7. Kết cấu luận văn
1.2.1. Những quan điểm, chủ trương của Đảng
Ngay sau khi nước nhà vừa giành được độc lập, một trong những chủ trương hàng đầu mà Chính phủ lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đặc biệt quan tâm là “diệt giặc đói”. Sau hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thắng lợi, Đảng ta tiếp tục lãnh đạo nhân dân cả nước thực hiện nhiệm vụ xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đây chính là những tư tưởng và hành động vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh”, là cơ sở cho Đảng và Nhà nước xây dựng một hệ thống chính sách về XĐGN ngày càng hoàn thiện trong quá trình lãnh đạo đất nước thời kỳ đổi mới.
Hội nghị Trung ương 6 khóa IV (8/1979), với chủ trương bằng mọi cách “làm
cho sản xuất bung ra”. Hội nghị chủ trương ổn định nghĩa vụ lương thực trong 5
năm, phần dôi ra được bán cho Nhà nước hoặc trao đổi tự do; khuyến khích mọi người dân tận dụng ao hồ, ruộng đất hoang hóa, đẩy mạnh chăn nuôi gia súc dưới mọi hình thức; sửa lại thuế lương thực và giá lương thực để khuyến khích sản xuất; sửa lại chế độ phân phối nội bộ hợp tác xã nông nghiệp, bỏ lối phân phối theo định suất, định lượng v.v... Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 đã nhanh chóng được nhân dân cả nước đón nhận và biến thành hành động cụ thể trong thực tiễn kinh tế. Chỉ một thời gian ngắn, trong cả nước đã xuất hiện rất nhiều điển hình về cách làm ăn mới.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V chủ trương “cần tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng; kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý”[23, 71]. Hội nghị Trung ương 8 khóa V (6/1985) chủ trương dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp, thực hiện cơ chế một giá; xóa bỏ
chế độ cung cấp hiện vật theo giá thấp; chuyển mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh sang cơ chế hạch toán kinh doanh XHCN.
Để thực hiện nhiệm vụ XĐGN, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã đề ra mục tiêu là “...Bảo đảm nhu cầu ăn của toàn xã hội và bước đầu có dự trữ. Vấn đề lương thực phải được giải quyết một cách toàn diện”[16, 154-155]. Đại hội VII, Đảng ta tiếp tục khẳng định: Phương hướng giải quyết đời sống 5 năm tới là: “Đáp ứng tốt hơn các nhu cầu thiết yếu và ngày càng đa dạng của các tầng lớp nhân dân; bảo đảm vững chắc nhu cầu lương thực, khắc phục tình trạng thiếu đói thường xuyên và nạn đói giáp hạt ở một số vùng; nâng mức cung ứng và tiêu dùng thực phẩm, tăng thêm dinh dưỡng bừa ăn của đông đảo nhân dân”[17, 73]. Đến Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1/1994), Đảng đề ra chủ trương “Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói giảm nghèo. Coi việc một bộ phận dân cư giàu trước là sự cần thiết cho sự phát triển”[18, 47].
Bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng khẳng định “Thực hiện tốt chương trình xóa đói giảm nghèo, nhất là đối với vùng căn cứ cách mạng, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Xây dựng và phát triển quỹ xóa đói giảm nghèo bằng nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước”[19, 115]. Đặc biệt đến Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã chính thức đề ra Chương trình quốc gia về XĐGN trong 5 năm 1996-2000 cùng với 10 Chương trình KT - XH khác, với mục tiêu giảm tỷ lệ nghèo đói trong tổng số hộ của cả nước từ 20 - 25% hiện nay xuống còn 10% vào năm 2000, bình quân giảm 300 nghìn hộ/năm. Trong 2 - 3 năm đầu của kế hoạch 5 năm tập trung xóa về cơ bản nạn đói kinh niên.
Nhằm để cụ thể hóa chủ trương của Đảng, ngày 29/11/1997, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 23-CT/TW Về lãnh đạo thực hiện công tác XĐGN, Chỉ thị yêu cầu các tỉnh ủy, thành ủy, các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, đảng ủy trực thuộc Trung ương tập trung mọi nguồn lực cho XĐGN, bao gồm nguồn từ ngân sách nhà nước, nguồn do dân gây quỹ XĐGN và tài trợ quốc tế.
Chủ trương Đại hội IX của Đảng đề ra là: “Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình XĐGN. Quan tâm xây dựng kết cấu hạ tầng cho các vùng nghèo, xã nghèo; đồng thời nâng cấp, cải tạo các tuyến trục giao thông nối vùng nghèo, xã nghèo với nơi khác, tạo điều kiện thuận lợi cho vùng nghèo, vùng khó khăn phát triển. Đi đôi với việc xây dựng kết cấu hạ tầng, phải rất coi trọng việc tạo nguồn lực cần thiết để dân cư ở các vùng nghèo, xã nghèo đẩy mạnh sản xuất, phát triển ngành nghề, tăng nhanh thu nhập… Nâng dần mức sống của các hộ đã thoát nghèo, tránh tình trạng tái nghèo”[20, 299]; “… Nhà nước tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích mọi người dân vươn lên làm giàu chính đáng và giúp đỡ người nghèo… Phấn đấu đến năm 2010 về cơ bản không còn hộ nghèo. Thường xuyên củng cố thành quả XĐGN”[20, 212].
Đến Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, vấn đề XĐGN trở thành một bộ phận trong chiến lược phát triển KT - XH. Đại hội chủ trương “đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức thực hiện XĐGN theo hướng phát huy cao độ nội lực và kết hợp sử dụng có hiệu quả sự trợ giúp của quốc tế”[22, 217].
Kế thừa những thành tựu đạt được cả về phương diện lý luận lẫn thực tiễn mà các đại hội Đảng đã đề ra, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI tiếp tục nhấn mạnh: “Thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức để bảo đảm giảm nghèo bền vững…khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tăng nhanh số hộ có có thu nhập trung bình khá trở lên”; “Tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình xoá đói, giảm nghèo, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK. Đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức XĐGN gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề và giải quyết việc làm để XĐGN bền vững; tạo điều kiện và khuyến khích người đã thoát nghèo vươn lên làm giàu và giúp đỡ người khác thoát nghèo”[24, 229].
Bước vào giai đoạn chiến lược mới 2010 - 2020, Đảng và Nhà nước vẫn xác định XĐGN là nhiệm vụ cơ bản, lâu dài: Thực hiện có hiệu quả hơn chính sách giảm nghèo phù hợp với từng thời kỳ; đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức để bảo đảm giảm nghèo bền vững, nhất là tại các huyện nghèo nhất và các vùng ĐBKK.
Khuyến khích làm giàu theo pháp luật, tăng nhanh số hộ có thu nhập trung bình khá trở lên. Có chính sách và các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế phân hóa giàu nghèo, giảm chênh lệch mức sống giữa nông thôn và thành thị; “…tạo điều kiện phát triển nhanh hơn các khu vực còn nhiều khó khăn, đặc biệt là các vùng biên giới, hải đảo, Tây Nam, Tây Nguyên, Tây Bắc và phía Tây các tỉnh miền Trung”[24, 119]; huy động mọi nguồn lực xã hội cùng với Nhà nước tập trung cho những vùng nghèo nhất, các đối tượng nghèo khó khăn nhất; gắn XĐGN với đào tạo nghề, tạo việc làm, phát triển sản xuất, kinh doanh; thực hiện tốt các chính sách ASXH và phúc lợi xã hội để giảm nghèo bền vững.
Với mục tiêu xây dựng một đất nước “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh”, đòi hỏi Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền cần nâng cao vai
trò quản lý trong quá trình XĐGN nhằm tiếp tục thực hiện tốt công tác xoá đói giảm nghèo một cách bền vững. Cụ thể là: “Tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình xoá đói, giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK. Đa dạng hoá các nguồn lực và phương thức xoá đói, giảm nghèo gắn với phát triển nông nghiệp, nông thôn, phát triển giáo dục, dạy nghề và giải quyết việc làm để xoá đói, giảm nghèo bền vững; tạo điều kiện và khuyến khích người đã thoát nghèo vươn lên làm giàu và giúp đỡ người khác thoát nghèo”[24, 229].
Ðẩy mạnh việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Chính phủ và Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, “trong đó chú trọng các chính sách giảm nghèo đối với các huyện nghèo, ưu tiên người nghèo là đồng bào DTTS thuộc huyện nghèo, xã biên giới, xã an toàn khu, xã, thôn, bản ĐBKK, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo, thu hẹp chênh lệch về mức sống và ASXH so với bình quân cả nước. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ hộ cận nghèo để giảm nghèo bền vững. Phấn đấu đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo tăng trên 3,5 lần so với năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm 1,5 - 2%/năm; các huyện, xã có tỷ lệ nghèo cao giảm 4%/năm theo chuẩn nghèo từng giai đoạn”[25, 109-110].