Phát triển giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 100 - 138)

7. Kết cấu luận văn

3.2.1.1. Phát triển giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số

các dân tộc thiểu số

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cần có một chương trình tổng thể về phát triển nguồn nhân lực vùng đồng bào DTTS, bao gồm cán bộ quản lý, khoa học kỹ thuật và cả đội ngũ làm công tác văn hóa văn nghệ. Thực hiện chính sách ưu đãi đối với cán bộ luân chuyển vào vùng DTTS; ưu tiên đào tạo và bố trí việc làm cho con em đồng bào DTTS sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng về địa phương. Đầu tư nguồn lực cần thiết để phát triển hệ thống dạy nghề vùng DTTS.

Hồ Chí Minh từng khẳng định cán bộ là cái gốc của mọi công việc, mọi việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Để phát triển kinh tế, thực hiện được mục tiêu không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào DTTS, cần đặc biệt lưu ý công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ DTTS. Đảng và Nhà nước phải hết sức quan tâm, giúp đỡ mọi mặt để đào tạo đội ngũ cán bộ là người DTTS đủ đức, đủ tài, hiểu biết khoa học, kỹ thuật để tổ chức, lãnh đạo. Lưu ý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ DTTS và miền núi phải gắn với nhiệm vụ thực tế, phải tiến hành thường xuyên, có nội dung cụ thể, thiết thực, chú trọng thực chất trong công tác đào tạo, cũng như thực chất giá trị của người được đào tạo. Đối với các DTTS, do điều kiện sống khép kín, ít giao lưu tiếp xúc với bên ngoài

nên nhận thức còn nhiều mặt hạn chế, do vậy “Cần chú ý phát triển loại trường Thanh niên dân tộc vừa học vừa làm để đào tạo cán bộ địa phương vừa có văn hóa, vừa có kỹ thuật, vừa giỏi lao động, đồng thời tạo nguồn nhân lực phục vụ quá trình công nghiệp hóa ở địa phương”[35, 132]. Trong công tác đào tạo cán bộ, giáo dục tư tưởng cho cán bộ cần quan tâm thường xuyên đến vấn đề khắc phục tự ti dân tộc. Công tác cán bộ, nhất là đối với người DTTS là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm; vì thế, một mặt cần duy trì tỷ lệ thỏa đáng và đảm bảo cơ cấu người DTTS trong bộ máy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở, mặt khác phải tập trung quy hoạch tạo nguồn, chuẩn bị đội ngũ cán bộ người DTTS cho cả trước mắt và lâu dài. Do đó, cần có kế hoạch dài hạn như sau:

- Về đào tạo, tập trung phát triển hệ thống trường dân tộc nội trú, lựa chọn học sinh có triển vọng trong các trường này cho đi đào tạo ở bậc cao hơn, coi đây là nguồn bổ sung cán bộ DTTS chủ yếu và quan trọng của tỉnh, nhằm đảm bảo trong thời gian sắp đến có một đội ngũ cán bộ kế cận vững vàng vùng đồng bào dân tộc. Trong những năm qua, tỉnh Thừa Thiên Huế và huyện A Lưới đã có nhiều chính sách nhằm khuyến khích con em đồng bào dân tộc đi học các trường cao đẳng, đại học như: đã tập trung xây dựng củng cố hệ thống trường dân tộc nội trú phổ thông cơ sở cấp huyện, cũng như trường dân tộc nội trú phổ thông trung học cấp tỉnh, tổ chức nhiều lớp học tại chức đào tạo về văn hóa, về chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, tổ chức nhiều lớp dạy nghề, ban hành nhiều chính sách cử tuyển ở vùng III vào trường đại học, cao đẳng theo quy định của của chính phủ. Ngoài mức hỗ trợ đối với học sinh trường dân tộc nội trú và học sinh sinh viên của trung ương và tỉnh, huyện còn hỗ trợ thêm tiền ăn, tiền tiêu vặt, tiền tàu xe... Dó đó hàng năm huyện có hàng trăm lượt em theo học các trường dân tộc nội trú, trường dạy nghề, cao đẳng, đại học.

Trong điều kiện của một huyện vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế, đi lại của con em đồng bào DTTS còn nhiều khó khăn; huyện cần có những hợp đồng đào tạo theo địa chỉ (với sự hổ trợ của tỉnh, trung ương) với các trường Đại học Nông nghiệp Huế, Đại học Y khoa Huế, Đại học Kinh tế Huế, Đại học sư phạm Huế để

đào tạo các chuyên môn về nông học, kinh tế, sản phụ và điều dưỡng khoa, giáo viên… để đào tạo đào tạo đội ngũ cán bộ là người DTTS đủ đức, đủ tài, hiểu biết khoa học, kỹ thuật để tổ chức, lãnh đạo.

- Về bồi dưỡng, hoàn thiện quy chế, xây dựng nội dung chương trình và hệ thống trường lớp để tổ chức bồi dưỡng thường xuyên về các lĩnh vực: quản lý nhà nước, lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ DTTS nhất là ở cơ sở. Đối với thôn, bản ngoài việc lựa chọn cán bộ trưởng thành, gắn bó với thực tiễn thôn, bản cần định hướng quy hoạch, sử dụng cán bộ từ các nguồn như học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học, thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự để cho đi đào tạo, bồi dưỡng ở Trường chính trị Nguyễn Chí Thanh, Cơ sở Học viện Hành chính tại Huế, Học viện Chính trị - Hành chính khu vực III.

Đồng thời, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục để làm cho bản thân người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo nhận thức và hiểu rõ nguyên nhân của đói nghèo xuất phát từ các điều kiện KT - XH, chứ không phải do số phận. Vì vậy, con người hoàn toàn có thể vượt qua được đói nghèo khi hiểu rõ nguyên nhân và có biện pháp khắc phục nó. Từ nhận thức đúng sẽ giúp cho người nghèo có niềm tin vào cuộc sống, vào tương lai, có ý chí, nghị lực vươn lên chiến thắng đói nghèo. Đây là điều có ý nghĩa quan trọng, vì nó chính là tiền đề và cơ sở để phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực của bản thân người nghèo trong phát triển sản xuất, kinh doanh để vượt qua đói nghèo.

Công tác tuyên truyền giáo dục còn phải làm cho cộng đồng xã hội thấy rõ mục đích, ý nghĩa thiết thực của việc XĐGN. Công tác đó không chỉ đơn thuần là công tác xã hội, từ thiện mà là góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, làm lành mạnh các quan hệ xã hội; phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; truyền thống đoàn kết, nhân ái...; tăng cường giới thiệu những mô hình tốt, những điển hình hay, những điểm sáng… để từ đó khơi dậy tính tự giác và nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội, làm cho phong trào XĐGN đạt hiệu quả ngày càng cao và bền vững.

Một phần của tài liệu chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 100 - 138)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w