại Đình
1 Trâu Con 609 397 212 2 Bò Con 688 382 306 3 Lợn Con 3.900 2500 1.400 4 Dê Con 16 0 16 5 Gia Cầm Con 47.650 22.650 25.000 6 Các loài khác Con 200 100 100
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Qua bảng 3.5 cho thấy, tổng đàn nuôi gia súc gia cầm có sự biến động theo từng loài. Các giống hiện có ở đây phần lớn là giống địa phƣơng tự cho phối giống nên năng suất chƣa cao, sản lƣợng thấp và chƣa trở thành nguồn thu đáng kể của các hộ gia đình. Điều đáng chú ý ở đây là diện tích mặt nƣớc trên địa bàn 2 xã nghiên cứu khá lớn, nhƣng chƣa đƣợc đƣa vào khai thác và sử dụng hết. Đây là một tiềm năng to lớn nếu biết khai thác và lợi dụng thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao.
3.2.4. Cơ sở hạ tầng
3.2.4.1. Hệ thống giao thông
Tổng chiều dài đƣờng giao thông ở xã Hồ Sơn là 14,7 km, chƣa kể các tuyến đƣờng do dân sự mở để nối các xóm với nhau. Xã Đại Đình đƣờng dân sinh là 9 km, đƣờng ô tô là 13 km với loại đƣờng chủ yếu là cấp phối. Các tuyến đƣờng bộ ở đây đã đƣợc làm từ lâu nhƣng chủ yếu là do ngƣời dân tự là nên chất lƣợng chƣa đƣợc đảm bảo, hàng năm không có điều kiện tu bổ nên bị xuống cấp nghiêm trọng, nhất là vào mùa mƣa, gây cản trở cho việc đi lại và vận chuyển nông, lâm sản của ngƣời dân.
3.2.4.2. Thuỷ lợi
Do đặc điểm địa hình chia cắt mạnh và đất canh tác nông nghiệp lại phân bố rải rác và manh mún nên trong khu vực chƣa có hệ thống kênh mƣơng kiên cố, nƣớc dùng cho sản xuất chủ yếu là nƣớc trời, nƣớc tự nhiên từ các sông suối, ao đập nhỏ. Đây là một khó khăn không nhỏ trong sản xuất nông nghiệp.
3.2.4.3. Hệ thống điện
Đƣợc sự đầu tƣ của Nhà nƣớc hiện nay ở các xã đã có điện lƣới quốc gia đến tận các xóm và các hộ phục vụ sản xuất và sinh hoạt.
3.2.4.4. Hệ thống bưu chính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.2.4.5. Hệ thống y tế
Các xã đều có trạm y tế nhƣng đội ngũ cán bộ y tế còn thiếu về số lƣợng và hạn chế về trình độ chuyên môn, trang thiết bị kỹ thuật còn rất nghèo nàn nên chỉ mới đáp ứng đƣợc yêu cầu khám, chữa các bệnh thông thƣờng. Tuy nhiên, vấn đề kế hoạch hoá gia đình đã đƣợc cán bộ xã và ngƣời dân hƣởng ứng tham gia cho nên đã hạn chế đƣợc tỷ lệ tăng dân số, các gia đình đã biết sử dụng muối Iốt trong các bữa ăn hàng ngày để phòng bệnh biếu cổ.
Bảng 3.6. Mạng lƣới nhân viên y tế
TT Tên xã Số lƣợng cán bộ Trình độ đào tạo
1 Hồ Sơn 5 1 bác sỹ, y sỹ 3, dƣợc tá 1
2 Đại Đình 4 3 y sỹ, 1 dƣợc tá 4
3.2.4.6. Giáo dục
Cả hai xã đều có trƣờng cấp 1 và cấp 2, các trƣờng đều có cơ sở vật chất tƣơng đối khang trang, hầu hết các trƣờng đều đƣợc xây kiên cố bằng vốn hỗ trợ của Nhà nƣớc, chất lƣợng đảm bảo. Đội ngũ giáo viên về trình độ không ngừng đƣợc nâng cao. Tuy nhiên, do đời sống khó khăn nên trẻ em đến trƣờng chỉ mới đạt 80 - 85%, hầu hết trẻ em mới học hết cấp một, bậc trung học cơ sở khoảng 60%, số theo học phổ thông trung học chỉ khoảng 10 -12% do hoàn cảnh gia đình khó khăn.
Bảng 3.7. Hiện trạng giáo dục
Tên xã Tên trƣờng và cấp học Số khối học Số học sinh Số giáo viên Hồ Sơn Mầm non 2 124 15 Tiểu học 5 195 24 Trung học 4 181 22 Đại Đình Mầm non 2 250 12 Tiểu học 5 285 26 Trung học 4 150 19
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu
3.3.1. Những thuận lợi
Là các xã vùng đệm vƣờn Quốc gia Tam Đảo nên hầu hết diện tích rừng đều thuộc vùng phòng hộ và đặc dụng đã và đang đƣợc Nhà nƣớc đầu tƣ và quan tâm để phát triển KT - XH. Rừng tự nhiên tuy nghèo kiệt nhƣng vẫn còn là nguồn tài nguyên qúy giá có thể khôi phục đƣợc.
Có rất nhiều các Dự án đƣợc đầu tƣ vào đây nhằm xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống của ngƣời dân nhƣ Dự án 135, 661…
Các xã đều có diện tích đất tự nhiên khá lớn, đất trống ở đây chủ yếu là đƣợc che phủ bởi tầng cây bụi và lau lách. Điều đó cho thấy các xã đều có lợi thế để phát triển lâm nghiệp.
Về trật tự an ninh, 2 xã không có tệ nạn xã hội nhƣ: Nghiện hút, mại dâm... Lực lƣợng lao động trong khu vực rất rồi dào và chủ yếu là lao động trẻ, cần cù và chịu khó.
Giao thông ở khu vực rất thuận lợi cả đƣờng thuỷ và đƣờng bộ. Từ trung tâm xã về thành phố khoảng 15km, đƣờng bộ ở đây chủ yếu là đƣờng nhựa thuận tiện cho các phƣơng tiện vận chuyển.
Nhân dân tin tƣởng vào đƣờng lối chính sách của Đảng và Nhà nƣớc, mọi quy định của địa phƣơng.
3.3.2. Khó khăn
Do trình độ dân trí thấp, chƣa thoát khỏi nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu tự cung tự cấp nên nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nƣớc thì đời sống ngƣời dân địa phƣơng vốn đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Mặc dù nguồn lao động dồi dào, chủ yếu là lao động trẻ, có nhiều thời gian nhàn rỗi, song phƣơng thức canh tác còn lạc hậu và trình độ khoa học kỹ thuật còn thấp kém nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật của nhân dân còn hạn chế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Địa phƣơng chƣa đào tạo đƣợc cán bộ để hƣớng dẫn nhân dân trong sản xuất nông lâm và chăn nuôi. Vốn đầu tƣ cho các hộ sản xuất chăn nuôi còn manh mún.
Bình quân đất nông nghiệp, đặc biệt là diện tích lúa nƣớc chiếm tỷ lệ rất thấp (khoảng 50m2). Đây là một thách thức rất lớn đối với một địa bàn mà dân cƣ sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp.
Địa hình có độ dốc lớn, đất đai thiếu nƣớc, kém mầu mỡ. Mặt khác chƣa có quy hoạch sử dụng đất đai hợp lý, việc giao khoán đất lâm nghiệp còn chƣa triệt để do vậy rừng vẫn bị khai thác dù đã đƣợc quản lý tốt hơn.
Đầu tƣ vào sản xuất còn chƣa cao, kỹ thuật canh tác còn lạc hậu nên việc sử dụng lao động còn lãng phí.
Trình độ của đội ngũ quản lý xã còn yếu về nghiệp vụ.
Đầu tƣ của Nhà nƣớc về quản lý bảo vệ phát triển tài nguyên rừng còn thấp chƣa thực sự tạo động lực để thu hút ngƣời dân tham gia, chƣa có cơ chế hƣởng lợi từ rừng thoả đáng.
Thiếu chuyên môn về phát triển các ngành nghề
3.3.3. Mức độ tác động vào Vườn quốc gia Tam Đảo
Dân cƣ vùng đệm giữ vai trò quan trọng và liên quan mật thiết đến sự suy giảm hay phát triển các hệ sinh thái rừng trong Vƣờn quốc gia Tam Đảo. Tại vùng nghiên cứu, mật độ dân số đông, diện tích canh tác ít, sản xuất chƣa phát triển. Vấn đề bức xúc hiện nay là thiếu công ăn việc làm, trình độ dân trí thấp, đời sống một bộ phận lớn dân cƣ còn gặp khó khăn tạo nên một sức ép rất lớn vào Vƣờn quốc gia Tam Đảo trên các mặt sau:
- Khai thác gỗ, củi, lâm sản: Việc khai thác gỗ, củi ở rừng đặc dụng Tam Đảo tuy bị cấm nghiêm ngặt, nhƣng việc chặt trộm gỗ, củi từ rừng Tam Đảo vẫn xảy ra thƣờng xuyên. Theo dự báo (Dự án qui hoạch sử dụng đất lâm nghiệp) của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ƣớc tính một ngƣời sử dụng 0,4 ster
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
củi/năm thì toàn dân vùng đệm Vƣờn quốc gia Tam Đảo sẽ sử dụng hết trên 60.000 ste củi/năm. Ngoài ra số củi trở thành hàng hoá bán cho các làng nghề thủ công, đốt gạch, ngói, vôi ƣớc tính hàng ngàn ste/năm. Phần lớn số củi này đƣợc lấy từ rừng Tam Đảo. Đây là nguyên nhân chính gây áp lực thƣờng xuyên lên tài nguyên rừng. Hiện nay chƣa có giải pháp thay thế chất đốt nào thật hiệu quả trong khu vực.
- Săn bắt động vật rừng: Các loài thú lớn (Lợn rừng, Hƣơu, Nai … ) ở Tam Đảo không có nhiều nên số lƣợng săn bắn cũng ít và không gặp thƣờng xuyên. Tuy nhiên, việc săn bắn chim thú nhỏ nhƣ: Chồn, Cầy, Sóc và các loài chim vẫn xảy ra thƣờng xuyên. Đặc biệt là côn trùng (các loài bƣớm có màu sắc đẹp và các loài thuộc bộ cánh cứng quí hiếm) số lƣợng bị bẫy bắt vẫn xảy ra theo mùa.
- Lấn chiếm đất rừng làm nƣơng rẫy: Do thiếu lƣơng thực một số hộ dân sống gần rừng lấn chiếm trái phép đất rừng làm nƣơng rẫy để trồng các loại cây lƣơng thực nhƣ: Ngô, Khoai, Sắn … Tuy đã đƣợc cán bộ kiểm lâm địa bàn và chính quyền địa phƣơng tuyên truyền, giáo dục, ngăn chặn và xử lý, song tình trạng này vẫn xảy ra. Hàng năm số diện tích phát nƣơng làm rẫy không nhiều, song đây là một nguyên nhân chính gây ra cháy rừng.
- Nạn thả giông gia súc: Do nhu cầu phát triển chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò, dê) ngày càng tăng về số lƣợng đàn và số lƣợng cá thể của nhân dân ven núi Tam Đảo. Trong khi đó, qui hoạch quĩ đất giành cho chăn thả hầu nhƣ không có. Số đàn gia súc này chủ yếu đƣợc thả giông vào khu phục hồi sinh thái Vƣờn quốc gia Tam Đảo. Vào mùa khô hanh trẻ em chăn trâu, bò thƣờng đốt rừng để lấy bãi chăn thả.
3.3.4. Một số định hướng cho giải quyết mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển
- Phối hợp với chính quyền địa phƣơng tổ chức tuyên truyền giáo dục cho nhân dân vùng đệm nhận thức rõ về trách nhiệm bảo vệ rừng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Tiến hành giao khoán bảo vệ rừng cho ngƣời dân vùng đệm, gắn trách nhiệm của họ với rừng và có mức chi trả tiền công thoả đáng.
- Xây dựng hạ tầng cơ sở nông thôn vùng đệm tạo điều kiện giúp ngƣời dân phát triển kinh tế đồng thời phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ rừng.
- Phối hợp với các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong và ngoài nƣớc thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội vùng đệm.
- Hƣớng dẫn ngƣời dân tham gia vào các chƣơng trình, dự án bảo tồn và sử dụng bền vững các loài cây có ích ở VQG Tam Đảo. Tổ chức tập huấn kỹ thuật thu hái, nhân giống một số loài cây LSNG tại Vƣờn gia đình.
- Thiết lập các mô hình trang trại trình diễn tại vùng đệm nhằm giới thiệu một số biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến nhằm cải tạo đất dốc, nghèo xấu bằng các loài cây cải tạo đất, làm thức ăn gia súc, cây bản địa cho quả tại địa phƣơng.
- Xây dựng các mô hình cải thiện sinh kế cho ngƣời dân vùng đệm thông qua các hoạt động nhƣ: xây dựng thƣ viện kỹ thuật, trồng cây lấy củi và cây ăn quả, tập huấn kỹ thuật ngành nghề, trồng rau sạch và rau đặc sản và cải tạo đàn gia súc, gia cầm...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả khảo sát các nhóm LSNG chính và định hƣớng phát triển
Dựa trên các nghiên cứu trƣớc đây về LSNG tại VQG Tam Đảo và kết quả tham vấn hiện trƣờng tại địa bàn nghiên cứu, đề tài đƣa ra những kết quả khảo sát đánh giá về các nhóm LSNG. Kết quả tập trung chủ yếu vào việc xác định các loài chính và khả năng phát triển trong vùng đệm và đƣa ra những định hƣớng cho nhân giống và gây trồng.
4.1.1. Cây thuốc
Cây thuốc đƣợc sử dụng vừa cho chăm sóc sức khoẻ của ngƣời dân địa phƣơng và buôn bán, trong đó nhóm ngƣời dân tộc Dao và Sán Dìu là những nhóm sử dụng nhiều nhất [1]. Nhìn chung, 74% số ngƣời thu hái hái cây thuốc để chữa bệnh cho bệnh nhân ngƣời địa phƣơng, trong khi những ngƣời thu hái còn lại tham gia buôn bán với các nhà buôn từ bên ngoài [1].
Tổng cộng, khoảng 300 loài cây thuốc đƣợc thu hái từ VQG Tam Đảo [1]. Nhìn chung một hộ gia đình cá nhân thu hái khoảng từ 1 đến 150 loài, với giá trị thu hái trung bình 10 loài bị thu hái/ hộ gia đình [1].
Hoạt động buôn bán cây thuốc nguyên liệu tại VQG Tam Đảo có thể chia thành hai loại: (1) buôn bán thông qua các thầy lang địa phƣơng; và (2) buôn bán thông qua những ngƣời thu hái và buôn bán địa phƣơng. Buôn bán thông qua thầy lang địa phƣơng thu hút sự tham gia của các thầy lang thôn bản và xã chữa nhiều loại bệnh khác nhau sử dụng cây thuốc địa phƣơng đƣợc thu hái từ VQG Tam Đảo. Những cây thuốc nguyên liệu đƣợc bán theo hai