Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Nam Định giai đoạn 2010 đến năm

Một phần của tài liệu huy động nguồn lực tài chính từ đất đai tại tỉnh nam định (Trang 77 - 85)

- Chính sách về thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất:

TỪ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH

3.1.1. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Nam Định giai đoạn 2010 đến năm

năm 2015

Nam Định có thuận lợi vừa được kế thừa những thành quả phát triển của quá trình đổi mới và kế hoạch 5 năm 2006-2010, có khả năng phát huy được những kinh nghiệm đã tích luỹ trong khai thác các nguồn lực, trong chỉ đạo điều hành phát triển, trong đổi mới quản lý kinh tế - xã hội, vừa có thể tận dụng được những cơ hội mới mà sự phát triển trong nước và quốc tế đem lại.

Căn cứ vào các định hướng nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng đến năm 2015 của Trung ương; các Nghị quyết của Bộ Chính trị số 54-NQ/TW; Quyết định 109/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh Nam Định lần thứ XVIII,…), kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2010-2015 của Nam định được xác định như sau:

Mục tiêu tổng quát phát triển đến năm 2015

Nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực của hệ thống chính trị. Tích cực huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, coi trọng phát huy nội lực đất đai, văn hoá giáo dục và lợi thế về phát triển công nghiệp, nông nghiệp, kinh tế biển để tạo bước phát triển mới, nhanh, mạnh và vững chắc về kinh tế - xã hội. Đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, đơ thị hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, trọng tâm là cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp và xây dựng nông thơn mới. Tiếp tục củng cố và hồn thiện quan hệ

sản xuất; phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội - môi trường bền vững; thực hiện dân chủ và công bằng xã hội. Chăm lo nâng cao đời sống của nhân dân. Củng cố khối đại đoàn kết và đồng thuận xã hội. Tăng cường tiềm lực quốc phịng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội. Phát huy sức mạnh tổng hợp của Đảng bộ và nhân dân, chủ động nắm bắt và tạo dựng thời cơ, phấn đấu rút ngắn khoảng cách về phát triển kinh tế so với tốc độ, trình độ chung của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ. Sớm xây dựng thành phố Nam định trở thành đô thị loại I, Trung tâm của vùng Nam đồng bằng sông Hồng.

Một số chỉ tiêu phát triển chủ yếu đến năm 2015 và tầm nhìn 2020 1- Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2010-2015 tăng bình quân 12-13% năm và khoảng 14% năm giai đoạn 2016 - 2020.

Trong đó:

- Giá trị sản xuất nơng, lâm, thuỷ sản tăng bình qn 2-2,5%/năm + Sản lượng lương thực hàng năm 920 nghìn tấn;

+ Giá trị sản phẩm trên một ha canh tác đến năm 2015 đạt 85-90 triệu đồng;

+ Sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2015 đạt 140-145 nghìn tấn; + Sản lượng thuỷ sản đến năm 2015 đạt 100-110 nghìn tấn;

- Giá trị sản xuất cơng nghiệp tăng bình quân 22-23% năm; - Giá trị các ngành dịch vụ tăng bình quân 10-11% năm;

2- GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt khoảng 33-34 triệu đồng và khoảng 53 triệu đồng năm 2020.

3- Cơ cấu kinh tế đến năm 2015:

+ Nông, lâm, ngư nghiệp: 26,0% + Công nghiệp, xây dựng: 39,5%

+ Dịch vụ: 34,5%

8%; công nghiệp, xây dựng đạt khoảng 54% và dịch vụ ở mức khoảng 38%. 4- Tổng giá trị hàng xuất khẩu trên địa bàn năm 2015 đạt 400-420 triệu USD.

5- Tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bình quân hàng năm tăng 15-17%. 6- Thu ngân sách từ kinh tế địa phương năm 2015 đạt 2.200- 2.300 tỷ đồng. 7- Tỷ lệ giảm sinh hàng năm 0,15-0,2%.

8- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến 2015 đạt 60% trên tổng số lao động. 9- Tỷ lệ hộ nghèo giảm đến năm 2015 còn 3%.

10- Xây dựng hệ thống chính trị :

- Tỷ lệ tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh hàng năm : 93-94%. - Tỷ lệ đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ hàng năm: 90-92%. - Tỷ lệ chính quyền cơ sở vững mạnh : 85%.

Định hướng phát triển, nhiệm vụ trọng tâm của các ngành và lĩnh vực kinh tế- xã hội

1- Tiếp tục đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố nông nghiệp, nông thôn; phát triển tồn diện ngành nơng nghiệp sản xuất hàng hố theo hướng hiện đại, bền vững và hiệu quả. Bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực đi đôi với việc phát triển nhanh một số giống lúa, cây cơng nghiệp, rau, cây vụ đơng có chất lượng cao có khả năng tiêu thụ tốt và xuất khẩu. Tiếp tục mở rộng, phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung, quy mô vừa và nhỏ, chất lượng sản phẩm tốt. Đẩy mạnh phát triển thuỷ sản ở vùng nội đồng và ven biển, chú trọng cả nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và dịch vụ nghề cá, trọng tâm là nuôi trồng và chế biến thuỷ hải sản. Đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi, thuỷ nông phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất và có tính tới các tác động của biến đổi khí hậu. Phát triển các làng nghề, tiểu thủ công nghiệp ở nơng thơn, mở rộng nghề hiện có, mở thêm nghề mới. Đẩy nhanh quá trình xây dựng nơng thơn mới, phấn đấu

đến năm 2015 có 30- 40%, năm 2020 có 60- 70% số xã đạt tiêu chí nơng thơn mới của quốc gia.

2- Tập trung đầu tư, phát triển đưa công nghiệp trở thành ngành kinh tế chủ lực, góp phần chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu thu ngân sách; gắn kết với phát triển nơng nghiệp và phục vụ có hiệu quả cơng nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp và nơng thơn. Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp động lực, cơng nghiệp cơng nghệ cao để có sản phẩm có giá trị gia tăng cao đồng thời phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp thu hút nhiều lao động để thúc đẩy phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và giải quyết việc làm nhất là ở khu vực nông thôn. Tập trung ưu tiên các ngành cơng nghiệp chủ yếu sau:

- Cơ khí chế tạo, điện, điện tử, gia công kim loại; - Dệt, may;

- Chế biến lương thực, thực phẩm, đồ uống; - Công nghiệp vật liệu xây dựng;

Khuyến khích hình thành một số cơ sở sản xuất phần cứng, phần mềm máy tính, thiết bị thơng tin. Đầu tư chiều sâu, phấn đấu đưa Nam Định trở thành trung tâm nghiên cứu, sản xuất thuốc chữa bệnh của cả nước.

Đẩy mạnh xây dựng hạ tầng và thu hút các dự án sản xuất vào các khu, cụm cơng nghiệp đã được quy hoạch, hình thành một số khu cơng nghiệp cơng nghệ cao. Củng cố và phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.

3. Tiếp tục thúc đẩy các ngành, lĩnh vực dịch vụ phát triển, phục vụ tốt cho sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống theo hướng hiện đại văn minh. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ. Từng bước xây dựng một số trung tâm thương mại, siêu thị, khu giải trí tổng hợp hiện đại với quy mơ phù hợp. Phát triển mạng lưới chợ nhất là các chợ đầu mối.

qua chế biến có lợi thế như: thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản, dệt may, thủ công mỹ nghệ... Củng cố các thị trường truyền thơng, tích cực mở rộng thị trường mới. Khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch, hình thành và ổn định các tua du lịch trong tỉnh và liên tỉnh có lợi thế về du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tâm linh, văn hóa… Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng các khu du lịch trọng điểm: Khu du lịch văn hoá đền Trần, Phủ Giầy, các khu du lịch biển Quất Lâm, Thịnh Long.

4. Huy động tối đa và quản lý chặt chẽ các nguồn thu ngân sách, các nguồn vốn cho đầu tư và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước, bảo đảm thu đúng, thu đủ đồng thời chú trọng nuôi dưỡng, phát triển các nguồn thu, tạo các nguồn thu lớn, ổn định. Bố trí, cân đối ngân sách phù hợp, phục vụ hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, tập trung nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng và giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc. Tiếp tục mở rộng mạng lưới và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống ngân hàng trên địa bàn chú trọng địa bàn nông thôn.

5. Coi trọng, phát huy thế mạnh về văn hóa, giáo dục. Đẩy mạnh chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm; nâng cao chất lượng bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, bảo đảm anh sinh xã hội.

- Tiếp tục kế thừa, phát huy truyền thống văn hóa, dân tộc và quê hương Nam Định. Mở rộng và nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, các hoạt động nhân đạo, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng cộng đồng. Phấn đấu đến năm 2015 có: 80% gia đình, 60% làng, khu dân cư đạt tiêu chuẩn văn hóa, 80% số cơ quan, trường học, trạm y tế đạt tiêu chuẩn nếp sống văn hóa, các thơn, xóm có nhà văn hóa, điểm văn hóa.

trong trường học, đồng thời phát triển các mơn thể thao có truyền thống lợi thế của tỉnh.

Hiện đại hóa mạng lưới thơng tin đại chúng; nâng cao chất lượng báo chí phát thanh, truyền hình, thực hiện tốt chức năng định hướng thông tin. Phát triển mạng lưới truyền thanh cấp huyện, xã.

- Giữ vững thành tích, nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện ở tất cả các cấp học, chú trọng công tác phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng học sinh giỏi. Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện. Phấn đấu đến năm 2015 đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học; có 60% trường mầm non, 60% trường trung học cơ sở và 70% trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia.

Mở rộng hợp lý hệ thống các trường đại học, cao đẳng.

Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, phát triển các hoạt động, hình thức khuyến học, khuyến tài, các trung tâm học tập cộng đồng.

- Thực hiện tốt cơng tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, đáp ứng cơ bản nhu cầu các dịch vụ y tế của nhân dân. Phấn đấu đến năm 2015 có 6,9 bác sỹ và 25,5 giường bệnh trên 1 vạn dân, 100% trạm y tế có bác sỹ.

Thực hiện có hiệu quả cơng tác dân số và kế hoạch hóa gia đình, duy trì tỷ lệ giảm sinh hàng năm 0,15‰ - 0,2‰.

- Khuyến khích phát triển mọi thành phần kinh tế để giải quyết việc làm. Phấn đấu hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 25-30 nghìn lao động. Thực hiện có hiệu quả Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Tăng cường xuất khẩu lao động, hàng năm có khoảng 3-5 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài.

- Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách xã hội. Quan tâm chăm lo các gia đình thương binh, liệt sỹ, có cơng với nước, người nghèo và trẻ em. Đẩy mạnh các phong trào đền ơn đáp nghĩa, nhân đạo từ thiện và xây dựng

cộng đồng.

6. Phát triển khoa học, công nghệ phục vụ phát triển kinh tế- xã hội. Tập trung nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất và đời sống, trong đó chú trọng các ngành nơng- lâm- ngư nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, công nghiệp công nghệ cao…

Phát triển nguồn nhân lực khoa học và cơng nghệ có chất lượng cao có cơ cấu trình độ, chun mơn phù hợp.

7. Sử dụng hợp lý, hiệu quả tài ngun; tích cực bảo vệ mơi trường sinh thái.

Phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ tài nguyên môi trường.

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên. Phấn đấu đến năm 2015 đạt tỷ lệ 96% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh.

8. Tập trung cải tạo, nâng cấp, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Huy động tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ ngân sách Nhà nước và các thành phần kinh tế để đẩy mạnh đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng then chốt theo hướng hiện đại, chú trọng khu vực nông thơn và địa bàn khó khăn. Xác định đúng cơ cấu đầu tư. Phân bổ hợp lý các nguồn vốn đầu tư theo định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội và địa bàn. Ưu tiên sử dụng các nguồn vốn ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh và nguồn vốn hỗ trợ phát triển ODA để đầu tư các cơng trình quan trọng, đầu mối trong các lĩnh vực : giao thông, thuỷ lợi, cấp điện, cấp thốt nước, đơ thị, y tế, giáo dục...

Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích các thành phần kinh tế và đóng góp của nhân dân đầu tư các cơng trình giao thơng, xử lý chất thải, các cơng trình phúc lợi cơng cộng ở khu vực nơng thôn. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư.

Nam Định, vùng kinh tế biển trở thành các vùng kinh tế động lực, vùng sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững, tạo thế ổn định cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Vùng công nghiệp – dich vụ thành phố Nam Định:

Đầu tư toàn diện, chuẩn bị các điều kiện để nâng cấp thành phố Nam Định lên đô thị loại I trực thuộc tỉnh trước năm 2015, sớm trở thành Trung tâm Nam đồng bằng sông Hồng theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Tiếp tục nghiên cứu, ban hành một số cơ chế chính sách đặc thù phát triển thành phố.

- Vùng kinh tế biển:

Xúc tiến đầu tư hình thành khu kinh tế - đơ thị tổng hợp Ninh Cơ với các dự án trọng điểm: Cảng tổng hợp, nhà máy nhiệt điện 2.400 Mw, khu cơng nghiệp đóng tàu, chế biến thủy sản, khu đơ thị mới, dịch vụ dầu khí...

Đầu tư phát triển nuôi trồng và chế biến thủy hải sản, dịch vụ và hậu cần nghề cá, hạ tầng các khu du lịch biển, sinh thái Quất Lâm, Thịnh Long và Vườn Quốc gia Xuân Thủy.

Chuẩn bị các điều kiện nâng cấp một số đô thị trong vùng theo định hướng tại Quyết định số 87/2008/QĐ-TTg ngày 03/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020.

- Vùng sản xuất nông nghiệp:

Tiếp tục phát triển tồn diện ngành nơng nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, thâm canh, chuyên canh và từng bước áp dụng công nghệ cao. Mở rộng các cơ sở chế biến nông sản, thực phẩm; phát triển các cụm công nghiệp làng nghề để giải quyết việc làm, tạo điều kiện tích tụ ruộng đất cho sản xuất lớn.

cộng nội vùng. Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng các thị trấn, thị tứ.

10. Tiếp tục củng cố, hoàn thiện từng bước quan hệ sản xuất phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thúc đẩy các hợp tác xã chuyển đổi theo luật có hiệu quả. Thực hiện đúng chức năng quản lý nhà nước của chính quyền và chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của hợp tác xã. Khuyến khích và tạo điều kiện để kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân phát triển.

Một phần của tài liệu huy động nguồn lực tài chính từ đất đai tại tỉnh nam định (Trang 77 - 85)