7. Kết cấu luận văn
2.2.1.3. Nghèo đói ở các xã dân tộc thiểu số
Trong qua trình thực hiện đường lối đổi mới, tăng trưởng kinh tế của huyện luôn có mức tăng trưởng cao, cùng với các chính sách phân bổ thu nhập hợp lý đã tạo tiền đề rất quan trọng cho chúng ta thực hiện xoá đói giảm nghèo. Tăng trưởng kinh tế đem lại lợi ích cho mọi khu vực, mọi tầng lớp dân cư và là yếu tố quyết định nâng cao mức sống cho nhân dân. Chất lượng cuộc sống của người dân ở các xã nghèo được nâng lên. Đồng bào các DTTS từng bước được thụ hưởng những thành quả đó, tốc độ giảm nghèo cao không chỉ ở người Kinh mà cả ở đồng bào DTTS. Theo kết quả điều tra cho thấy:
Riêng tình hình XĐGN tại huyện trong năm 2012 và năm 2013 cho thấy: Đến thời điểm cuối năm 2013: “Tổng số hộ: 11.129 hộ. Trong đó, số hộ nghèo: 1.879 hộ. Số hộ cận nghèo: 1.433 hộ. Số hộ thoát nghèo: 473 hộ. Số xã, thôn bản ĐBKK: 12 xã và 16 thôn. Số hộ DTTS: 8.540 hộ. Số hộ nghèo là DTTS: 1.781 hộ”[81].
Nếu như năm 2006, toàn huyện có 12 xã và 16 thôn, bản ĐBKK, tỷ lệ hộ nghèo là 35,3% thì qua triển khai Chương trình 135 giai đoạn II, năm 2010 đã giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 27,6% (theo chuẩn mới). Và cuối năm 2012 tỷ lệ hộ nghèo là 21,28% và
đến đầu năm 2013 giảm xuống còn 16,88% với 1.879 hộ nghèo giảm 4,4% và đến cuối năm 2013, tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 13,64%, giảm 3,24% so với cuối năm 2012.
Bảng 2.7: Bảng số liệu tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo các xã năm 2012
TT Tên xã Tổng số
hộ
Nghèo Cận nghèo
Nghèo mới Tỷ lệ % Cận nghèo Tỷ lệ %
1 Hương Nguyên 269 44 16,36% 114 42,38% 2 Hồng Hạ 372 69 18,55% 103 27,69% 3 A Roàng 563 141 25,04% 116 20,60% 4 A Đớt 498 147 29,52% 82 16,47% 5 Hương Lâm 482 32 6,64% 20 4,15% 6 Đông Sơn 312 88 28,21% 61 19,55% 7 Hương Phong 131 1 0,76% 2 1,53% 8 Phú Vinh 284 16 5,63% 13 4,58% 9 Hồng Thượng 697 139 19,94% 61 8,75% 10 Nhâm 490 111 22,65% 113 23,06% 11 Hồng Thái 251 56 22,31% 24 9,56% 12 Hồng Quảng 508 145 28,54% 124 24,41% 13 Hồng Bắc 486 100 20,58% 46 9,47% 14 A Ngo 744 31 4,17% 31 4,17% 15 Sơn Thuỷ 704 24 3,41% 21 2,98% 16 Thị Trấn 1789 98 5,48% 87 4,86% 17 Hồng Kim 440 90 20,45% 64 14,55% 18 Bắc Sơn 272 32 11,76% 96 35,29% 19 Hồng Trung 469 108 23,03% 78 16,63% 20 Hồng Vân 697 189 27,12% 123 17,65% 21 Hồng Thuỷ 671 218 32,49% 54 8,05%
Chung toàn huyện 11.129 1.879 16,88% 1.433 12,88%
Thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền, các ngành, đoàn thể huyện A Lưới đã hết sức quan tâm, xây dựng, ban hành nhiều chính sách về giảm nghèo bền vững; thường xuyên cụ thể hóa thành các chương trình, dự án, kế hoạch hành động phù hợp với điều kiện của địa phương mình. Nhiều xã đã chủ động, sáng tạo trong việc tuyên truyền, chỉ đạo, vận động người dân tham gia và chủ động bố trí ngân sách, kinh phí thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện, các địa phương đã có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, nhiều vấn đề phát sinh đã được quan tâm, giải quyết kịp thời.
Đây là vấn đề các cấp cần quan tâm đúng mức trong thiết kế và thực thi chính sách xoá đói giảm nghèo trong thời gian tới, cần tập trung vào khu vực miền núi, nơi mà chủ yếu là người DTTS sinh sống và cần phải có những giải pháp đủ mạnh, thiết thực, đồng bộ và có các cách tiếp cận giảm nghèo phù hợp với nhóm nghèo là đồng bào DTTS. Để có thể xây dựng được một chính sách phù hợp với thực tế, phải nhìn nhận một cách chính xác về đặc trưng đói nghèo hiện tại ở vùng DTTS hiện nay. Mặc dù tỷ lệ đói nghèo giảm đáng kể, nhưng lại xuất hiện những “vùng lõm” của đói nghèo. Nguyên nhân nghèo đói ở những nơi này chủ yếu tập trung vào những yếu tố tác động tới đời sống hàng ngày của họ như thiếu đất sản xuất, thiếu vốn và tư duy về XĐGN chưa thay đổi...
Để giảm nghèo có hiệu quả đối với đồng bào DTTS cần tập trung vào việc mở rộng các hệ thống chính sách bảo trợ xã hội, nhưng không đi vào những chính sách nhỏ lẻ. Nên tập trung vào các chương trình mục tiêu giảm nghèo cho những xã nghèo nhất, đồng thời xây dựng các gói hỗ trợ theo nhu cầu của từng địa phương kết hợp với hỗ trợ cơ sở hạ tầng để đạt hiệu quả cao hơn trong mục tiêu đầu tư. Một vấn đề nữa chính là việc loại bỏ các điểm trùng lắp trong các chương trình hỗ trợ đầu tư không cần thiết, mà tập trung đầu tư với nguồn lực lớn nhằm tạo chuyển biến nhanh trong đời sống của đồng bào DTTS. Nên xây dựng khung cho chính sách mới, còn các địa phương sẽ chịu trách nhiệm phân bổ nguồn lực cho từng đặc thù của mỗi dân tộc.