Những nguyên nhân cụ thể dẫn đến đói nghèo ở nước ta

Một phần của tài liệu chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 30 - 32)

7. Kết cấu luận văn

1.1.1.5. Những nguyên nhân cụ thể dẫn đến đói nghèo ở nước ta

Nhìn một cách khái quát, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến phân hóa hai cực giàu và nghèo là tác động của tích lũy, tập trung tư bản và cơ chế thị trường. Nhưng đi sâu vào thực tiễn cuộc sống lại có những nguyên nhân cụ thể khác nhau dẫn đến đói nghèo nàn ở mỗi nhóm dân cư khác nhau. Có thể dẫn ra một số nguyên nhân cụ thể như sau:

Một là, do thiếu tri thức hoặc kỹ năng nghề nghiệp: Sản xuất càng phát triển,

việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất càng sâu rộng thì phân công lao động xã hội càng chi tiết, xuất hiện ngày càng nhiều ngành, nghề cụ thể, đa dạng, phong phú. Bởi vậy, mỗi người lao động muốn tìm được việc làm hay tự tạo ra việc

làm hoặc tham gia các hoạt động kinh doanh đòi hỏi phải được trang bị một vốn tri thức và kỹ năng nghề nghiệp nhất định. Không ít người khỏe mạnh, cần cù, siêng năng nhưng do kém tri thức và kỹ năng nghề nghiệp nên không tìm được việc làm hoặc thất bại trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nên lâm vào cảnh đói nghèo.

Hai là, do thiếu các yếu tố đầu vào để sản xuất, kinh doanh: Có những người

có tri thức và kỹ năng nghề nghiệp ở một mức độ cần thiết nhưng lại thiếu các yếu tố đầu vào như đất đai, vốn… nên cũng không thể phát triển sản xuất hay làm dịch vụ để tăng thu nhập. Nhiều gia đình đông con, ít người lao động chính nên đã nghèo lại càng nghèo.

Ba là, nghèo do lười biếng hoặc vướng vào các tệ nạn xã hội như nghiện hút, cờ bạc: Có một bộ phận dân cư rơi vào cảnh đói nghèo, túng quẫn do lười

biếng, có sức lao động nhưng không làm việc, đua đòi ăn chơi, tiêu xài hoang phí, mắc vào các tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút, lô đề, cá độ…

Bốn là, do gặp phải rủi ro trong kinh doanh hoặc thiên tai, dịch bệnh: Cơ

chế thị trường vốn rất khắc nghiệt, cạnh tranh thường diễn ra theo nguyên tắc: mạnh được yếu thua, cá lớn nuốt cá bé… Bởi vậy, không ít người do dự báo sai hay ứng phó không kịp thời với những biến động của thị trường nên lâm vào cảnh khó khăn, thua lỗ, thậm chí phá sản. Ngoài ra, thiên tai dịch bệnh cũng gieo tai họa cho nhiều người, khiến họ lâm vào cảnh cùng cực.

Năm là, do sinh sống ở những địa bàn không thuận lợi: Ở vùng sâu, vùng xa,

nhất là vùng núi cao không có điều kiện trao đổi hàng hóa, giao lưu văn hóa nên đời sống vật chất và tinh thần của dân cư rất nghèo nàn, lạc hậu, nhiều thủ tục, mê tín dị đoan. Thậm chí có những nhóm người còn sống du canh du cư, không có trường học cho con cháu, không được chăm sóc về y tế, không được tiếp nhận thông tin.

Sáu là, nghèo do không có khả năng lao động: Trong xã hội ngày nay có một

bộ phận dân cư do những nguyên nhân khách quan dẫn đến nghèo đói, đó là không có sức lao động do già cả mất sức lao động, bệnh tật, khuyết tật nên lâm vào đói nghèo.

Bảy là, nghèo do thiếu sự hỗ trợ của nhà nước: Người nghèo do thiếu kiến

nhà nước quan tâm hỗ trợ kịp thời sẽ dẫn đến đói nghèo hơn. Thêm vào đó, có những nhóm dân cư còn bị phân biệt đối xử, ít có cơ hội tìm việc làm nên càng trở nên nghèo đói.

Một phần của tài liệu chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 30 - 32)