Đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp, hóa hiện đại hóa, tạo động

Một phần của tài liệu chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 116 - 118)

7. Kết cấu luận văn

3.2.2.3. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hướng công nghiệp, hóa hiện đại hóa, tạo động

Thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng, lợi thế như thủy điện, khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến nông, lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng v.v. Đầu tư hạ tầng kỹ thuật và thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp A Co; quy hoạch hình thành cụm, điểm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn các tiểu vùng, tạo hạt nhân ứng dụng các tiến bộ công nghệ - kỹ thuật mới, thúc đẩy CNH, HĐH. Khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn; khôi phục các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống. Hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng các công trình công nghiệp quan trọng như nhà máy thủy điện A Lưới, A Lin; nhà máy sản xuất gạch tuynel, nhà máy chế biến cà phê, tinh bột sắn; mở rộng, nâng công suất nhà máy tinh lọc cao lanh; sớm hình thành dự án nhà máy chế biến thô giấy nguyên liệu, cơ sở chế biến cao su, nhà máy chế biến nước lọc đóng chai, đầu tư thêm thủy điện A Roàng v.v… tạo động lực mới góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn.

Theo thiết kế xây dựng, các công trình thủy điện A Lưới, A Lin, A Roàng có tổng công suất 240 MW, sẽ tạo ra tổng sản lượng điện thương phẩm khoảng 984 triệu Kwh/năm. Đến năm 2020, khi các công trình này được hoàn thành xây dựng và đi vào hoạt động, nếu phát huy tốt công suất mỗi năm sẽ đem lại giá trị khoảng 600 - 1.000 tỷ đồng. Đây sẽ là một trọng lực lớn đặt lên nền kinh tế A Lưới, tạo bước tiến nhảy vọt trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Giai đoạn đến năm 2015, cơ cấu kinh tế trên địa bàn vẫn là nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ. Tuy nhiên, với sự tăng trưởng bứt phá của công nghiệp, dự báo đến năm 2020 và sau năm 2020, cơ cấu kinh tế trên địa bàn sẽ là công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ; nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế địa phương, giữ vai trò ổn định đời sống dân cư và đảm bảo ASXH. Vì vậy cần phải:

- Thu hút các nguồn đầu tư từ mọi thành phần nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo hướng CNH, HĐH, tạo động lực thúc đẩy phát triển KT - XH, tăng thu ngân sách, tạo thêm việc làm cho lao động trên địa bàn.

- Tập trung đầu tư phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế về tài nguyên, nguồn nguyên liệu và thu hút lao động trên địa bàn như chế biến nông - lâm sản, thủy điện, khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí sửa chữa v.v… Từng bước phát triển các ngành công nghiệp công nghệ-kỹ thuật cao.

- Chú trọng phát triển công nghiệp nông thôn, tạo nền tảng thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; khôi phục, phát triển câc ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề truyền thống địa phương.

- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng và từng bước phát huy hiệu quả cụm công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp A Co, tạo động lực phát triển, hạt nhân đổi mới và ứng dụng công nghệ tiên tiến, tạo tác động lan tỏa đến các khu vực khác trên địa bàn huyện. Đối với Cụm công nghiệp A Co cần có cơ chế thông thoáng để thu hút đầu tư, đến năm 2020 cơ bản tỷ lệ lấp đầy và đến năm 2025 mở rộng tăng quy mô diện tích trên 100 ha để hình thành khu công nghiệp A Co.

- Tăng cường đổi mới công nghệ, ứng dụng các công nghệ-kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, đặc biệt trong các ngành công nghiệp mũi nhọn như thủy điện, chế biến khoáng sản, cao lanh, chế biến cà phê, chế biến gỗ, lâm sản…

- Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường; chú trọng vấn đề xử lý chất thải, nước thải, vệ sinh môi trường…

- Gắn phát triển công nghiệp với đảm bảo trật tự an toàn xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, bảo vệ biên giới quốc gia.

Một phần của tài liệu chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 116 - 118)