Phương hướng huy động nguồn lực tài chính từ đất đai trên địa bàn Nam Định

Một phần của tài liệu huy động nguồn lực tài chính từ đất đai tại tỉnh nam định (Trang 85 - 89)

- Chính sách về thuế thu nhập doanh nghiệp từ chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất:

TỪ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH

3.1.2. Phương hướng huy động nguồn lực tài chính từ đất đai trên địa bàn Nam Định

bàn Nam Định

Thứ nhất: Nam Định cần giải quyết hài hịa mối quan hệ lợi ích giữa chủ thể sở hữu đất đai (Nhà nước) với những chủ thể sử dụng đất đai.

Đất đai ở nước ta nói chung và Nam Định nói riêng thuộc sở hữu tồn dân và là nguồn tài ngun có hạn. Nhà nước giao quyền sử dụng ổn định lâu dài cho các tổ chức kinh tế, đơn vị lực lượng vũ trang, cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội, hộ gia đình, cá nhân nhằm tăng cường quyền và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân được giao đất; đồng thời giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước (người đại diện chủ sở hữu và thực hiện chức năng quản lý xã hội) với người sử dụng đất (các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân).

Về thực chất, hài hồ về mặt lợi ích giữa các bên tham gia quan hệ đất đai chính là giải quyết hài hòa mối quan hệ về mặt quyền lợi kinh tế giữa Nhà nước và người sử dụng đất thơng qua pháp luật.

Xử lý có hiệu quả các mối quan hệ giữa quyền sở hữu công đối với đất đai và tính chất hàng hố của nó, tạo ra sự hài hồ giữa lợi ích của xã hội và lợi ích của cá nhân người sử dụng. Bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân với doanh nghiệp, giữa quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất vào mục đích này hay mục đích khác. Chú trọng đảm bảo quyền lợi kinh tế- xã hội cho người dân bị mất đất do ảnh hưởng của quá trình đơ thị hố. Tuy nhiên trong q trình đảm bảo lợi ích của người dân cũng cần

nhìn nhận tới quyền lợi của Nhà nước - chủ thể sở hữu đất đai.

Nâng cao nhận thức về quyền sở hữu toàn dân đối với đất đai. Tránh sự ngộ nhận về quyền sở hữu tư nhân đối với đất đai vẫn còn tồn tại trong một phần lớn dân cư. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, có trách nhiệm bảo vệ và bảo đảm việc thực hiện những quyền của người sử dụng đất theo qui định của Nhà nước. Tất cả mọi chủ thể sử dụng đều phải được Nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất (giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc khơng thu tiền sử dụng đất và cho th đất chính là giao đất có thời hạn và nộp tiền thuê đất một lần hay nhiều lần trong thời hạn đó).

Cương quyết xử lý bằng biện pháp kinh tế và hành chính kết hợp nếu người sử dụng đất vi phạm pháp luật, cố tình khơng thực hiện nhiệm vụ kê khai đăng ký và nộp tiền sử dụng đất với Nhà nước. Đảm bảo công bằng giữa tất cả các chủ thể sử dụng đất dù là cá nhân , tổ chức trong nước hay các Nhà đầu tư nước ngồi. Cần có biện pháp xử lý dứt điểm và chấm dứt tình trạng khơng cơng bằng (ưu tiên) giữa các doanh nghiệp Nhà nước sử dụng đất với các cá nhân, hộ gia đình hay doanh nghiệp tư nhân, giữa pháp nhân trong nước và nhà đầu tư nước ngồi, giữa các đơn vị tổ chức chính trị, xã hội với các chủ thể sử dụng đất vào mục đích kinh tế như hiện nay.

Thứ hai, huy động và sử dụng nguồn tài chính từ đất đai phải phải được thực hiên đúng đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân

Cần phải chấp hành các chủ trương đường lối của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội nói chung và về đất đai nói riêng, phải sử dụng các cơng cụ quản lý Nhà nước và các chính sách đối với nhiều lĩnh vực hoạt động kinh tế- xã hội liên quan đến đất đai. Tiêu biểu của hệ thống pháp luật về đất đai là Luật Đất đai được ban hành năm 1987, được sửa đổi, bổ sung cơ bản năm 1993 và được bổ sung một số điều vào năm 2001. Gần đây nhất, vào

ngày 26/11/2003, tại kỳ họp thứ 4 - Quốc hội khóa XI, thêm một lần nữa Luật Đất đai tiếp tục được bổ sung, hồn thiện và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2004, gồm 7 chương, 146 điều. Đây là một đạo luật được coi là rất quan trọng, có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao hiệu lực quản lý, khuyến khích việc sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn lực đất đai, góp phần tích cực vào tiến trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.

Bên cạnh Luật Đất đai, cịn có khoảng hơn 200 văn bản pháp luật về đất đai của Trung ương ban hành và đang có hiệu lực chi phối.

Việc huy động và sử dụng nguồn lực tài chính từ đất đai một mặt phải đảm bảo đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước; mặt khác phải đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân. Điều này góp phần vào ổn định tình hình chính trị - xã hội và phát triển kinh tế. Từ đó tạo được niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước và tạo sự đồng thuận trong nhân dân.

Trong những năm gần đây, những mâu thuẫn trong quan hệ đất đai là do vấn đề thực hiện quan hệ lợi ích của chủ sở hữu là Nhà nước với lợi ích của người sử dụng khơng nhất qn. Biểu hiện rõ nhất là trong khâu thực hiện giải phóng mặt bằng để phục vụ cho phát triển kết cấu hạ tầng. Mỗi khi chủ sở hữu là Nhà nước muốn thực hiện được mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng luôn vấp phải sự không đồng thuận của nhân dân, mà nguyên nhân chính vẫn là "giá đền bù". Chính vì vậy, trong cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai, việc xây dựng giá đất hàng năm phải đúng với chủ trương của Đảng, Nhà nước và phải sát với giá thị trường.

Thứ ba, kiên quyết chống tham nhũng trong huy động và sử dụng nguồn lực tài chính từ đất đai.

Tham nhũng đất đai là một dạng tham nhũng vật chất, của cải trong xã hội của một bộ phận người có chức, có quyền liên quan đến lĩnh vực quản lý và sử dụng đất được thực hiện dưới các hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn

thông qua việc sử dụng thẩm quyền của mình trong việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng, thẩm quyền lập qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thu hồi đất. Do vậy, trong những năm tới, tốc độ đơ thị hóa nhanh, đất đơ thị ngày càng có giá, kinh tế càng phát triển, nhu cầu sử dụng đất càng lớn, thì cơ hội tham nhũng đất đai càng phát triển theo. Chính vì vậy, cần tập trung xóa bỏ hình thức can thiệp mang tính hành chính, mệnh lệnh của các cơ quan công quyền, nhất là cơ quan quản lý hành chính Nhà nước trong việc cấp đất, thu hồi, bồi thường mà thay vào đó là áp dụng các qui luật của thị trường vào các hình thức quản lý đất đai như. Thực hiện bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý đất đai theo Luật, theo hướng dân chủ, công khai, minh bạch, tạo sự bình đẳng giữa các ứng cử viên. Phát hiện và xử lý nghiêm khắc, kịp thời đối với những hành vi tham nhũng và những công chức tham nhũng. Đề nghị Nhà nước ban hành luật đăng ký bất động sản, luật thuế sử dụng đất, bảo đảm sự bình đẳng của các chủ sử dụng đất, trừ những trường hợp thực hiện theo chính sách ưu đãi với người có cơng.

Thứ tư: huy động và sử dụng nguồn lực tài chính từ đất đai phải gắn kết chặt chẽ với q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá trên địa bàn Nam Định.

Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và có hạn, nhưng nhu cầu sử dụng đất đai lại quá nhiều. Vì vậy, đất đai cần phải được sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả.

Việc huy động, sử dụng nguồn lực tài chính từ đất đai phải gắn kết chặt chẽ và phục vụ tốt q trình cơng nghiệp hố - hiện đái hố trên địa bàn. Trước hết phục vụ cho q trình cơng nhiệp hóa nơng nghiệp và nơng thơn. Phải góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn; đẩy mạnh ứng dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ trong nông nghiệp, nơng thơn; thúc đẩy cơ giới hóa, thủy lợi hóa, điện khí hóa nơng nghiệp, nơng thơn. Phát triển đồng bộ, có hiệu quả việc ni trồng, đánh bắt, gắn với công nghiệp chế biến nông sản, thủy

sản. Góp phần xây dựng và phát triển nơng thơn mới.

Một phần của tài liệu huy động nguồn lực tài chính từ đất đai tại tỉnh nam định (Trang 85 - 89)