Cải tiến công tác tổ chức bộ máy

Một phần của tài liệu huy động nguồn lực tài chính từ đất đai tại tỉnh nam định (Trang 101 - 107)

- Chính sách về thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất:

TỪ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH

3.2.4. Cải tiến công tác tổ chức bộ máy

Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, về hoạt động của thị trường bất động sản; Tổ chức quản lý đất đai phải đồng bộ hiệu quả, toàn diện, thống nhất từ Tỉnh đến các huyện, xã, phường để đảm bảo việc sử dụng quỹ đất đạt hiệu quả cao nhất.

Đội ngũ cán bộ hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của cơng tác quản lý do có sự mất cân đối về số lượng, chất lượng cũng như cơ cấu ngành nghề. Chính vì vậy, trong thời gian tới, cần tập trung hồn thiện cơng tác tổ chức và cán bộ. Cụ thể là:

* Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý với các nhiệm vụ sau:

- Rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai. Phân định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, từng cấp theo hướng không chồng chéo, tăng cường phân cấp cho cơ sở. Cần chú trọng việc nâng cao trách nhiệm và quyền hạn giải quyết các vấn đề này cho cấp xã, phường.

- Qui định rõ chế độ, trách nhiệm của từng tổ chức và người đứng đầu tổ chức trong công việc và trong quan hệ với các chủ sử dụng đất như hộ gia đình, cá doanh nghiệp và các tổ chức khác theo hướng:

+ Đối với một cơng việc thì chỉ do một đầu mối chịu trách nhiệm, nếu cần phối hợp với nhiều đơn vị thì phải có đơn vị đứng ra chịu trách nhiệm chính về thời gian, kết quả công việc.

Trong quản lý phải nghiên cứu thay dần biện pháp hành chính, khơng sử dụng biện pháp hành chính để giải quyết những giao dịch dân sự. Chính sách thuế và phí là cơng cụ điều tiết khối cung lẫn cầu và chống đầu cơ, các

công cụ này sẽ thay thế các công cụ quản lý hành chính như hiện nay.

Nhà nước cũng cần xây dựng cơ chế để bảo đảm thị trường quyền sử dụng và thị trường bất động sản liên thông với các thị trường có liên quan như tài chính, chứng khốn, xây dựng trong và ngồi nước. Xác định giá đất (thu tiền sử dụng đất) hiện nay mới chỉ căn cứ vào vị trí, điều kiện hạ tầng và mục đích sử dụng đất mà chưa tính đến yếu tố qui hoạch, kiến trúc, trong khi giá trị của một khu đất giao dịch trên thị trường phụ thuộc nhiều vào qui hoạch của khu đất đó.

Đối với cơng dân, cần thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp để hạn chế và ngăn ngừa các vi phạm pháp luật về đất: Tiến hành rà soát, điều chỉnh các qui định đảm bảo tính thống nhất, phù hợp, rõ ràng; hồn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đảm bảo mọi thửa đất đều có chủ sử dụng, cơng khai hóa các qui hoạch, qui định của Nhà nước để mọi người biết và thực hiện.

+ Các cơ quan địa chính cần xây dựng qui chế về giải quyết các công việc liên quan đến đất đai, cơ quan cấp trên phê duyệt, công bố công khai và thực hiện việc kiểm tra, giám sát.

- Xem xét sao để khắc phục mâu thuẫn giữa việc quản lý ngành và quản lý theo lãnh thổ. Chính quyền cấp thành phố quản lý đơ thị trong đó đặc biệt là quản lý đất đai, nhà cửa đơ thị. Quyền lực thì rất hạn chế, chỉ làm những cơng việc có tính chất giúp việc. Trong khi đó sở chun ngành thì lại có thẩm quyền quyết định, giải quyết cụ thể; vì thế có hiện tượng sở chun ngành q nhiều việc, gây trì trệ trong xử lý giải quyết các giao dịch đất đai, bỏ mất một chức năng chủ yếu là tham mưu xây dựng chính sách cho Ủy ban nhân dân tỉnh và huyện. Do đó, cần ban hành những qui định phân cấp thẩm quyền giữa tỉnh, sở chuyên ngành và thành phố.

từ tỉnh đến cơ sở. Thành lập chi cục quản lý đất đai và văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện, bởi mơ hình này mới có đủ điều kiện chỉ đạo và thực hiện các nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai một cách thống nhất, đồng bộ. Trong chi cục quản lý đất đai nên thành lập bộ phận theo dõi, đánh giá kinh tế đất để đề xuất phương án sử dụng hợp lý, hiệu quả, nhìn từ bình diện kinh tế nhằm khai thác tốt hơn nguồn lực đất đai cho phát triển. Đánh giá kinh tế đất còn là căn cứ khoa học cho việc đền bù giải phóng mặt bằng được cơng khai, minh bạch, dân chủ, đảm bảo tính cơng bằng và giải quyết hài hịa lợi ích giữa các bên liên quan. Đây cũng là căn cứ kinh tế quan trọng để thay đổi phương án đề xuất giá đất đền bù kiểu hành chính như hiện nay.

- Củng cố bộ máy quản lý đất đai cấp xã, phường: Xã, phường là nơi trực tiếp giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đô thị, theo dõi các biến động của quĩ đất. Cán bộ địa chính xã, phường là những người am hiểu sâu sắc các vấn đề quản lý và sử dụng đất đai trong trong quá khứ, hiện tại, các tâm tư nguyện vọng của người sử dụng đất; các trường hợp lấn chiếm đất đai, vi phạm pháp luật đất đai và các vụ việc tranh chấp về đất đai, cán bộ địa chính cơ sở cịn là những người đầu tiên xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình quản lý và sử dụng đất. Hiện nay đội ngũ cán bộ này còn quá mỏng, đào tạo khơng đúng chun ngành, trình độ năng lực hạn chế. Do vậy, trong thời gian tới, cần có những chính sách cụ thể với đội ngũ cán bộ địa chính cấp cơ sở để tiêu chuẩn hóa, nâng cao trình độ, năng lực chun mơn nghiệp vụ của họ để họ có khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp ở cơ sở, phổ biến và triển khai các chủ trương về đất đai, tham mưu cho chính quyền các cấp trong cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai. Mặt khác, cần thiết phải chuẩn bị đội ngũ cán bộ địa chính để tránh hụt hẫng cán bộ trong hoạt động của cả cơ quan địa chính. Chú trọng thực hiện trẻ hóa đội ngũ cán bộ để đảm bảo sự năng động, kịp thời hơn trong quản lý đất đai và nắm bắt các vấn đề khoa học, kỹ thuật hiện đại

về quản lý và bảo vệ đất đai. Muốn thực hiện được nội dung này, cần có chương trình đào tạo dài hạn kết hợp với đào tạo lại, đào tạo theo chuyên đề hay theo học những khóa tập huấn. Ngồi ra, thu hút đội ngũ cử nhân, kỹ sư là con em, về địa phương công tác cũng là một giải pháp quan trọng nhưng cần có chính sách phù hợp.

Tăng cường điều kiện vật chất cho công tác quản lý đất đô thị và cải tiến điều kiện làm việc cho cán bộ, cơng chức địa chính như: Các thiết bị đo đạc, xác định mốc địa giới, tọa độ, ứng dụng các thành tựu công nghệ hiện đại vào công tác quản lý đất đô thị cũng là những việc quan trọng cần làm.

Thực hiện nghiệm túc và triệt đẻ việc chống tiêu cực, tham nhũng trong huy động và sử dụng nguồn lực tài chính từ đất đai. Đồng thời xử lý nghiêm minh và công khai kết quả xử lý đối với các tổ chức, cá nhân trong việc sử dụng lãng phí nguồn lực tài chính từ đất đai.

3.2.5. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính thu được từ đất đai

phục vụ phát triển kinh tế xã hội Nam Định

Để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính do khai thác từ đất đai mà có cần thực hiện những giải pháp cụ thể sau đây:

Thứ nhất, cơng khai hố các thơng tin các chính sách về nguồn thu và

việc sử dụng nguồn lực tài chính thu được từ đất đai.

Thứ hai, đổi mới công tác phân bổ kế hoạch vốn đầu tư xây dựng theo

hướng đầu tư tập trung, có trọng điểm; hạn chế và tiến tới chấm dứt tình trạng phân bổ vốn dàn trải. Việc áp dụng những quy định về phân bổ ngân sách và sử dụng ngân sách của Nhà nước và của tỉnh đối với những nguồn tài chính huy động được từ đất đai cần được tn thủ đúng, tránh thất thốt, lãng phí. Nguồn thu tiền sử dụng đất của tỉnh và các địa phương phải được dành toàn bộ cho đầu tư xây dựng.

Thứ ba, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý vốn đầu tư:

Tăng cường quản lý xây dựng theo quy hoạch, các dự án đầu tư được duyệt phải phù hợp với quy hoạch.

Nghiên cứu, xây dựng và ban hành quy định phối hợp quản lý đầu tư xây dựng chung trên địa bàn.

Đổi mới công tác chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành trong công tác quản lý đầu tư và xây dựng theo hướng nghiên cứu rút gọn quy trình giải quyết tăng trách nhiệm các cơ quan chủ trì thẩm định;

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng. Tăng cường giám sát và quản lý những dự án được đầu tư từ nguồn ngân sách có được thơng qua huy động nguồn lực từ đất đai

KẾT LUẬN

Nguồn lực tài chính từ đất đai được xem như là một nguồn nội lực của Nam định cần được huy động, sử dụng hiệu quả để phục vụ phát triển kinh tế xã hội.

Việc huy động hiệu quả nguồn lực tài chính từ đất đai một mặt giúp giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích giữa đại diện chủ sở hữu với chủ thể sử dụng đất trong nền kinh tế thị trường. Mặt khác, nguồn lực tài chính thu được từ đất đai thơng qua nhiều hình thức huy động khác nhau sẽ giúp tỉnh nâng cao được năng lực đầu tư phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong tương lai, nhất là đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, một lĩnh vực vốn đòi hỏi những nguồn đầu tư khổng lồ.

Trong những năm qua mặc dù đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong việc huy động nguồn lực tài chính từ đất đai cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà, nhưng việc huy động nguồn lực tài chính từ đất đai trên địa bàn tỉnh cũng còn hạn chế chưa khai thác hết tiềm năng. Những hạn chế này cần được khắc phục với hệ thống các giải pháp cả về cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện. Những giải pháp cần được thực hiện một cách đồng bộ và có sự chỉ đạo, điều hành của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh và có sự phối kết hợp của các ngành, các huyện, thành phố, các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn tinh, thì nhất định đạt được những kết quả tốt đẹp, phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá tỉnh Nam định.

Một phần của tài liệu huy động nguồn lực tài chính từ đất đai tại tỉnh nam định (Trang 101 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w