Phương hướng, mục tiêu giảm nghèo bền vững của huyệ nA Lưới

Một phần của tài liệu chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 98 - 100)

7. Kết cấu luận văn

3.1.2.2. Phương hướng, mục tiêu giảm nghèo bền vững của huyệ nA Lưới

Trong bối cảnh hiện nay, là một huyện biên giới có đông đồng bào DTTS cùng sinh sống, một huyện trọng điểm về quốc phòng - an ninh, nên cần đặc biệt coi trọng việc kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ phát triển KT - XH với giữ vững quốc phòng - an ninh bền vững, bảo đảm ASXH, giải quyết việc làm, nhằm thoát nghèo bền vững; chăm lo những đối tượng chính sách, người có công, hỗ trợ những người có hoàn cảnh khó khăn. Vì vậy, Đảng bộ huyện A Lưới xác định phương hướng, nhiệm vụ như sau:

“Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của toàn Đảng bộ; phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân; xây dựng HTCT trong sạch, vững mạnh, ngang tầm với nhiệm vụ; khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế nhanh và bền vững; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; phát triển văn hóa - xã hội toàn diện; gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa và bản sắc của đồng bào các dân tộc; giữ vững ổn định CT - XH và an ninh - quốc phòng. Phấn đấu đến năm 2015, đưa huyện A Lưới thoát ra khỏi huyện nghèo của tỉnh; từng bước xây dựng nông thôn mới, gắn phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp với phát triển dịch vụ, du lịch và tiểu thủ công nghiệp; góp phần cùng với tỉnh, xây dựng Thừa Thiên Huế sớm trở thành, Thành phố trực thuộc Trung ương”[28].

Một số chỉ tiêu đến năm 2015 là:

- “Giá trị sản xuất tăng bình quân hàng năm trên 15%; Thu nhập bình quân đầu người từ 12-15 triệu đồng/năm; Tổng diện tích gieo trồng 4.950 ha/năm; Sản lượng lương thực 14.000 tấn; Lương thực có hạt bình quân 350 kg/người/năm; Tổng đầu tư toàn xã hội bình quân từ 900 - 1.000 tỷ đồng/năm; Thu ngân sách trên địa bàn huyện từ 12- 15 tỷ đồng/năm.

- Phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10% theo tiêu chí nghèo của chỉ thị 1752/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ (dưới 400.000đ/người/tháng ở nông thôn và 500.000đ/người/tháng khu vực thành thị). Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề từ 25-30% trên tổng lao động của huyện. Tỷ lệ thất nghiệp khống chế dưới 6%. Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đến năm 2015 xuống còn 1,4%; năm 2020 còn 1,3%. Dân số trung bình toàn huyện năm 2015 có 47,8 nghìn người, năm 2020 có 51 nghìn người.

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng đến năm 2015 giảm xuống còn 20%; năm 2020 giảm còn 10-12%. Đến năm 2015, có 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.

- Tỷ lệ số hộ sử dụng điện an toàn đạt 99% vào năm 2015. Tỷ lệ hộ dùng nước hợp vệ sinh trên 85%; tỷ lệ rác thải của Thị trấn mở rộng được thu gom và xử lý đạt 80%; hộ gia đình nông thôn có chỗ chôn lấp và xử lý rác thải và có công trình vệ sinh đạt chuẩn trên 95%; các chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 100%.

- Phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ huy động trẻ em dưới 5 tuổi đến trường mầm non đạt trên 88%, có 99% học sinh tiểu học; 92% học sinh trung học cơ sở và 77% học sinh trung học phổ thông đi học đúng độ tuổi; năm 2020, các chỉ tiêu trên đạt tương ứng là 100%, 95%. Đến năm 2015 có 11 trường đạt tiêu chuẩn quốc gia, năm 2020 có 50% số trường đạt chuẩn quốc gia.

- Đến năm 2015, có 100% số cơ quan, trường học, trên 75% số thôn, làng, tổ dân phố, 70% số gia đình đạt chuẩn văn hóa. Phấn đấu có 3 xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, đến năm 2020 đạt 50% số xã[28].

Để tạo sự đột phá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, cần tập trung 7 chương trình trọng điểm sau đây: Chương trình tạo việc làm, bảo đảm ASXH; Chương trình xây dựng nông thôn mới; Chương trình GD và ĐT nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, chăm sóc sức khỏe của nhân dân và dân số kế hoạch hóa gia đình; Chương trình giao đất, giao rừng cho dân, kết hợp phát triển cây công nghiệp; bảo vệ môi trường, phòng chống giảm nhẹ thiên tai; Chương trình xây dựng đời sống văn hóa, gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc; Chương trình xây dựng đồng bộ hạ tầng đô thị và Chương trình phát triển công nghiệp, thủ công nghiệp và làng nghề.

Một phần của tài liệu chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 98 - 100)