- Chính sách về thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất:
2.2.1.6. Nguyên nhân của những kết quả huy động nguồn lực tài chính từ đất đai trên địa bàn Nam Định.
đất đai trên địa bàn Nam Định.
Sở dĩ có được những kết quả nói trên, trước hết có nguyên nhân khách quan là đất đai của Nam định nằm ở vị trí địa lý thuận lợi, có thành phố Nam Định (đô thị loại II) là trung tâm chính trị, văn hoá, kinh tế của tỉnh và là trung tâm của vùng Nam đồng bằng sông Hồng. Tỉnh Nam Định có tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua, đường bộ có tuyến đường cao tốc 1B, quốc lộ 21, quốc lộ 10 và nhiều tuyến tỉnh lộ, đường biển có 72 km, giao thông thuận lợi cho việc đi lại và giao lưu kinh tế. Chính lợi thế này đã tạo tiền đề để tỉnh có thể huy động được nguồn lực tài chính từ đất đai thông qua nhiều hình thức khác nhau và có điều kiện để thực hiện được một cách hiệu quả.
Nguyên nhân thứ hai góp phần làm nên những kết quả đó là việc quản lý sử dụng đất trên địa bàn tỉnh đã đi vào nề nếp theo đúng pháp luật và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, các trường hợp vi phạm pháp luật đất đai cơ bản đã được chặn đứng, tình trạng giao đất trái thẩm quyền, sử dụng sai mục đích cơ bản đã được chấm dứt.
Việc chuyển dịch cơ cấu giữa các loại đất diễn ra theo hướng hợp lý góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Trong 5 năm qua việc phát triển cơ sở hạ tầng, thành lập các khu, cụm công nghiệp, làng nghề đã được quan tâm chú trọng. Việc sử dụng đất nông nghiệp đã được chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hoá, bên cạnh đó việc khai hoang cải tạo đất chưa sử dụng vào sản xuất nông nghiệp được các cấp, các ngành và địa phương quan tâm chú trọng từ đó hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ngày càng được nâng cao.
Tỉnh đã nhanh nhạy, vận dụng sáng tạo những chính sách chung về quản lý đất đai và giải quyết quan hệ đất đai trên địa bàn. Nhiều chính sách do tỉnh xây dựng phản ánh kịp thời sự biến động của quan hệ đất đai và phù hợp với sự vận động của nền kinh tế thị trường nên đã tranh thủ được nguồn lực tài chính từ đất đai, động viên đáng kể nguồn thu vào ngân sách của tỉnh. Từ đó nâng cao khả năng đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội của Nam Định.
Sự gia tăng về số lượng các chủ thể đầu tư, sản xuất kinh doanh cũng như sự gia tăng về quy mô dân số và quá trình đô thị hoá trên địa bàn tỉnh đã thúc đẩy sự phát triển vượt bậc nhu cầu về sử dụng đất và nhà nên đã tạo tiền đề kinh tế - xã hội trực tiếp để Nam Định có thể huy động được nguồn lực tài chính từ đất đai thông qua những nỗ lực của mình trong việc cung ứng ra thị trường những hàng hoá được hình thành từ đất và trên đất. Đây là những kênh rất hữu hiệu để ra tăng quy mô các nguồn thu từ đất đai.
Tựu chung lại, có được những kết quả thành công trong những năm gần đây về huy động và sử dụng nguồn lực tài chính từ đất đai trên địa bàn tỉnh một mặt là tiền đề tạo bởi các yếu tố khách quan, nhưng mặt khác phải kể đến những nỗ lực và sự nhạy bén mang tính chủ quan của tỉnh trong vấn đề huy động và sử dụng nguồn lực tài chính từ đất đai, thực hiện lợi ích của đại diện chủ sở hữu về đất đai trong nền kinh tế thị trường.
* Kết quả sử dụng nguồn lực tài chính từ đất đai phục vụ phát triển kinh tế xã hội Nam Định những năm gần đây
Cùng với các nguồn thu của ngân sách, nguồn tài chính thu được từ đất đai đã cho phép tỉnh có thể gia tăng quy mô đầu tư phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Việc sử dụng nguồn lực tài chính từ đất đai trong những năm qua đang phát huy tác dụng rất tốt vai trò của nguồn lực này đối với tăng trưởng
kinh tế cũng như phát triển kết cấu hạ tầng. Thông qua những nguồn đầu tư cho các mục đích và chương trình cụ thể, nguồn lực tài chính từ đất đai phát huy tác dụng tích cực, trực tiếp trong nâng cao hiệu quả của chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi cho phát triển hạ tầng đô thị, cho đầu tư khu đô thị mới và giải phóng mặt bằng, phục vụ công tác tái định cư, chi phục vụ phát triển hạ tầng các khu công nghiệp và những mục tiêu đầu tư khác.
Bảng 2.3. Tình hình sử dụng nguồn lực tài chính từ đất đai phục vụ phát triển kinh tế xã hội Nam định.
Đơn vị tính:triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Dự toán năm 2010 Tổng chi NS 2.275.603 3.014.281 3.642.443 4.648.236 3.800.375 Chi ĐTPT 592.475 817.435 783.059 1.007.041 1.074.258 Trong đó: Chi từ nguồn thu từ đất 165.206 223.827 274.795 355.998 217.000 Tỷ trọng chi từ
nguồn thu đất/chi
ĐTPT (%) 28% 27% 35% 35% 20%
Nguồn: Sở Tài chính Nam Định.
Căn cứ vào kết quả bảng trên cho thấy, một trong những đóng góp quan trọng của nguồn lực tài chính từ đất đai là cho phép tăng quy mô chi đầu tư phát triển hàng năm của tỉnh. Đối chiếu với tổng số thu từ các hình thức huy động nguồn lực tài chính từ đất đai vào ngân sách tỉnh trong những năm qua ở trên, có thể thấy phần gia tăng chi tính riêng đối với nguồn lực tài chính từ đất đai trong những năm qua cho đầu tư phát triển trên địa bàn thành phố thường chiếm 7 - 8% tổng chi ngân sách, chiếm từ 30 - 35% trong tổng vốn chi cho đầu tư phát triển. Tỷ trọng này phản ánh ý nghĩa rất quan trọng của
nguồn lực tài chính từ đất đai đối với sự nghiệp phát triển.
Để phát huy hiệu quả đầu tư, tỉnh đã chú trọng đầu tư tập trung, theo mục tiêu và chương trình trọng điểm, đặc biệt là ưu tiên các dự án phát triển hạ tầng đô thị, các dự án thuộc công trình trọng điểm. Tính cụ thể việc sử dụng nguồn lực tài chính từ đất đai phục vụ các mục tiêu như: chi đầu tư giải phóng mặt bằng, chi đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị, chi đầu tư khu đô thị mới và nhà tái định cư, đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp cũng cho thấy phần tham gia của nguồn lực tài chính từ đất đai có quy mô gia tăng hàng năm.
Tỉnh đã chú trọng hơn trong công tác quy hoạch, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch đất đai, quy hoạch nông nghiệp, quy hoạch đô thị. Triển khai xây dựng các khu công nghiệp tập trung và cụm công nghiệp vừa và nhỏ, chuyển và di dời được nhiều doanh nghiệp vào khu, cụm công nghiệp gây ô nhiễm ra khỏi nội thành… nhằm sử dụng hợp lý và có hiệu quả đất đai trên địa bàn.
Ngoài ra, nguồn tài chính thu được từ bán đấu giá quyền sử dụng đất còn phục vụ việc đầu tư phát triển hệ thống nhà tái định cư, một lĩnh vực thể hiện khá rõ nét việc sử dụng trực tiếp nguồn lực tài chính từ đất đai, nhờ có nguồn thu từ đất đai tăng nên quy mô đầu tư cho hoạt động phát triển nhà tái định cư cũng gia tăng theo các năm.
Ngoài ra, nguồn thu từ đất đai góp phần cùng với các nguồn thu ngân sách từ thuế, phí, thu khác cho tỉnh đầu tư các dự án thuộc các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá thông tin, thể dục thể thao… tạo điều kiện nâng cao chất lượng phục vụ người dân trong tỉnh.
Cùng với việc tạo nguồn vốn cho chi đầu tư xây dựng các dự án lớn, quan trọng của tỉnh, thu từ đấu giá quyền sử dụng đất giúp các huyện, thành phố chủ động hơn trong việc tạo vốn cho ngân sách quận đầu tư các dự án
phát triển kinh tế - xã hội được phân cấp trên địa bàn huyện, thành phố. Nguồn vốn đầu tư phân cấp cho huyện, thành phố tăng cả về quy mô và tỷ trọng trong chi đầu tư, được ưu tiên cho các lĩnh vực quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, giải quyết kịp thời các vấn đề dân sinh bức xúc của địa phương: điện nông thôn, xoá phòng học cấp 4, đường làng, ngõ xóm...
Đối với các huyện có dự án, lợi ích đầu tiên mà địa phương thu được là có tiền sau khi hoàn trả kinh phí đầu tư từ ngân sách ứng trước, số còn lại được thực hiện yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đầu tư nâng cấp hạ tầng, điều mà trước đây chỉ hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách nhà nước, trong khi các khoản ngân sách này không phải bao giờ cũng đầy đủ và kịp thời.
Như vậy, việc sử dụng nguồn lực tài chính từ đất đai trên địa bàn tỉnh những năm qua đã đạt được những kết quả quan trọng. Kết quả này phản ánh tầm quan trọng của nguồn lực tài chính từ đất đai đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Có được những kết quả quan trọng đó của việc sử dụng nguồn lực tài chính từ đất đai như thế trước hết là dựa trên những nỗ lực của hoạt động huy động nguồn lực tài chính từ đất đai. Gia tăng hiệu quả huy động cũng là cơ sở cho việc gia tăng quy mô sử dụng nguồn tài chính phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Bên cạnh đó phải kể tới những nỗ lực quan trọng của tỉnh thông qua các chính sách và chủ trương về sử dụng nguồn lực tài chính để đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội. Ngoài ra là sự cùng tham gia phối hợp của nhiều cơ quan chức năng liên quan đến sử dụng ngân sách phục vụ phát triển.