Những mặt được

Một phần của tài liệu chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 82 - 87)

7. Kết cấu luận văn

2.2.3.1. Những mặt được

Từ nhiều năm qua, Ðảng và Nhà nước ta luôn quan tâm xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách xã hội, coi đây vừa là mục tiêu, vừa là động lực để phát triển bền vững, ổn định CT - XH, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta. Hệ thống pháp luật và chính sách phát triển các lĩnh vực xã hội ngày càng được bổ sung và hoàn thiện. Diện thụ hưởng chính sách ngày càng mở rộng, mức hỗ trợ được nâng lên. Nguồn lực đầu tư phát triển các lĩnh vực xã hội ngày càng lớn, được tăng cường đầu tư từ ngân sách nhà nước và các nguồn lực xã hội khác. Các lĩnh vực xã hội đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhất là giảm nghèo, tạo việc làm, ưu đãi người có công, GD và ĐT, y tế, trợ giúp người có hoàn cảnh ĐBKK, công tác gia đình và bình đẳng giới. Ðời sống vật chất và tinh thần của người có công, người nghèo, đồng bào DTTS được cải thiện, góp phần củng cố lòng tin của nhân dân và sự ổn định CT - XH. “Nước ta được Liên hợp quốc công nhận là một trong các quốc gia đi đầu trong việc thực hiện một số mục tiêu Thiên niên kỷ”[25, 104].

Những thành tựu về XĐGN trên địa bàn huyện A Lưới đã góp phần tạo động lực trên một số lĩnh vực như sau:

Một là, góp phần tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.

Kết quả thực hiện các chương trình giảm nghèo trong thời gian qua đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định xã hội và thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện để cho xoá đói giảm nghèo, song chính xoá đói, giảm nghèo lại tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bởi vì xoá đói giảm nghèo làm tăng năng lực sản xuất cho người nghèo (thông qua việc nâng cao kiến thức, trình độ cho người nghèo, bổ trợ vốn cho người nghèo, chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo…). Xoá đói giảm nghèo tạo ra mặt bằng xã hội phát triển tương đối đồng đều, đảm bảo ASXH - một điều kiện cần thiết cho phát triển bền vững. Như vậy, xoá đói giảm nghèo không chỉ là

mục tiêu của phát triển kinh tế mà còn là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Thực hiện phát triển công bằng xã hội, góp phần phát triển đất nước.

Người nghèo đã được hỗ trợ cải thiện một bước về điều kiện sống, tiếp cận tốt hơn các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước và cộng đồng cho phát triển kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập; một số nhu cầu xã hội thiết yếu của người nghèo cơ bản được đáp ứng. Chính sách xoá đói giảm nghèo giúp người nghèo có được cơ hội tự vươn lên, tạo thu nhập để phát triển, vượt qua tình trạng nghèo đói, tự giải quyết những nhu cầu thiết yếu của gia đình và bản thân. Quá trình này đã giúp chúng ta thực hiện được mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội.

Số liệu XĐGN của A Lưới so với các địa phương miền núi trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên cho thấy:

Ở Quảng Nam, tỉ lệ hộ nghèo tính đến tháng 7/2012 đang ở mức báo động:

tỷ lệ 20,9%, tức cao gấp đôi so với bình quân của cả nước. Mặc dù, đầu tháng 2/2014, con số này giảm xuống còn 14,91%; tuy nhiên, ít nhất 5 huyện miền núi gồm Nam Trà My, Nam Giang, Bắc Trà My, Phước Sơn (53,72%), Tây Giang có số hộ nghèo vượt tỉ lệ 50%, cá biệt huyện Nam Trà My đến 72,05%[44].

Huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi tỷ lệ hộ nghèo là 32,91% và hộ cận nghèo

chiếm 13,31%.

Ở tỉnh Quảng Trị tỷ lệ hộ nghèo vùng DTTS chiếm tỷ lệ 31,38%, đặc biệt ngoài huyện Đakrông được hưởng chính sách giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a/NQ-CP của Chính phủ, còn có 09 xã và 23 thôn bản có tỷ lệ hộ nghèo trên 50%, có nơi gần 90%[38].

Ở Tây Nguyên vùng DTTS đã giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 47,8% năm 2006

xuống19,9% năm 2010.

Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm

2012 cho thấy: Tổng số hộ nghèo là 20.992 hộ/66.549 khẩu, tỷ lệ: 7,95%; tổng số hộ cận nghèo: 17.570 hộ/65.658 khẩu, tỷ lệ: 6,66%[58]. Tỉnh Thừa Thiên Huế có 2 huyện miền núi (Nam Đông, A Lưới) và 4 huyện có xã miền núi (Hương Trà, Phú Lộc, Phong Điền, Hương Thủy), với 46 xã miền núi, 34 xã có đồng bào DTTS, 12 xã biên giới, 39 xã thuộc vùng khó khăn, 16 xã ĐBKK và 26 thôn, bản ĐBKK

thuộc xã khu vực II được đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II (2006-2010); dân số toàn vùng dân tộc, miền núi có 29.114 hộ/105.577 khẩu, trong đó đồng bào DTTS có 11.827 hộ/57.438 khẩu gồm các dân tộc Tà ôi, Pa kô, Cơ tu, Vân kiều, Pa hy. Ngoài ra, còn có 1 số bộ phận nhỏ các dân tộc khác. Tổng số hộ nghèo vùng đồng bào DTTS và miền núi 4.447 hộ (chiếm 14,68%) và tỷ lệ hộ cận nghèo vùng đồng bào DTTS và miền núi 3.084 (chiếm 10,18%).

Ở huyện A Lưới (tỉnh Thừa Thiên Huế): Năm 2006, toàn huyện có 12 xã và

16 thôn, bản ĐBKK, tỷ lệ hộ nghèo là 35,3%; qua triển khai Chương trình 135 giai đoạn II, năm 2010 đã giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 24,6% (theo chuẩn mới). Cuối năm 2012 tỷ lệ hộ nghèo là 21,28% với 1579 hộ nghèo đến đầu năm 2013 giảm xuống còn 16,88% với 1.879 hộ nghèo giảm 4,4% và đến cuối năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 13,64%, giảm 3,24% so với cuối năm 2012.

Qua những số liệu trên cho thấy so với các huyện miền núi trong khu vực miền Trung và Tây Nguyên, công tác XĐGN của huyện A Lưới trong thời gian qua đã đạt được những kết quả vượt bậc. Tuy nhiên, kết quả XĐGN chưa vững chắc, tỷ lệ hộ nghèo tuy có giảm nhưng chưa bền vững, có nguy cơ tái nghèo[81].

Bảng 2.11: So sánh công tác XĐGN vùng DTTS của huyện A Lưới

trong thời gian qua với các địa phương khác

TT Địa phương Tỷ lệ hộ nghèo

1 Quảng Nam Huyện Phước Sơn 53, 72% Huyện Nam Trà My 72,05%

2 Quảng Ngãi Huyện Ba Tơ 32,91%

3 Kon Tum Huyện KonPlong 99,9%

Huyện Đăkglei 99,3%

4 Quảng Trị 31,38%

5 Tây Nguyên 19,9%

6 Thừa Thiên Huế Chung toàn vùng DTTS của tỉnh

14,68% Huyện A Lưới 13,64%

Nguồn: Báo cáo Hội nghị trực tuyến toàn quốc về thực hiện công tác giảm nghèo, chương

Hai là, làm thay đổi cơ bản nhận thức của cộng đồng, làm tăng trách nhiệm của cộng đồng, của xã hội với người nghèo, đồng thời làm thay đổi cơ bản nhận thức của người nghèo.

Giảm nghèo đã trở thành nhiệm vụ, chỉ tiêu ưu tiên trong quá trình chỉ đạo, điều hành của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương. Các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp, cộng đồng ngày càng thể hiện trách nhiệm hơn với người nghèo. Với chính sách bảo trợ pháp lý, người nghèo đã nhận thức rõ hơn trách nhiệm của chính bản thân mình và chủ động trong việc tiếp nhận các chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng để tự vươn lên thoát nghèo. Nhận thức của những hộ nghèo, người nghèo đã dần thay đổi từ chỗ thụ động trông chờ vào chính sách hỗ trợ của Nhà nước, của tỉnh, đến nay những người nghèo đã chủ động hơn trong việc nỗ lực vươn lên thoát nghèo cho bản thân và gia đình, góp phần đáng kể vào công tác xoá đói giảm nghèo trên toàn tỉnh. Điều đó đã làm cho chương trình xoá đói giảm nghèo bước đầu có sự tác động hai chiều từ các cơ quan ban ngành của Nhà nước, của tỉnh và nỗ lực cố gắng của chính những hộ nghèo.

Ba là, giúp người nghèo ngày càng thích ứng hơn với cơ chế thị trường.

Quá trình triển khai thực thi chính sách xoá đói, giảm nghèo, cộng đồng người nghèo ngày càng nhận thức rõ hơn về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đặc biệt với chính sách hỗ trợ người nghèo nâng cao trình độ, chuyên môn, khuyến khích phát triển thị trường đã làm thay đổi tư duy sản xuất kinh doanh của người nghèo, từ tư duy tự cung tự cấp sang tư duy thị trường, từ bán những gì mình có chuyển sang bán những thứ thị trường cần, từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất quy mô lớn hơn. Quá trình đó đã giúp cho người nghèo ngày càng thích ứng hơn với cơ chế thị trường.

Bốn là, góp phần nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho người nghèo.

Bên cạnh các chính sách văn hoá nói chung, chính sách văn hoá đối với người nghèo như chương trình cung cấp báo chí miễn phí cho đồng bào, phủ sóng đài tiếng nói, truyền hình tới vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS; chương trình trợ giá đài radio cho đồng bào…đã góp phần nâng cao đời sống văn hoá cho người nghèo.

Năm là, làm tăng lòng tin của nhân dân nói chung và người nghèo nói riêng đối với Đảng và Nhà nước.

Chủ trương, đường lối và hệ thống chính sách xoá đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua cho thấy Đảng và Nhà nước ta thực sự quan tâm đến người nghèo, nó cũng cho thấy Nhà nước XHCN Việt Nam là Nhà nước của dân, do dân và vì dân. Những kết quả đem lại cho người nghèo qua thực hiện chính sách xoá đói, giảm nghèo làm tăng lòng tin của người nghèo đối với Đảng và Nhà nước. Nó cũng cho thấy Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện tốt tư tưởng của Hồ Chí Minh, đó là: Chúng ta tranh được tự do, độc lập mà dân cư chết đói, chết rét, sự

độc lập, tự do cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của độc lập tự do khi mà chỉ biết được ăn no mặc đủ.

Sáu là, góp phần vào xây dựng và thực thi chính sách xoá đói giảm nghèo ngày càng hoàn thiện.

Từ thực tiễn huyện đã có nhiều kiến nghị, đề xuất Trung ương và tỉnh để các chính sách giảm nghèo dần được hoàn thiện cả về mục đích, nội dung, cách thức tiếp cận và tổ chức thực hiện. Nhiều chính sách, chương trình được bổ sung một cách hợp lý; các chương trình, dự án được thực hiện công khai, minh bạch, dân chủ từ cơ sở làm cho các hộ nghèo, người nghèo được thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Việc thực thi công khai, minh bạch cũng tạo điều kiện cho người dân tham gia giám sát chính sách xoá đói giảm nghèo, đồng thời làm tăng vai trò phản biện xã hội của nhân dân đối với các cấp chính quyền.

Bảy là, góp phần tạo ra sự phối hợp giữa các cấp, ngành trong công tác xoá đói giảm nghèo ngày càng tốt hơn.

Việc phối hợp tổ chức thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo và bảo trợ xã hội trong thời gian vừa qua giữa các cơ quan, ban ngành, các cấp chính quyền ngày càng chặt chẽ hơn. Công tác tuyên truyền phổ biến các chính sách xoá đói, giảm nghèo được thực hiện tương đối đồng bộ. Các tổ chức CT - XH bước đầu đã có sự nhập cuộc khá tốt trong công tác xoá đói giảm nghèo. Điều đó cho thấy, việc thực hiện chính sách xoá đói, giảm nghèo đang được xã hội hoá, trở thành một trong những mỗi quan tâm hàng đầu của toàn xã hội.

Một phần của tài liệu chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w