Phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo đồng bào vùng dân tộc thiểu

Một phần của tài liệu chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 103 - 110)

7. Kết cấu luận văn

3.2.1.2. Phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo đồng bào vùng dân tộc thiểu

bào vùng dân tộc thiểu số

Để thực hiện thành công mục tiêu quốc gia về XĐGN và giảm nghèo bền vững cho đồng bào DTTS huyện A Lưới những năm tiếp theo, cần thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp sau:

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức và ý thức trách

nhiệm của các cấp, các ngành và đồng bào DTTS về công tác XĐGN. Công tác tuyên truyền phải hướng vào việc giới thiệu, phổ biến sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về XĐGN; các nội dung, mục tiêu của các chương trình giảm nghèo đến tận thôn bản; làm rõ ý nghĩa, sự cần thiết phải đẩy mạnh XĐGN, tạo sự chuyển biến cơ bản về nhận thức cho các hộ nghèo vùng đồng bào DTTS, tạo ý chí tự lực, tự cường, vươn lên giảm nghèo một cách bền vững.

Hai là, tiến hành rà soát qui hoạch chi tiết từng địa phương trong huyện

nhằm định hướng địa phương xác định cơ cấu cây trồng - vật nuôi, phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản, tiểu thủ công nghiệp; rà soát, phân loại diện tích rừng hiện có, tập trung giao đất, giao rừng tự nhiên cho hộ đồng bào DTTS chăm sóc, quản lý bảo vệ, kinh doanh và được hưởng lợi từ rừng. Giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất sản xuất trong hộ đồng bào DTTS. Đặc biệt chú trọng đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, tập trung phát triển lúa nước, giảm lúa rẫy; phát triển những cây ăn quả, rau; tập trung đầu tư trồng 6.000 ha cao su theo phê duyệt của tỉnh và diện tích cây cà phê hiện có. Phát triển mạnh kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại tổng hợp vườn - rừng, kết hợp chăn nuôi với trồng trọt, hình thành các cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp truyền thống... nhằm giải quyết việc làm tại chỗ cho các hộ đồng bào.

Ba là, đẩy mạnh khai thác hiệu quả các tiềm năng, lợi thế của huyện, đồng

thời thúc đẩy các khu vực lân cận cùng phát triển, nhanh chóng rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng, nhất là giữa các vùng có đồng bào DTTS sinh sống. Tranh thủ và khai thác tốt sự đầu tư của trung ương, của tỉnh và các tỉnh bạn (huyện Đông Giang, Tây Giang của tỉnh Quảng Nam; huyện vùng núi của tỉnh Quảng Trị) để xây dựng kết cấu hạ tầng, giao thông, thủy lợi, thủy điện..., đặc biệt là đầu tư xây

dựng đường giao thông vào các khu sản xuất thuận lợi cả hai mùa… có như vậy mới tạo điều kiện cho các hộ nghèo DTTS nhanh chóng thoát nghèo, từng bước cải thiện và nâng cao mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội. Hiện nay, Quốc lộ 49 đoạn từ thành phố Huế đi A Lưới, dài hơn 71km đang được Bộ Giao thông vận tải đầu tư nâng cấp, với tổng mức đầu tư hơn 2.400 tỷ đồng - đoạn qua thành phố Huế sẽ được mở rộng 26m; đoạn qua Bình Điền được mở rộng 27m; các đoạn còn lại được mở rộng 12m; Bộ Giao thông vận tải cũng đã đồng ý ưu tiên triển khai thi công sớm đoạn từ thành phố Huế đến cầu Tuần. Ngoài ra, trục đường Hồ Chí Minh chạy qua địa phận 14 xã, thị trấn trong huyện với chiều dài trên 100 km, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế và quốc phòng, tạo điều kiện thuận lợi cho huyện thông thương hàng hóa, giao lưu kinh tế với các địa phương trên tuyến và cả nước; có 2 cửa khẩu liên thông với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào là cửa khẩu A Đớt - Tà Vàng (tỉnh Sê Kông) và cửa khẩu Hồng Vân - Kutai (tỉnh Salavan). Điều đó sẽ tạo động lực cho sự phát triển KT - XH của huyện A Lưới - đô thị động lực phía Tây của tỉnh trong sự gắn kết với hệ thống đô thị Thừa Thiên Huế trong tương lai.

Bốn là, tạo điều kiện cho đồng bào DTTS nghèo phát triển sản xuất, tăng thu

nhập thông qua các chính sách như: chính sách ưu đãi tín dụng, chính sách khuyến nông, khuyến lâm, hướng dẫn cách làm ăn, chính sách hỗ trợ đất sản xuất cho hộ nghèo DTTS, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề… Thực hiện lồng ghép nguồn lực các chương trình, dự án, các chính sách phục vụ công tác xoá đói giảm nghèo, đồng thời phải có cơ chế rõ ràng, ưu tiên các vùng nông thôn ở các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao.

Tăng cường giới thiệu những mô hình tốt, những điển hình và kinh nghiệm XĐGN của người Kinh và đồng bào DTTS. Trên cơ sở đó, tiến hành nhân rộng gắn với đào tạo ngắn hạn cho các hộ đồng bào nghèo vươn lên. Tăng cường các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, giống cây trồng, vật nuôi, tiêu thụ sản phẩm, dạy nghề cho con em đồng bào DTTS.

Năm là, phân công các cấp, các ngành, các đơn vị trực tiếp tham gia XĐGN

ở những địa bàn ĐBKK, có đồng bào dân tộc ít người sinh sống. Đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện XĐGN của các cấp, các ngành và việc sử dụng công quỹ XĐGN cho đồng bào DTTS trong những năm tới.

3.2.1.3. Phát triển kinh tế nông hộ, kinh tế vườn, khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng

Phát triển kinh tế vùng đồng bào DTTS thì phải cải tiến cách làm việc, tức là thay đổi cách thức sản xuất theo hướng có lợi để đẩy sản xuất tiến lên. Qua nghiên cứu thực trạng sản xuất của đồng bào DTTS ở A Lưới nhận thấy rằng phát triển kinh tế nông hộ, kinh tế vườn là hướng đi có nhiều triển vọng để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo điều kiện cho sản xuất hàng hóa phát triển ở vùng DTTS.

Với tiềm năng và thế mạnh của địa phương, phát triển kinh tế nông hộ, kinh tế vườn sẽ là một trong những giải pháp góp phần ĐCĐC vững chắc, ngược lại ĐCĐC vững chắc góp phần phát triển kinh tế nông hộ, kinh tế vườn trong vùng đồng bào DTTS. Đây là một trong những giải pháp để giúp đồng bào DTTS phát triển kinh tế hàng hóa, là một trong những điều kiện để thúc đẩy sự phát triển KT - XH ở A Lưới.

Đối với hộ là đồng bào DTTS, đã gắn kinh tế hộ với ĐCĐC với giao đất, giao rừng, xây dựng các công trình sản xuất, sinh hoạt. Trong những năm qua, trên địa bàn A Lưới, chủ yếu do nông hộ đảm nhận. Những mô hình kinh tế vườn, đồi, vườn rừng, trang trại gia đình về phát triển cây công nghiệp dài ngày, nông- lâm kết hợp của đồng bào đã phát huy được thế mạnh của địa phương. Thực chất đây là việc tổ chức và bố trí lại sản xuất theo hướng phát huy những thế mạnh từ tài nguyên rừng, đất của địa phương, thực hiện một bước phân công lao động xã hội, phát triển kinh tế hàng hóa. Các nông hộ áp dụng tiến bộ khoa học vào việc chăn nuôi trâu bò, đặc biệt là trong việc nuôi cá lồng trên các sông, hồ - nhất là hồ thủy điện A Lưới. Nhiều hộ đã chủ động tìm giống mới, chế biến thức ăn, sưu tầm sách báo phổ biến kiến thức chăn nuôi để tích lũy thêm kinh nghiệm, không ít hộ đã đưa bò lai, heo lai, nuôi ong vào sản xuất, góp phần giải quyết việc làm tăng thu nhập cho nhiều lao động. Vườn cao su, keo, tràm trong thời gian ngắn tạo ra nguồn thu nhập cao hơn hẳn làm nương rẫy, vừa cải thiện một bước đời sống, vừa tạo ra nguồn tích lũy ban đầu cho quá trình tái sản xuất.

Để phát triển kinh tế nông hộ, kinh tế vườn có hiệu quả cần phải nghiên cứu, lựa chọn, xây dựng những mô hình làm ăn mới có hiệu quả, phù hợp với điều kiện

đất đai, hạ tầng, tập quán của từng nơi nhằm giúp đồng bào DTTS phát triển sản xuất, tiếp cận đầy đủ với các nguồn vốn tín dụng và dịch vụ sản xuất. Nâng cao ý thức, kiến thức và kỹ năng về sản xuất hàng hóa và phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp cho người dân. Tổ chức lại mạng lưới khuyến nông, khuyến lâm đến thôn, bản; tăng cường công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đưa công nghệ sinh học vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, từng bước đưa sản xuất vùng đồng bào DTTS thoát khỏi tình trạng manh mún, nhỏ lẻ, hòa nhập vào kinh tế thị trường.

Trong quy hoạch phát triển KT - XH của tỉnh cũng như từng địa phương trong huyện phải tính đến nhu cầu quỹ đất dự phòng nhằm phục vụ lâu dài cho việc tách hộ đồng bào DTTS. Đối với các dự án sử dụng nhiều đất, cần có cơ chế để chủ dự án sử dụng lao động là người DTTS và trích một phần kinh phí thực hiện ASXH. Thực hiện tốt công tác giao đất giao rừng cho cho bà con đồng bào DTTS kinh doanh theo kiểu vườn rẫy, vườn rừng ở ngoài thôn bản để đồng bào có thể trồng lúa khô, khoai sắn, ngô, cây công nghiệp. Phát huy lợi thế về đất đai, đưa nông nghiệp từng bước phát triển theo chiều sâu và đa dạng hóa; đẩy mạnh sản xuất kinh doanh tổng hợp nghề rừng, tổ chức và khai thác tốt diện tích rừng hiện có, bảo đảm yêu cầu tái sinh rừng, bảo vệ môi trường, nâng diện tích độ che phủ rừng. Việc giao đất giao rừng cho nông hộ đã đem lại hiệu quả, phát triển hàng hóa, nhiều nông hộ đã trở thành giàu có, góp phần vào việc nuôi rừng, giữ rừng, bảo vệ môi trường. Phát triển kinh tế nông hộ gắn với việc giao đất, khoán rừng cho nông hộ là sự kết hợp giữa lao động với đất, rừng, cây, con, đây là một trong những giải pháp quan trọng vừa giảm áp lực về đất sản xuất, vừa tạo điều kiện cho người dân gắn bó với rừng, tạo công ăn việc làm, thoát nghèo một cách bền vững. Đầu tư phát triển các ngành dịch vụ nông nghiệp ở các buôn làng DTTS; khôi phục các nghề thủ công truyền thống, gắn với việc hình thành các tour du lịch làng nghề ở những nơi có điều kiện. Kết hợp hỗ trợ tuyên truyền giúp đồng bào giảm việc làm nông nghiệp, tham gia tích cực vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp để giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống.

Để thực hiện phát triển kinh tế nông hộ, phát triển kinh tế vườn, trong những năm tới cần quán triệt tốt các giải pháp sau:

- Trước hết cần coi trọng việc tuyên truyền vận động bà con DTTS thông suốt về tư tưởng, thấy được lợi ích trước mắt và lâu dài của phát triển kinh tế vườn, vượt qua những cản trở của nếp suy nghĩ cũ, phong tục tập quán lạc hậu, từ đó mỗi gia đình có nhu cầu và quyết tâm phát triển kinh tế vườn. Trong công tác giáo dục tuyên truyền, tổ chức triển khai làm vườn cần phải có đội ngũ cán bộ làm mẫu hoặc tấm gương chính từ những hộ kinh tế tư nhân làm ăn có hiệu quả, vì đối với đồng bào DTTS không có gì thuyết phục bằng tận mắt thấy thực tế.

- Trên cơ sở nắm chắc quỹ đất của từng xã, từng thôn bản, cả quy mô cũng như tính chất từng loại đất mà có quy hoạch hợp lý các điểm dân cư, quy hoạch đất vườn trong tổng thể đất thổ cư. Trong thực tế vườn trong thổ cư đã được giao cho các nông hộ cơ bản là phù hợp, nhưng tùy điều kiện đã có những hộ sản xuất có hiệu quả với quy mô lớn hơn.

- Để phát triển kinh tế nông hộ, kinh tế vườn có hiệu quả cần thiết phải xây dựng các mô hình hợp tác sản xuất trong nông nghiệp.Với canh tác nương rẫy truyền thống, đồng bào DTTS không có nhu cầu hợp tác sản xuất chỉ có hình thức hợp tác đơn giản như đổi công, tương trợ nhau làm nương rẫy, phát rẫy gieo hạt. Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp đối với đồng bào DTTS ở các thôn bản dân tộc nhất là sâu vùng sâu, kinh tế hàng hóa chưa phát triển nên nghiên cứu sử dụng và phát triển các hình thức hợp tác lao động như vần công, đổi công, lao động tương trợ thời vụ, ngoài ra, cần giúp đỡ cho giữa các hộ gia đình cá thể với nhau trên nguyên tắc có nhu cầu đòi hỏi và tự nguyện, hình thức đó phù hợp với các hộ cá thể làm kinh tế vườn trong các khâu làm đất, ươm giống, tưới nước, bón phân, thu hoạch. Hợp tác sản xuất trong vùng đồng bào DTTS không cứng nhắc mà tùy thuộc vào trình độ phát triển của từng vùng dân cư. Mục tiêu của hợp tác sản xuất trong vùng đồng bào DTTS là thúc đẩy lực lượng sản xuất, hiệu quả kinh tế nâng cao.

- Khuyến khích hộ cá thể bỏ vốn ra mua máy móc vật tư để vừa làm cho gia đình mình và giúp đỡ cho các hộ gia đình khác trong thôn. Cách làm này sẽ thúc

đẩy kinh tế nông hộ, kinh tế vườn thúc đẩy sản xuất hàng hóa của các hộ trong thôn. Đối với nhà nước, thông qua chính quyền địa phương tăng cường các trạm dịch vụ kỹ thuật tổng hợp đặt ở các cụm xã, đầu mối giao thông qua lại, đứng ra làm các dịch vụ về xăng dầu, máy móc kỹ thuật, giống, phân bón, mua bán trao đổi sản phẩm. Đầu tư xây dựng đường sá, thủy lợi trường học, trạm xá, ưu tiên cho vay vốn, ưu tiên bán nguyên liệu. Để đồng bào DTTS làm việc trong các nông- lâm trường, kể cả kinh tế nông hộ có hiệu quả, thì phải nâng cao trình độ lao động, trình độ quản lý sản xuất cho đồng bào, bỡi lẽ lao động đồng bào DTTS chủ yếu là lao động cơ bắp, chưa qua đào tạo còn ở trình độ kinh nghiệm, công cụ sản xuất vừa thiếu vừa lạc hậu, do vậy cần làm tốt công tác khuyến nông, khuyến lâm để giúp cho đồng bào lựa chọn cơ cấu cây trồng phù hợp cho từng vùng, từng địa phương, từng loại đất, phải trang bị kiến thức canh tác mới, trang bị kỹ thuật, những hiểu biết về tổ chức quản lý sản xuất, thiếu những hiểu biết ấy họ không thể tham gia sản xuất có hiệu quả, để nâng cao trình độ cho đồng bào có thể thông qua các lớp đào tạo ngắn hạn, dài hạn, các lớp tập huấn bồi dưỡng kỹ năng lao động.

- Cần kết hợp giữa trồng và khai thác rừng, trồng cây công nghiệp với làm ruộng làm nương rẫy với làm lúa nước. Trên cơ sở ấy đa dạng hóa các sản phẩm nhưng phải xác định những sản phẩm hàng hóa chủ đạo có giá trị kinh tế cao lại vừa tự túc lương thực thực phẩm thỏa mãn nhu cầu đời sống của đồng bào. Đối với các nông - lâm trường ngoài hợp đồng với đồng bào DTTS theo mùa vụ cần thực hiện phương thức hợp đồng hay khoán sản phẩm cho đồng bào trong việc trồng, chăm sóc cây công nghiệp, giao đất giao rừng để bà con trồng và khai thác rừng, giúp bà con phát triển kinh tế vườn và làm ruộng nước.

3.2.1.4. Tập trung đầu tư phát triển địa bàn đặc biệt khó khăn

Thông qua các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú, đa dạng; lồng ghép thông qua các buổi sinh hoạt thôn, làng. Đối với các xã vùng sâu, địa bàn chia cắt giao thông đi lại khó khăn đã triển khai hình thức tuyên truyền miệng cho đội ngũ cán bộ công chức xã, thôn trưởng tuyên truyền sâu rộng công tác đào tạo nghề đến tận các làng. Qua đó, có sự chuyển biến tích cực về nhận thức, tầm quan trọng của công tác XĐGN, giải quyết việc làm cho người dân

tộc, góp phần giảm nghèo, ổn định phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Phát huy những kết quả đạt được trên đây, huyện A Lưới cần thực hiện tốt các giải pháp cho đồng bào DTTS thời gian tới:

Thứ nhất, song song việc thực hiện tốt chính sách ưu tiên tuyển dụng lao động

là con em các DTTS và Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban

Một phần của tài liệu chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 103 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w