Những chính sách của Nhà nước

Một phần của tài liệu chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 39 - 44)

7. Kết cấu luận văn

1.2.2. Những chính sách của Nhà nước

Ngay từ những năm đầu của công cuộc đổi mới đất nước, nhiều chương trình, công tác XĐGN được xúc tiến. Năm 1992, Hội nghị TW lần thứ 5, khóa VII

đã đề ra chủ trương XĐGN. Sau đó cụ thể hóa thành kế hoạch, chương trình và giải pháp XĐGN của Quốc hội và Chính phủ, công cuộc XĐGN đã phát triển thành phong trào mạnh mẽ, rộng khắp cả nước.

Thực hiện chủ trương của Đảng, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm giảm bớt tỷ lệ nghèo đói và bất bình đẳng xã hội trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Nhiều chính sách tập trung cho phát triển nông nghiệp và thực hiện XĐGN cho nông dân đã được từng bước được thực hiện và phát huy hiệu quả. Bắt đầu từ năm 1995, “Chương trình quốc gia về XĐGN” đã được thực hiện. Nhà nước đã đề ra 15 chương trình và dự án phát triển KT - XH gắn với XĐGN.

Ngày 31/7/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 135/1998/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển KT - XH các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa (chương trình 135), thực hiện tại khoảng 1.000 xã trong tổng số 1.715 xã thuộc diện khó khăn thuộc các huyện đặc biệt khó khăn trên cả nước.

Sau Đại hội IX của Đảng để cụ thể hóa các mục tiêu, cơ chế, chính sách, giải pháp chung của chiến lược phát triển KT - XH 10 năm (2001-2010), kế hoạch phát triển KT - XH 5 năm (2001-2005), tháng 6/2001 Thủ tướng Chính phủ đã thông qua

Chiến lược toàn diện về Tăng trưởng kinh tế và XĐGN, với mục tiêu cơ bản là: Thúc

đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Đến 27/9/2001, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 143/2001/QĐ-TTg phê duyệt “Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm giai đoạn

2001- 2005”. Tiếp đó là các Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn (chương trình 134); Quyết định số 07 ngày 10/1/2006 Phê duyệt Chương trình phát triển KT - XH các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2006-2010 (Chương trình 135 giai đoạn 2).

Để thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN, từ năm 1993 đến nay, Việt Nam đã 6 lần điều chỉnh chuẩn nghèo và gần đây nhất ngày

30/1/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 09/2011/QĐ-TTg về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015.

Cụ thể hóa định hướng của Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Chính phủ đã đưa ra mục tiêu: Giảm nghèo bền vững là một trong những trọng tâm của Chiến lược phát triển KT - XH giai đoạn 2011-2020 nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, trước hết ở khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện ở các vùng nghèo; thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư. Mục tiêu cụ thể cần đạt được: “Thu nhập của hộ nghèo tăng lên 3,5 lần; tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 2%/năm, riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo từng giai đoạn; điều kiện sống của người nghèo được cải thiện rõ rệt, trước hết là vấn đề y tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở; người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn các dịch vụ xã hội cơ bản; cơ sở hạ tầng KT - XH ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản ĐBKK được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện, nước sinh hoạt[72]. Từ nay đến năm 2015 tiếp tục thực hiện những chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo đã và đang thực hiện như: Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 3, tiếp tục thực hiện Nghị quyết 30a của Chính phủ và các chương trình phát triển kinh tế, xã hội khác. Nguồn lực để thực hiện công tác giảm nghèo sẽ được huy động tối đa từ ngân sách Nhà nước, sự tham gia các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước, ngân hàng thương mại… và đặc biệt là từ chính bản thân người nghèo. Phối hợp nhiều phương thức hỗ trợ người nghèo như hỗ trợ người nghèo trong vay vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ về nhà ở, hỗ trợ về cung cấp và tạo điều kiện duy trì với các loại dịch vụ, hỗ trợ giao đất, giao rừng; về đào tạo nguồn nhân lực[4, 59].

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách và biện pháp thích hợp để tiến hành XĐGN, kết hợp phát huy nội lực với trợ giúp quốc tế. Nhà nước đã tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KT - XH, trợ giúp về điều kiện sản xuất, nâng cao kiến thức để người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo tự vươn

lên thoát nghèo và cải thiện mức sống một cách bền vững; đẩy mạnh thực hiện chính sách trợ giúp đầu tư phát triển sản xuất, nhất là đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sạch, đào tạo nghề và tạo việc làm cho đồng bào nghèo các DTTS; ban hành nhiều chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, các hộ giàu đầu tư vốn phát triển sản xuất ở nông thôn, nhất là nông thôn miền núi. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân đã được phát huy mạnh mẽ trong công cuộc XĐGN.

Điểm cơ bản và nổi bật trong chiến lược toàn diện về tăng trưởng và XĐGN là ở chỗ Đảng và Nhà nước ta đã gắn chặt mục tiêu XĐGN với chiến lược phát triển, coi XĐGN là bộ phận cấu thành của chiến lược phát triển KT - XH của đất nước. XĐGN vừa là mục tiêu, vừa là tiền đề, điều kiện và thước đo của sự phát triển bền vững, là yếu tố cơ bản đảm bảo công bằng xã hội.

Triển khai chiến lược toàn diện về tăng trưởng và XĐGN, Đảng và Nhà nước ta đã tăng cường lồng ghép các mục tiêu của Chiến lược vào các chỉ tiêu phát triển KT - XH hàng năm và hoạch định, tổ chức thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia liên quan đến XĐGN là: Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN và việc làm; Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường; Chương trình mục tiêu quốc gia về dân số và kế hoạch hóa gia đình; Chương trình mục tiêu quốc gia về phòng chống một số bệnh xã hội; bệnh nguy hiểm HIV/AIDS; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển xã hội; Chương trình mục tiêu quốc gia về GD và ĐT; Chương trình phát triển KT - XH ở các xã ĐBKK (Chương trình 135, giai đoạn 1); Chương trình tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng (điện, đường giao thông, trường học, trạm xá, chợ…) cho các xã nghèo, vùng nghèo; Chương trình xây dựng mô hình ứng dụng và chuyển giao công nghệ phục vụ phát triển KT - XH ở nông thôn và miền núi; Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn…

Chính sách, chương trình xoá đói, giảm nghèo ở nước ta không chỉ ở các chương trình cụ thể mà còn được thể hiện trong các chương trình phát triển KT - XH ở tất cả các tỉnh, huyện, xã, vùng, miền như chương trình đầu tư phát triển hàng năm, 5 năm của Nhà nước, của các địa phương. Do vậy, chính sách xoá đói, giảm nghèo là tổng hoà các chính sách được kết tinh trong hầu hết các chính sách của

Đảng và Nhà nước, các tổ chức CT - XH và cộng đồng dân cư. Có thể kể đến một số chính sách tiêu biểu qua các thời kỳ như:

Chỉ thị số 393/CT-TTg ngày 10/6/1996 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch dân cư, tăng cường cơ sở hạ tầng, sắp xếp sản xuất ở vùng dân tộc và mền núi; Chương trình xây dựng trung tâm cụm xã miền núi vùng cao theo Quyết định số 35/QĐ-TTg ngày 13/1/1997 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định số 20/1998/NĐ-CP ngày 31/3/1998 của Chính phủ về phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc; Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN theo Quyết định 133/1998/QĐ-TTg ngày 22/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ; Chương trình phát triển kinh tế xã hội ở các xã ĐBKK vùng sâu, vùng xa theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ; Chính sách tăng cường có thời hạn cán bộ, công chức về các xã làm công tác XĐGN theo Quyết định số 42/1999/QĐ-TTg ngày 10/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ; Chiến lược phát triển KT - XH tuyến biên giới Việt - Trung đến năm 2010 theo Quyết định số 120/QĐ-TTg ngày 11/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn; Quy hoạch ổn định dân cư các xã biên giới Việt - Trung đến năm 2010 theo Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 24/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển KT - XH các xã ĐBKK vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006-2010; Quyết định số 20/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-2010; Quyết định 160/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế-xã hội các xã tuyến biên giới Việt Nam - Lào và Việt Nam - Campuchia đến năm 2010; Nghị quyết 30a của Chính phủ ngày 27/12/2008 về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo; Nghị quyết 80/NQ-CP, ngày 19/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020.

Để tổ chức thực hiện Nghị quyết 80 và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, ngày 12/6/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 705/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 - 2020; ngày 24/9/2012, Trưởng ban Chỉ đạo trung ương về

giảm nghèo đã ban hành Quyết định số 104/QĐ-BCĐGNBV về Quy chế hoạt động Ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững thời kỳ từ 2011-2020. Theo Quy

định, BCĐ TW về giảm nghèo có trách nhiệm giúp Thủ tướng Chính phủ triển khai có hiệu quả Nghị quyết 80/NQ-CP và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015.

Có thể thấy một số điểm mới trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015 là: Chỉ có một chương trình giảm nghèo duy nhất trong giai đoạn 2012-2015 nhằm tập trung nguồn lực cho các địa bàn nghèo, hạn chế sự chồng chéo trong tổ chức thực hiện của giai đoạn trước.

Ngoài những chương trình, dự án, chính sách đã nêu trên, các cấp, các ngành, các tổ chức KT - XH trong và ngoài nước còn xây dựng nhiều chương trình dự án giúp đỡ các gia đình nghèo vùng miền núi biên giới, vùng sâu, vùng xa.

Một phần của tài liệu chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w