Vị trí huyệ nA Lưới trong tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 55 - 138)

7. Kết cấu luận văn

2.1.4.1. Vị trí huyệ nA Lưới trong tỉnh Thừa Thiên Huế

A Lưới là huyện có diện tích tự nhiên lớn nhất toàn tỉnh Thừa Thiên Huế, chiếm 24,17%, nhưng dân số chỉ chiếm 3,85%, mật độ dân số thấp nhất trong tỉnh, trên 37 người/km2. A Lưới có tiềm năng lớn về phát triển lâm nghiệp, các cây công nghiệp có giá trị kinh tế như cao su, cà phê. Các tiềm năng thủy điện, khoáng sản, du lịch, kinh tế cửa khẩu đang được đầu tư khai thác. Những năm gần đây, kinh tế - xã hội của A Lưới có bước tăng trưởng đáng kể, có nhiều khởi sắc.

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội huyện A Lưới so

tỉnh Thừa Thiên Huế

STT Các chỉ tiêu Đơn vị Huyện A Lưới Tỉnh Thừa Thiên Huế % so Tỉnh 1 Diện tích tự nhiên Km2 1224,6 5.065,28 24,17 2 Dân số trung bình người 46,6 1.115,6* 4,17 3 Thu nhập GDP/người USD 700 1.700 41,17 4 Thu ngân sách trên địa bàn Tỷ đ 61,3 4609 1,33 5 Một số chỉ tiêu xã hội

- Tỷ lệ trẻ em <5 tuổi suy dinh

dưỡng %

19,57 14,4 + 5,17 - Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề % 23 52 - 29 - Tỷ lệ dân số sử dụng nước hợp VS % 85 97,4 - 12,4

Nguồn: Niên giám Thống kê huyện A Lưới 2013 2.1.4.2. Những thành tựu đạt được, khó khăn hạn chế

a. Những thành tựu đạt được

Nhìn chung, trong thời gian qua, sự nghiệp phát triển KT - XH trên địa bàn huyện đạt được nhiều thành tựu quan trọng, hầu hết các chỉ tiêu đều đã đạt và vượt kế hoạch.

- Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2011-2013 đạt 14,6%/năm, cao hơn so thời kỳ 2005-2010 là 13,1%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch rõ nét theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ.

- Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp được đẩy mạnh phát triển; năng lực sản xuất công nghiệp được mở rộng; nhiều công trình công nghiệp quan trọng được triển khai và hoàn thành, tạo động lực mới cho nền kinh tế.

- Hoạt động thương mại sôi động hơn; đầu tư xây dựng các chợ trung tâm thị trấn, chợ cụm xã; một số khu, cụm du lịch, trung tâm thương mại đang từng bước hình thành; các loại hình dịch vụ phát triển đa dạng góp phần chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế trên địa bàn.

- Sản xuất nông nghiệp có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa; từng bước hình thành các vùng chuyên canh cao su, cà phê, cây ăn quả với quy mô tập trung; kinh tế lâm nghiệp được chú trọng phát triển; năng suất, hiệu quả sản xuất nông nghiệp được nâng cao.

- Kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng khá đồng bộ, cơ sở vật chất-kỹ thuật được tăng cường đáng kể; hệ thống giao thông ngày hoàn thiện hơn; đầu tư cho thủy lợi, cấp nước sạch được chú trọng; hạ tầng đô thị A Lưới được ưu tiên đầu tư nâng cấp, mở rộng, tạo diện mạo mới khang trang, hiện đại hơn; hạ tầng Khu kinh

tế cửa khẩu A Đớt đang được đầu tư hoàn thiện, tạo triển vọng phát triển mới cho nền kinh tế huyện.

- Lĩnh vực văn hóa, xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt; công tác XĐGN đạt nhiều kết quả quan trọng; công tác quốc phòng, an ninh được tăng cường, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

b. Khó khăn, hạn chế

Tuy đã đạt được một số kết quả khả quan nhưng nhìn chung huyện A Lưới vẫn là một địa phương còn nhiều khó khăn, hạn chế:

- Về phát triển kinh tế: Quy mô và xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp,

tốc độ tăng trưởng kinh tế khả quan nhưng chưa bền vững; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm.

Sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp quy mô nhỏ bé; việc khôi phục, phát triển ngành nghề truyền thống, du nhập nghề mới chậm chuyển biến. Khu vực dịch vụ phát triển còn hạn chế, du lịch chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh. Sản xuất nông nghiệp vẫn còn lạc hậu, hiệu quả thấp. Hệ thống thuỷ lợi chủ yếu tập trung cho cây lúa, chưa đủ khả năng thực hiện đa chức năng phục vụ phát triển các cây trồng khác, nuôi trồng thủy sản, phòng chống thiên tai.

Kết cấu hạ tầng tuy đã được tập trung đầu tư nhưng còn thiếu đồng bộ, mới tập trung vào khu vực thị trấn và trung tâm các cụm xã; hạ tầng khu vực nông thôn chất lượng yếu kém. Là huyện miền núi có địa hình phức tạp và bị chia cắt mạnh, tình trạng chia cắt cục bộ trong mùa mưa bão vẫn thường xuyên xảy ra.

Công tác quy hoạch phát triển đô thị chưa đồng bộ, ảnh hưởng lớn đến đầu tư cơ sở hạ tầng. Việc triển khai một số dự án ở đô thị còn chậm; công tác đền bù, giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, làm chậm tiến độ thi công. Quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị còn bất cập, tình trạng lấn chiếm đất, xây dựng trái phép ở nhiều nơi còn diễn biến phức tạp.

- Về lĩnh vực văn hóa, xã hội: Phát triển chưa toàn diện, có mặt còn hạn chế.

Kết quả XĐGN chưa vững chắc, ý thức vươn lên làm giàu, chủ động XĐGN của người dân chưa cao; tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Tình trạng thiếu việc làm vẫn là vấn đề gay gắt, nhất là trong thanh niên. Đời sống cán bộ, nhân dân trên địa bàn nhìn chung còn nhiều khó khăn.

Chất lượng giáo dục ở một số trường vùng xa còn thấp; tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia ít, chưa hình thành các trường chất lượng cao trong các cấp học. Hệ thống y tế cơ sở xã được đầu tư nâng cấp, song chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, cán bộ y tế, trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh vẫn còn thiếu. Các chương trình dân số, chăm sóc sức khỏe cộng đồng hiệu quả chưa cao v.v.

c. Nguyên nhân yếu kém - Về khách quan:

+ Kinh tế thế giới suy thoái, tình hình lạm phát trong nước, khó khăn về tài chính, đang tái cơ cấu kinh tế, ngân hàng, doanh nghiệp tạo nên khó thu hút nguồn vốn cho đầu tư phát triển.

+ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật tuy đã được tăng cường, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, nhất là hạ tầng về công nghệ thông tin, dịch vụ phụ trợ; quốc lộ 49 đi lại còn nhiều khó khăn.

+ Địa hình bị chia cắt; khí hậu, thời tiết không thuận lợi; thiên tai, dịch bệnh thường xảy ra gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

- Về chủ quan

+ Việc nghiên cứu, thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước chưa sâu sắc; phân công, phân cấp trong quản lý nhà nước có chuyển biến, song vẫn còn tình trạng chồng chéo, trách nhiệm của tập thể và cá nhân chưa được đề cao; sự phối hợp trong tham mưu và tổ chức thực hiện còn yếu; việc kiểm tra, đôn đốc, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện chưa thường xuyên, nghiêm túc.

+ Tư duy và phong cách, lề lối làm việc của một bộ phận cán bộ, công chức, kể cả một số cán bộ ở vị trí lãnh đạo còn chậm đổi mới.

+ Một bộ phận người dân còn tư tưởng thụ động, ỷ lại, chưa mạnh dạn đầu tư làm ăn; kinh nghiệm về sản xuất hàng hoá và tiếp thị còn hết sức hạn chế.

+ Vốn đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước cho các chương trình, dự án phát triển KT - XH chưa đáp ứng được yêu cầu. Sự tác động của các nguồn lực từ Trung ương còn rất hạn chế, chưa tạo ra động lực để khai thác, phát huy các tiềm năng lợi thế của huyện.

2.1.4.3. Tiềm năng, thế mạnh và những khó khăn, thách thức

a. Tiềm năng, thế mạnh

- Huyện A Lưới có vị trí địa lý - kinh tế khá thuận lợi, nằm trên đường Hồ Chí Minh đi qua 14 xã, thị trấn với chiều dài trên 100 km, nối xuyên Bắc - Nam; có quốc lộ 49 kết nối Đông - Tây thông suốt với Huế và các huyện đồng bằng; đường 74, 71 đang được đầu tư nâng cấp, xây dựng mới nối A Lưới với Nam Đông, với Phong Điền, quốc lộ 1A; có hai cửa khẩu quốc gia là A Đớt và Hồng Vân, đặc biệt Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt đang được đầu tư phát triển.

- Diện tích tự nhiên lớn nhất toàn tỉnh, đất đai màu mỡ, thời tiết khí hậu thuận lợi cho sự sinh trưởng của nhiều loại cây trồng, đặc biệt là cây công nghiệp lâu năm như cao su, cà phê, cây ăn quả với quy mô tập trung. A Lưới còn có diện tích rừng lớn, tỷ lệ che phủ cao và thảm thực vật phong phú với trữ lượng trung bình 6-7 triệu m. Diện tích đất trống đồi núi trọc chưa sử dụng còn nhiều. Đây là tiềm năng lớn có thể khai thác đưa vào phát triển nông, lâm nghiệp và các ngành kinh tế khác.

- A Lưới có tiềm năng lớn về phát triển du lịch, có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp như các khu rừng nguyên sinh rộng lớn, các thác nước, sông, hồ, các đèo, hang động là những điểm tham quan hấp dẫn; có các bản làng của đồng bào Pacô, Tà Ôi còn lưu giữ nhiều nếp sống, truyền thống văn hóa đặc sắc, có nghề dệt zèng nổi tiếng... có thể phát triển đa dạng các loại hình du lịch sinh thái, lịch sử-văn hóa, du lịch cộng đồng... Đây là lợi thế lớn cho phép A Lưới phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng.

- Là huyện có tiềm năng về thủy điện, khoáng sản cao lanh, vàng, đá xây dựng và nguồn nguyên liệu nông, lâm sản lớn... có thể phát triển mạnh công nghiệp. Các công trình thủy điện lớn như A Lưới, A Lin đang được đầu tư hoàn thành xây

dựng; đã có một số dự án công nghiệp lớn như nhà máy tinh lọc cao lanh, chế biến vàng đa kim loại, khai thác đá, chế biến gỗ, lâm sản… Kết cấu hạ tầng được xây dựng khá đồng bộ.

- Đồng bào các dân tộc huyện A Lưới có truyền thống cách mạng, đoàn kết, một lòng theo Đảng; anh hùng trong chiến đấu; cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất; có đội ngũ lãnh đạo năng động, tâm huyết với quê hương. A Lưới còn được sự quan tâm, hỗ trợ tích cực từ Trung ương và Tỉnh. Các chương trình, dự án ưu tiên cho vùng đồng bào DTTS, vùng biên giới và các chương trình mục tiêu quốc gia được Trung ương, Tỉnh tiếp tục quan tâm đầu tư. Đó là nguồn lực to lớn để A Lưới tiếp tục phát triển đi lên trong tương lai.

b. Khó khăn, thách thức

Bên cạnh những tiềm năng, thế mạnh nổi trội thì nhìn chung A Lưới vẫn là một huyện nghèo, còn nhiều khó khăn, thách thức.

- Quy mô, tiềm lực nền kinh tế còn nhỏ bé, trình độ phát triển thấp; tăng trưởng kinh tế chưa cao, thiếu ổn định; thu ngân sách còn thấp. Phương thức canh tác, thâm canh trong nông nghiệp chậm đổi mới; công nghiệp đang trong quá trình xây dựng; thương mại, du lịch chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh. Mức chênh lệch về thu nhập của người dân trong huyện so với bình quân chung toàn tỉnh còn cao. Nguy cơ bị tụt hậu vẫn rất lớn. Đây đang là khó khăn, thách thức lớn đối với A Lưới trong những năm tới.

- A Lưới nằm cách xa các trung tâm kinh tế lớn, các vùng động lực phát triển của tỉnh như thành phố Huế, Khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô; cách xa sân bay, cảng biển nên ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển và giao lưu kinh tế. Chưa thu hút được các doanh nghiệp đầu đàn đầu tư các công trình, dự án lớn về sản xuất, kinh doanh và xây dựng đô thị.

- Chất lượng nguồn nhân lực hạn chế, thiếu đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật, công nhân lành nghề; tỷ lệ lao động được đào tạo thấp; năng lực đội ngũ cán bộ còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển KT - XH và hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới. Trình độ dân trí thấp, chuyển biến nhận thức chậm, vẫn còn tư

tưởng trông chờ, ỷ lại của một bộ phận nhân dân. Đời sống dân cư còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.

- Địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh, gây nhiều khó khăn trong xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất. Thời tiết, khí hậu khắc nghiệt, thiên tai lũ lụt, lở đất thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống dân cư. Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.

- A Lưới là địa bàn trọng điểm về quốc phòng, an ninh, có nhiều yếu tố còn tiềm ẩn khó lường. Sự chống phá của các thế lực thù địch vẫn đang tiếp tục bằng âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ. An toàn giao thông và một số tệ nạn xã hội vẫn đang là những vấn đề bức xúc đặt ra.

2.2. THỰC TRẠNG NGHÈO, ĐÓI VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN A LƯỚI THỜI GIAN QUA SÁCH XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN A LƯỚI THỜI GIAN QUA

2.2.1. Khái quát thực trạng nghèo đói ở A Lưới thời gian qua

Trong những năm qua, công tác giảm nghèo, an sinh xã hội được các cấp, các ngành quan tâm, chú trọng. Đến nay, toàn huyện đã cơ bản hoàn thành xóa nhà ở tạm cho đồng bào DTTS; xây dựng các khu tái định canh, định cư cho các hộ dân phải di dời, giải tỏa, hộ dân bị ảnh hưởng của thiên tai để ổn định cuộc sống theo hướng tốt hơn. Đã giải quyết dứt điểm các chế độ 290, 929, chất độc hóa học cho 656 đối tượng; xây dựng 90 nhà tình nghĩa và hỗ trợ 1.407 nhà ở theo Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ cho đối tượng nghèo, 337 người có công với cách mạng theo quyết định 22/2013/TTg. Thực hiện kịp thời các chính sách hỗ trợ, cứu trợ cho các hộ dân bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.

Tuy nhiên, tỷ lệ đói nghèo vẫn còn cao so với quyết tâm của Đảng, chính quyền và các đoàn thể. Cụ thể như sau:

2.2.1.1. Thực trạng nghèo đói ở khu vực thị trấn và nhóm di cư

Theo kết quả điều tra hộ nghèo, cận nghèo chung trong toàn tỉnh giai đoạn 2011-2015 của tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy:

Bảng 2.2: Kết quả điều tra hộ nghèo, cận nghèo chung trong toàn tỉnh

giai đoạn 2011-2015 của tỉnh Thừa Thiên Huế (Tổng điều tra 2010) TT Tên đơn vị Tổng số hộ Nghèo Cận nghèo Tổng số hộ nghèo Tỷ lệ hộ nghèo (%) Tổng số hộ cận nghèo Tỷ lệ hộ cận nghèo (%) A B 1 2 3=2/1 4 5=4/1 1 Thành phố Huế 68.880 3.305 4,80 3.360 4,88 2 Thị xã Hương Thủy 22.659 1.795 7,92 1.337 5,90 3 Huyện Phong Điền 2,639 3.244 14,33 2.216 9,79 4 Huyện Quảng Điền 22.698 3.599 15,86 1.901 8,38 5 Huyện Hương Trà 25.835 2.673 10,35 1.579 6,11 6 Huyện Phú Vang 39.920 5.272 13,21 2.867 7,18 7 Huyện Phú Lộc 32.880 4.554 13,85 1.958 5,95 8 Huyện Nam Đông 5.178 717 13,85 494 9,54 9 Huyện A Lưới 10.305 2.844 27,60 1.39 13,96

Chung toàn Tỉnh 50.994 28.003 11,16 17.151 6,83

Bảng 2.3: Hộ nghèo phân chia theo khu vực của tỉnh Thừa Thiên Huế

TT Đặc điểm Toàn

tỉnh KV thành thị KV Nông thôn Vùng DTTS 16 xã ĐBKK (CT135) 39 xã bãi ngang (CT257)

1 Tổng số hộ dân (hộ) 250.99

4 99.547 151.447 12.563 6.997 66.129 2 Số hộ nghèo (hộ) 28.003 5.435 22.568 3.589 2.469 10.359 3 Tỷ lệ hộ nghèo (%) 11,16 5,46 14,90 28,57 35,29 15,66 4 Số hộ cận nghèo (hộ) 17.151 4.727 12.424 1.849 2.501 5.541 5 Tỷ lệ hộ cận nghèo (%) 6,83 4,75 8,20 14,72 35,74 8,38

Bức tranh nghèo đói của huyện A Lưới được cơ quan chức năng tiến hành báo cáo tổng hợp, phân tích, đánh giá nghèo đói được tiếp cận theo khu vực thị trấn và

Một phần của tài liệu chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 55 - 138)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w