Những nhân tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững ở nước ta hiện nay

Một phần của tài liệu chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 34 - 36)

7. Kết cấu luận văn

1.1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững ở nước ta hiện nay

hiện nay

+ Thuận lợi:

- Đường lối xây dựng đất nước, phát triển KT - XH không ngừng được bổ sung, hoàn thiện qua các kỳ đại hội Đảng, được triển khai tổ chức thực hiện trong thực tiễn đã và đang đi vào cuộc sống, phát huy tính tích cực, tạo điều kiện, môi trường, động lực cho sự phát triển KT - XH. Đây là điều kiện thuận lợi để các địa phương xác định chiến lược phát triển KT - XH và tập trung lãnh đạo, đẩy nhanh phát triển kinh tế, giải quyết cơ bản vấn đề đói nghèo.

- Vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc được Đảng ta xác định có ví trí chiến lược quan trọng trong cách mạng nước ta. Vì thế Đảng và Nhà nước, các cấp, các ngành luôn giành sự quan tâm đặc biệt đối với các DTTS và vùng miền núi. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa IX về công tác dân tộc đã khẳng định: “Phát triển toàn diện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh - quốc phòng trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi; gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, thực hiện tốt chính sách dân tộc; quan tâm phát triển, bồi dưỡng nguồn nhân lực; chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS; giữ gìn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống các DTTS…”; “Ưu tiên đầu tư phát triển KT - XH các vùng dân tộc và miền núi, trước hết, tập trung vào phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, XĐGN…tăng cường sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương và sự giúp đỡ của các địa phương trong cả

nước”[21]. Đối với vùng DTTS, miền núi thời gian qua đã được Trung ương, bộ, ban, ngành, các tổ chức, cá nhân tập trung đầu tư bằng nhiều chương trình, dự án nhằm thúc đẩy phát triển KT - XH, XĐGN. Hiện nay vẫn tiếp tục giành nhiều chính sách ưu tiên cho vùng DTTS và miền núi.

- Hệ thống chính sách về XĐGN của Đảng và Nhà nước tiếp tục được ban hành, bổ sung, hoàn thiện, với nhiều nội dung cụ thể về hỗ trợ, đầu tư phát triển sản xuất trực tiếp cho người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo; về đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt; về công cụ sản xuất; về đào tạo nghề và tạo việc làm cho đồng bào DTTS; về y tế, giáo dục; về chính sách ASXH, về phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu… là điều kiện thuận lợi để người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo, huyện nghèo vươn lên thoát nghèo.

- Nhận thức của cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể và nhân dân về chương trình XĐGN từng bước được nâng lên, tạo nên sự đồng thuận xã hội và thực sự đã trở thành phong trào sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân. Công tác XĐGN được triển khai ngày càng đồng bộ, huy động được nhiều nguồn lực cho mục tiêu XĐGN.

- Đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác XĐGN được xây dựng, củng cố và kiện toàn, thường xuyên được tập huấn nắm vững chủ trương, chính sách, nâng cao trình độ kiến thức, kỹ năng, phương pháp… Đây là lực lượng quan trọng góp phần vào việc tham mưu, xây dựng, triển khai thực hiện, theo dõi, đánh giá, giám sát chương trình XĐGN.

+ Khó khăn:

- Khủng hoảng kinh tế thế giới tiếp tục ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển KT - XH của nước ta. Nguồn lực đầu tư cho XĐGN còn hạn chế, khó khăn. Đây là những khó khăn không nhỏ cho quá trình phát triển KT-XH, XĐGN trong những năm tới.

- Kinh tế ở miền núi và vùng DTTS còn chậm phát triển, nhiều nơi còn lúng túng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tập quán canh tác còn lạc hậu. Sản xuất còn mang nặng tính tự cung, tự cấp, sản xuất hàng hóa và kinh tế thị trường chưa phát triển. - Năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành của các cấp, các ngành còn có những mặt hạn chế, bất cập. Trình độ cán bộ cơ sở, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa,

vùng cao, vùng ĐBKK còn nhiều yếu kém trong tổ chức, triển khai, thực hiện quản lý, giám sát chương trình XĐGN.

Một phần của tài liệu chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w