Vai trò của nguồn lực tài chính huy động từ đất đai đối với phát triển kinh tế xã hội và của tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu huy động nguồn lực tài chính từ đất đai tại tỉnh nam định (Trang 27 - 32)

triển kinh tế - xã hội và của tỉnh Nam Định

Vai trị của đất đai có thể được xem xét dưới nhiều góc độ: kinh tế, văn hố, xã hội, giáo dục, tinh thần. Luận văn này nghiên cứu đất đai dưới góc độ là nguồn lực tài chính, do vậy mục tiêu chủ yếu và cơ bản là sử dụng đất đai phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Nam định.

Một là: Nguồn lực tài chính từ đất đai phản ánh kết quả của việc thực hiện lợi ích kinh tế của chủ sở hữu đất đai trên địa bàn.

Nhà nước là chủ thể duy nhất có khả năng làm đại diện cho toàn dân nắm quyền sở hữu về đất đai. Với vị trí đó, Nhà nước nhất thiết phải thực hiện được lợi ích kinh tế từ quyền sở hữu đó. Việc động viên các nguồn tài chính từ đất thông qua quan hệ giữa Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu với các chủ thể khác trong xã hội thực chất là Nhà nước thực hiện lợi ích của mình.

Quyền sở hữu về đất đai chỉ thực sự có ý nghĩa khi quyền đó đem lại lợi ích kinh tế thực cho chủ sở hữu. Lợi ích kinh tế thực được biểu hiện thành những nguồn tiền mà Nhà nước huy động được trên đất thông qua việc giao cho các chủ thể trong nền kinh tế sử dụng đất.

Lợi ích kinh tế mà tỉnh với tư cách là đại diện nhân dân về sở hữu đất đai thu được thông qua quyền sở hữu phản ánh lợi ích của nhân dân lao động.

Nguồn lực đó sẽ được tập trung và phục vụ lợi ích của số đơng. Điều đó khác hẳn về bản chất với việc thực hiện lợi ích của chủ thể sở hữu đất đai trong các nước Tư bản. Trong các nước tư bản, nguồn lực tài chính từ đất đai thuộc về số ít những người sở hữu tư nhân về đất đai. Tuy nhiên cần phải nhấn mạnh thêm rằng, trên thực tế lợi ích đó được sử dụng như thế nào lại là một chủ đề khác. Về mặt nguyên lý, chế độ sở hữu đất đai của nước ta là không thừa nhận đất đai thuộc sở hữu tư nhân cho nên lợi ích từ nguồn lực tài chính từ đất đai mà chủ thể sở hữu khai thác được phải phục vụ cho lợi ích của nhân dân.

Hai là, nguồn lực tài chính từ đất đai góp phần làm tăng quy mơ ngân sách, từ đó tham gia tích cực vào việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế cũng như kết cấu hạ tầng xã hội.

Để có thể thực hiện tốt được vai trị kinh tế của mình, Nhà nước nói chung trước hết cần phải có nguồn lực tài chính. Muốn vậy, cần phải huy động trong nội bộ nền kinh tế. Tuy nhiên, không phải cứ gia tăng tỷ lệ huy động nguồn thu cho ngân sách là tốt, trái lại, nhiều khi gia tăng sự nỗ lực tận dụng nguồn thu lại có thể gây ra hiện tượng bóp nghẹt hay hạn chế sự năng động, phát triển của các chủ thể trong nền kinh tế.

Với ý nghĩa đó, nguồn lực tài chính từ đất đai là một thành tố quan trọng trong hệ thống các nguồn lực tài chính có thể huy động vào ngân sách, từ đó góp phần vào tạo nguồn vốn cho việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Ba là: Nguồn lực tài chính từ đất đai góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai trên địa bàn.

Việc phát huy vai trị này của nguồn lực tài chính từ đất đai thể hiện ở khía cạnh khi các chủ thể sử dụng đất phải có trách nhiệm thực thi nghĩa vụ tài chính đối với chủ sở hữu.

Khi đó, việc thực hiện nguồn lực tài chính từ đất đai của chủ sở hữu sẽ có tác dụng địn bẩy lợi ích kinh tế thúc đẩy kích thích các chủ thể sử dụng đất hiệu quả hơn. Cho dù không muốn, các chủ thể vẫn phải không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng đất để một mặt thực hiện được lợi ích của mình từ việc sử dụng đó, mặt khác phải có một nguồn lực đủ để thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với chủ thể sở hữu.

Trong lý luận về địa tô, C.Mác đã phân tích rất sâu sắc ý nghĩa của việc sử dụng hiệu quả đất đai đi thuê của các nhà tư bản kinh doanh nơng nghiệp. Khi đó, để có thể thu được lợi ích của mình từ hoạt động kinh doanh nơng nghiệp nhà tư bản ít nhất cũng phải thu được lợi nhuận bình quân, phần giá trị thặng dư dơi ra ngồi lợi nhuận bình quân là phần nộp cho địa chủ dưới dạng địa tô.

Vận dụng phân tích trên đây của C.Mác vào trong điều kiện nền kinh tế nước ta và cụ thể đối với Nam định có thể cho thấy, việc huy động nguồn lực tài chính từ các chủ thể sử dụng đất là cần thiết, phù hợp với tính quy luật trong nền kinh tế thị trường, rằng các nguồn lực phục vụ cho sản xuất cần phải được thông qua thị trường. Không nên cấp không đất cho các chủ thể mà khơng có sự kiểm sốt về mặt tài chính. Việc kiểm soát người được quyền sử dụng đất thơng qua địn bẩy tài chính là cơng cụ kiểm sốt mang tính kinh tế và phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường hơn cả. Mọi mệnh lệnh hành chính bất chấp quy luật kinh tế tất yếu sẽ bị đào thải và thường không đem lại hiệu quả cả trong ngắn hạn và dài hạn.

Với ý nghĩa đó, việc thực hiện nguồn lực tài chính từ đất đai khơng những có ý nghĩa rất quan trọng đối với chủ thể sở hữu đất mà ngay cả đối với các chủ thể sử dụng ruộng đất. Suy cho cùng, đất đai tự thân nó khơng nảy sinh ra nguồn lực tài chính, thực chất nguồn lực đó là sự vận động và có được từ trong các mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể trong nền kinh tế mà

đất đai là điều kiện cho quá trình đó. Xét về ý nghĩa này thì đất đai cũng có vai trị giống như các nguồn lực khác. Tuy nhiên, nguồn lực tài chính từ đất đai có tác động tích cực hai mặt, đối với cả người sở hữu và người sử dụng. Thơng qua quan hệ tài chính đất đai trở nên có chủ. Khi đã có chủ, đất đai sẽ được sử dụng hiệu quả hơn. Vì chủ sở hữu hay chủ sử dụng đều cần phải quan tâm đến lợi ích của mình.

Bốn là, Nguồn lực tài chính từ đất đai sẽ góp phần vào việc điều tiết thị trường bất động sản.

Nguồn lực tài chính thu được từ đất đai, như đã chỉ ra, góp phần vào việc cung cấp nguồn lực tài chính cho các hoạt động của Nhà nước, trong quá trình cung cấp các dịch vụ cơng cho xã hội, trong đó có hoạt động quản lý nhà nước về thị trường bất động sản. Với ý nghĩa như vậy, nguồn lực tài chính gián tiếp góp phần vào quá trình làm cho thị trường bất động sản vận hành có trật tự hơn.

Một trong những hình thái thị trường quan trọng trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cần được điều tiết một cách hiệu quả đồng thời phải tích cực hồn thiện thể chế cho nó hoạt động là thị trường bất động sản. Khơng giống với các hình thái thể chế thị trường khác, thị trường bất động sản có vai trị quan trọng đối với cả nhu cầu cho sản xuất và nhu cầu tư liệu tiêu dùng. Trong xã hội, mọi cá nhân đều muốn có một địa điểm thuận lợi cho hoạt động sinh tồn của mình, thơng thường đó là các nơi để cư trú. Trong nền kinh tế bao cấp trước đây, nhà ở được phân phối trực tiếp đến người sử dụng nếu đó là cán bộ công chức nhà nước. Tuy nhiên trong cơ chế kinh tế thị trường, để có được nhà ở người ta cần phải thơng qua thị trường. Đối với các chủ thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đất đai gắn liền với nhu cầu về mặt bằng hoặc tư liệu cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Với ý nghĩa đó, đất đai nói riêng và bất động sản nói chung là một trong những

thành tố có vai trị đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, mặc dù ngày nay nhiều người cho rằng tri thức mới là nguồn lực quan trọng nhất. Điều đó đúng, song đối với một nước có trình độ nền kinh tế thấp như Việt Nam thì đất đai vẫn là một trong những nguồn lực quan trọng hàng đầu.

Tuy vậy, trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, để thỏa mãn nhu cầu của mình, các chủ thể phải thực hiện thông qua thị trường. Với tính chất đặc biệt của nó, thị trường bất động sản ln chứa đựng những thông tin không cân xứng vì xuất hiện nhiều hiện tượng đầu cơ đất đai. Để hạn chế được những hiện tượng đầu cơ hoặc các nhân tố gây méo mó quan hệ thị trường, giúp cho thị trường bất động sản vận hành lành mạnh thì giải pháp tốt nhất là cơng khai hóa thơng tin về giá đất, thơng tin về mức thuế, phí, mà các chủ thể tham gia thị trường phải có nghĩa vụ phải thực thi đối với người đại diện chủ sở hữu đất đai. Muốn cơng khai hóa được thơng tin thì phải có chi phí cho hoạt động như vậy. Nguồn lực tài chính từ đất đai sẽ góp phần vào cung cấp nguồn kinh phí cho các hoạt động đó. Thơng qua đó, nguồn lực tài chính góp phần vào việc điều tiết thị trường bất động sản trong nền kinh tế nước ta hiện nay.

Năm là: quyền sử dụng đất có thể giúp các chủ thể, nhất là các doanh nghiệp trên địa bàn có thể nâng cao được quy mơ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Quyền sử dụng đất là tài sản có giá trị sử dụng làm tài sản thế chấp tại các tổ chức tín dụng để vay vốn. Với đặc điểm riêng của tài sản đất, khi là tài sản để thế chấp vay vốn, đất đai không bị cầm giữ như tài sản khác, mà trái lại người mang đất đai thế chấp thì sau khi vay được vốn họ vẫn được sử dụng đất để thế chấp vào mục đích sản xuất kinh doanh của mình. Như vậy, vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh đã được nhân đôi. Một mặt là hiện vật đất đai có giá trị sử dụng và được dùng vào mục đích nhất định; một mặt hiện vật đất

đai được tính giá trị đảm bảo việc huy động vốn nhà rỗi trong dân cư để đầu tư cho sản xuất kinh doanh với những mục tiêu nhất định. Đó là giá trị đặc biệt của đất đai mà con người có thể tận dụng, khai thác trở thành nguồn tài chính cho đầu tư phát triển. Ở những nước phát triển, việc sử dụng đất đai là tài sản thế chấp để vay vốn là rất phổ biến và được coi là một trong những biện pháp quan trọng để huy động vốn.

Với những vai trị đã trình bày ở trên, chúng ta đã thấy nguồn lực tài chính từ đất đai thực sự là nguồn nội lực quan trọng, nguồn tài chính tiềm năng để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội.

Một phần của tài liệu huy động nguồn lực tài chính từ đất đai tại tỉnh nam định (Trang 27 - 32)