- Thu từ giao đất
1.3. KINH NGHIỆM VỀ HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC TÀI CHÍNH TỪ ĐẤT ĐAI CỦA MỘT SỐ THÀNH PHỐ TRÊN THẾ GIỚI VÀ CỦA VIỆT NAM.
ĐAI CỦA MỘT SỐ THÀNH PHỐ TRÊN THẾ GIỚI VÀ CỦA VIỆT NAM. 1.3.1. Thực tiễn việc huy động nguồn lực tài chính từ đất đai của các thành phố thuộc các nước thừa nhận đất đai thuộc sở hữu tư nhân
Tại hầu hết các nước tư bản, chế độ sở hữu đối với đất đai tồn tại dưới hai hình thức: đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước tư sản và đất đai thuộc sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu tư nhân là chủ yếu.
Tuy chế độ sở hữu có khác nhau nhưng ở tất cả các quốc gia đều xác định vai trò quan trọng của đất đai đối với việc phát triển kinh tế nhằm phục vụ cho lợi ích chung của tồn xã hội; việc xây dựng các chính sách tài chính đối với đất đai cũng xuất phát từ mục tiêu này và với từng thời kỳ mà Nhà nước sẽ áp dụng các hình thức giao đất, cho thuê đất, góp vốn liên doanh bằng giá trị quyền sử dụng đất, các loại thuế liên quan đến đất cho phù hợp để điều tiết vào thu nhập của các đối tượng sử dụng đất.
Tại Đài Bắc và Cao Hùng của Đài Loan, các loại thuế đất là cơng cụ chính của các Thành phố để động viên các khoản thu nhập từ đất cho ngân sách, đồng thời đây cũng là biện pháp để các thành phố quản lý và kiểm tra sự vận động của đất đai. Để khuyến khích, hạn chế hoặc hỗ trợ các ngành sản xuất kinh doanh, Đài Loan nói chung và các thành phố nêu trên áp dụng các loại thuế suất khác nhau; ví dụ như đối với đất canh tác thì áp dụng thuế sử dụng đất nông nghiệp với thuế suất thấp, các loại đất khác sẽ phải chịu thuế suất cao hơn nhưng trong đó cũng có mức thuế suất ưu đãi đối với các lĩnh vực khuyến khích đầu tư. Đối với các hoạt động mua bán đất có phát sinh thu nhập sẽ phải chịu thuế cho giá trị tăng thêm. Với các loại thuế điều tiết từ đất đai như trên thì hàng năm nguồn thu từ đất cũng là một phần đáng kể trong tổng thu ngân sách của các thành phố.
Tại Băng Cốc, thủ đô của Thái Lan, trước đây áp dụng cả thuế đất và thuế chuyển nhượng bất động sản, nhưng hiện nay, để khuyến khích mọi người sử dụng đất vào sản xuất, Băng Cốc đã bỏ thuế đất.
Thủ đô TOKYO của Nhật Bản hiện tại đang áp dụng thuế đất với mức thuế suất 0,3% trên giá trị đất, đồng thời cũng áp dụng thuế thu nhập đánh vào thu nhập phát sinh từ mua bán nhà đất.
Tương tự như vậy thì ở các nước Châu Âu như Đức, Thụy Điển, Pháp cũng đều áp dụng hình thức thuế đất và thuế thu nhập từ việc mua bán đất để
vừa quản lý quá trình sử dụng đất, vừa theo dõi được quá trình vận động của các mối quan hệ đối với đất đai. Tuy nhiên, tại các nước đang phát triển và chậm phát triển lại có xu hướng bỏ thuế sử dụng đất nhằm mục đích khuyến khích phát triển sản xuất.