Tình hình xóa đói giảm nghèo ở nước ta thời gian qua

Một phần của tài liệu chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 44 - 46)

7. Kết cấu luận văn

1.3.1. Tình hình xóa đói giảm nghèo ở nước ta thời gian qua

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trong hơn một thập kỷ qua. Tỷ lệ hộ nghèo từ 15,5% năm 2006, còn 14,8% năm 2007; 13,4% năm 2008; 12,3% năm 2009 và năm 2010 còn 9,5%[9]. Từ năm 2009, nước ta đã thoát khỏi danh sách các nước nghèo của thế giới.

Báo cáo Chính trị tại Đại hội X của Đảng đánh giá: "Công tác XĐGN được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức, biện pháp; đến cuối năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo (theo tiêu chuẩn Việt Nam cho giai đoạn 2001- 2005) còn 7% (năm 2001 là 17,5%, kế hoạch là 10%). Đã kết hợp tốt các nguồn lực của Nhà nước và nhân dân, xây dựng nhiều công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội cho các vùng nông thôn, miền núi, vùng dân tộc"[22, 58]. Hơn nữa, các vấn đề "giải quyết việc làm, xoá đói,

giảm nghèo, thực hiện chính sách với người và gia đình có công, chính sách ASXH đạt kết quả tích cực. Trong 5 năm, đã giải quyết được việc làm cho trên 8 triệu lao động, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm còn dưới 4,5%, tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 9,5%”[24, 154].

Nhìn lại 10 năm Việt Nam thực hiện “Chiến lược toàn diện về tăng trưởng

và XĐGN” (2002-2013) và 5 năm thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của

Chính phủ về “Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62

huyện nghèo nhất trong cả nước (2008-2013)…; Tổ chức Nông lương Liên Hợp

Quốc (FAO) đã công nhận Việt Nam có thành tích trong XĐGN và nằm trong nhóm 18 quốc gia được trao bằng khen chứng nhận việc sớm đạt được Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ 1 (MDG1) - hướng tới mục tiêu giảm một nửa số người bị đói vào năm 2015. Điều đó cho thấy định hướng Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và XĐGN ở Việt Nam là đúng đắn, hợp lòng dân và phù hợp với xu thế chung của thế giới. Trong Báo cáo “Thành tựu ấn tượng của Việt Nam về giảm nghèo và những thách thức mới” của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố đầu năm 2013, cho biết: WB đã đánh giá tỷ lệ nghèo ở Việt Nam giảm từ gần 60% xuống 20,7% trong 20 năm qua (1990-2010) với khoảng 30 triệu người. Với mục tiêu cụ thể đặt ra, đến cuối năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo của cả nước giảm 2%/năm (từ 9,6% xuống còn 7,6%); riêng tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm bình quân 4%/năm (từ 43,89% năm 2012 xuống còn 38,89% năm 2013), đến cuối năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm còn dưới 5% theo chuẩn nghèo hiện hành; tỷ lệ nghèo các huyện nghèo còn dưới 30%[70].

Những năm qua, “việc tập trung thực hiện thành công Chiến lược phát triển KT - XH và các chương trình giảm nghèo đã tạo điều kiện để người nghèo tiếp cận tốt hơn các dịch vụ xã hội cơ bản; cơ sở hạ tầng của các huyện, xã nghèo được tăng cường; đời sống người nghèo được cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm từ 22% năm 2005 xuống còn 9,45% năm 2010. Thành tựu giảm nghèo của nước ta thời gian qua được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao”[72]. Tuy nhiên, “kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững, số hộ đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập nằm sát chuẩn nghèo còn lớn, tỷ lệ hộ tái nghèo hàng năm còn cao; chênh lệch

giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư vẫn còn khá lớn, đời sống người nghèo nhìn chung vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là ở khu vực miền núi, vùng cao, vùng đồng bào DTTS”[72]. Cụ thể:

Công tác tạo việc làm chưa bền vững, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực nông thôn tăng từ 1,05% năm 2000 lên 2,27% năm 2011; chuyển dịch cơ cấu lao động chậm, năm 2010 lao động nông nghiệp vẫn chiếm 50% tổng số lao động, ở vùng DTTS tỷ lệ này là trên 92%; giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao, các huyện nghèo, xã ĐBKK, xã biên giới, xã ven biển, hải đảo, vùng có đông đồng bào DTTS tỷ lệ nghèo còn rất cao, bất bình đẳng có xu hướng tăng; tỷ lệ tham gia BHXH còn thấp, mới bằng 20% lực lượng lao động (năm 2011); bảo hiểm bắt buộc mới bao phủ 70% lao động thuộc diện bắt buộc tham gia, BHXH tự nguyện chỉ thu hút 0,22% số lao động thuộc diện tham gia, diện được hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên còn hẹp, mức chuẩn trợ cấp thấp; tỷ lệ giáo dục nghề nghiệp thấp, năm 2010 vẫn còn trên 60% lao động chưa được đào tạo, đối với đồng bào DTTS là trên 90%; mục tiêu chăm sóc sức khỏe toàn dân chưa đạt, chỉ có 46% số xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; năm 2011, còn 33% số dân chưa tham gia BHYT. Vẫn còn hơn 900 nghìn hộ nghèo đang ở nhà tạm chưa bảo đảm chống đỡ thiên tai; 80% số người dân vùng cao, vùng núi thiếu nước hoặc sử dụng nước không bảo đảm vệ sinh; thông tin truyền thông cho người nghèo, vùng nghèo hạn chế, vẫn còn 1.800 xã, chiếm 16,4% số xã, phường cả nước chưa có đài truyền thanh xã[14].

Một phần của tài liệu chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 44 - 46)