Vấn đề đói nghèo và xóa đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 46 - 48)

7. Kết cấu luận văn

1.3.2. Vấn đề đói nghèo và xóa đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay

Việt Nam hiện nay

Theo trình độ phát triển, vùng DTTS và miền núi được phân làm 3 khu vực. Khu vực I - khu vực bước đầu phát triển; Khu vực II - khu vực tạm ổn định; Khu vực III - khu vực còn khó khăn. Ở khu vực III trong giai đoạn từ 1999 đến 2005 có 2.412 xã ĐBKK nằm trong diện đầu tư của Chương trình phát triển KT - XH các xã ĐBKK, miền núi, vùng sâu, vùng xa và biên giới (gọi tắt là Chương trình 135).

Bước vào thời kỳ đổi mới, nhất là từ khi có Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị, tháng 11/1989 và Quyết định 72 của Hội đồng Bộ trưởng về một số chủ trương, chính sách phát triển KT - XH miền núi, vùng DTTS, sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước cho

vùng dân tộc và miền núi thông qua các chính sách, chương trình phát triển KT - XH ngày càng tăng. Đặc biệt, ngày 12 tháng 3 năm 2003, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VII (Khoá IX) đã ra Nghị quyết về công tác dân tộc. Từ đó, hàng loạt chính sách mới dành cho vùng đồng bào DTTS và miền núi được ban hành đưa vào thực hiện, như: Chính sách chăm sóc sức khỏe nhân dân vùng đồng bào DTTS; Thực hiện chính sách giáo dục và nâng cao dân trí; Thực hiện chính sách văn hóa; Thực hiện chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ nghèo; Thực hiện chính sách hỗ trợ dân tộc ĐBKK- Thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước các mặt hàng thiết yếu cho đồng bào dân tộc sinh sống ở địa bàn miền núi, vùng cao.

Những việc làm trên thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với đời sống đồng bào DTTS, là chính sách đầu tư trực tiếp tới hộ nghèo. Từ đó tạo nên khí thế mới của nhân dân ở các vùng nông thôn, thúc đẩy mạnh mẽ phong trào giúp đỡ, tương thân, tương ái trong cộng đồng; thúc đẩy việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Đồng bào DTTS phấn khởi và tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tích cực tham gia trực tiếp vào công cuộc XĐGN cho chính mình.

Vùng DTTS do hạ tầng cơ sở chưa phát triển, điều kiện sống, sản xuất khó khăn, một bộ phận người dân chưa tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản, nên nghèo vẫn là một vấn đề lớn và đầy thách thức. Mặc dù chỉ chiếm 14% dân số, nhưng số hộ nghèo hiện nay vẫn còn chiếm tới 36% trong tổng số hộ nghèo cả nước. Một bộ phận đồng bào vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực, nhất là vào những tháng giáp hạt hoặc sau những đợt thiên tai. Nhiều gia đình thu nhập rất thấp, giá trị tài sản bình quân đầu người không đáng kể, rất ít hộ gia đình có tích lũy từ thu nhập hàng năm, do vậy chỉ cần thay đổi tăng lên một chút về chuẩn nghèo hoặc biến động nhỏ về giá cả nông sản phẩm, thiên tai bão lụt, hạn hán, sâu bệnh phá hoại mùa màng, gia đình có người ốm đau phải đi bệnh viện là có thể rơi xuống cảnh đói nghèo. Nghị quyết 80/NQ-CP Về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020 chỉ rõ nguyên nhân là: “Tình hình trên trước hết do điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn, nên mặc dù Nhà nước luôn dành nguồn lực lớn cho giảm nghèo nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu; bên cạnh đó, một số chương trình, chính sách giảm nghèo chưa đồng bộ, còn mang tính ngắn hạn, thiếu sự gắn kết chặt chẽ; cơ chế

quản lý, chỉ đạo điều hành, phân công phân cấp còn chưa hợp lý, việc tổ chức thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở một số nơi chưa sâu sát. Ngoài ra, một bộ phận người nghèo còn tâm lý ỷ lại, chưa tích cực, chủ động vươn lên thoát nghèo”[72].

Chương 2

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở HUYỆN A LƯỚI

TRONG THỜI GIAN QUA

2.1. KHÁI QUÁT CÁC NHÂN TỐ, NGUỒN LỰC CÓ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN A LƯỚI

Một phần của tài liệu chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 46 - 48)