Quan niệm về giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 32 - 33)

7. Kết cấu luận văn

1.1.2.1. Quan niệm về giảm nghèo bền vững

Theo PGS,TS. Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam - là không thể giúp người nghèo bằng cách tặng nhà, tặng phương tiện sống. Bởi vì, đây là cách giảm nghèo, xóa nghèo nhanh nhưng chỉ tức thời, không bền vững. Muốn giảm nghèo, xóa nghèo bền vững thì Nhà nước, cơ quan chức năng cần phải cấp cho người nghèo một phương thức phát triển mới mà tự họ không thể tiếp cận và duy trì. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ, ngăn ngừa, loại trừ các yếu tố gây rủi ro chứ không chỉ là sự nỗ lực khắc phục hậu quả sau rủi ro. Đặc biệt, sự hỗ trợ giảm nghèo

này phải được xác lập trên nguyên tắc ưu tiên cho các vùng có khả năng, điều kiện thoát nghèo nhanh và có thể lan tỏa sang các vùng lân cận. Tác giả luận văn cũng đồng ý với quan niệm trên về giảm nghèo bền vững và cho rằng:

Giảm nghèo bền vững là một quá trình chuyển một bộ phận người nghèo từ tình trạng có ít điều kiện lựa chọn sang tình trạng có đầy đủ điều kiện lựa chọn hơn để cải thiện đời sống mọi mặt của mỗi hộ gia đình nghèo. Nói cách khác giảm nghèo bền vững là quá trình tạo điều kiện giúp đỡ người nghèo có khả năng tiếp cận các nguồn lực của sự phát triển một cách nhanh nhất, trên cơ sở đó họ có nhiều lựa chọn hơn, giúp họ từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo.

Trong tiến trình phát triển, tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo có mối quan hệ biện chứng: Tăng trưởng kinh tế tạo ra điều kiện cơ sở vật chất để giảm nghèo, ngược lại giảm nghèo là một nhân tố đảm bảo cho sự tăng trưởng mang tính bền vững. Tuy nhiên, trong mối quan hệ này giảm nghèo vẫn là yếu tố chịu sự chi phối, phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế.

Giảm nghèo có tính tương đối, bởi nghèo có thể tái sinh khi giải pháp giảm nghèo chưa bền vững hoặc chuẩn nghèo đã có sự thay đổi, hoặc có những biến động khác tác động đến đời sống xã hội như khủng hoảng lạm phát, thiên tai…. Do đó việc đánh giá mức độ giảm nghèo cần được xem xét trong một không gian, thời gian nhất định.

Một phần của tài liệu chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 32 - 33)