7. Kết cấu luận văn
3.1.2.1. Phương hướng, mục tiêu giảm nghèo bền vững của tỉnh Thừa Thiên Huế
Thiên Huế và huyện A Lưới
3.1.2.1. Phương hướng, mục tiêu giảm nghèo bền vững của tỉnh Thừa Thiên Huế Thiên Huế
Báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế khoá XIII trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đánh giá: Trong những năm qua “Vùng gò đồi, miền núi được ưu tiên đầu tư hạ tầng cho phát triển sản xuất công nghiệp (thủy điện, xi măng, chế biến gỗ...), kinh tế rừng gắn với kinh tế trang trại và với một số cây công nghiệp chủ lực như cao su, cà phê, sắn đã trở thành ngành kinh tế chủ lực để xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân. Thông qua các chương trình khuyến nông, khuyến công, đã từng bước thay đổi tập quán canh tác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với thổ nhưỡng nên năng suất cây trồng, vật nuôi tăng lên, bà con DTTS không còn hộ đói, đời sống được cải thiện đáng kể. Hệ thống trường học, trạm y tế, chợ, các trung tâm cụm xã được ưu tiên đầu tư, nâng cấp, tạo thuận lợi cho nhu cầu học tập, khám, chữa bệnh và giao lưu kinh tế, văn hóa của nhân dân”[27, 34].
Phương hướng về XĐGN: “Thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về ASXH. Bảo đảm cho các đối tượng bảo trợ xã hội có cuộc sống ổn định, hoà nhập tốt hơn với cộng đồng, có điều kiện tiếp cận nguồn lực kinh tế, dịch vụ công thiết yếu. Nâng cao tỷ lệ người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm tự nguyện. Đẩy mạnh xã hội hoá dịch vụ BHXH. Tiếp tục thực hiện tốt các chương trình giảm nghèo. Đa dạng hoá các nguồn lực và phương thức giảm nghèo, gắn giảm nghèo với phát triển kinh tế, phát triển giáo dục, dạy nghề, giải quyết việc làm, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, miền, bảo đảm giảm nghèo bền vững; tập trung ưu tiên cho các xã chưa thoát nghèo. Cải thiện điều kiện sống của dân cư nông thôn, nhất là ở vùng miền núi, vùng đầm phá, ven biển. Tập trung
giải quyết việc làm và ổn định đời sống của nhân dân ở các khu định cư dân vạn đò sông Hương và dân định cư vùng đầm phá[27, 79].
Các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2015 đối với nông thôn, miền núi và người nghèo cụ thể là: Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên khoảng 1 - 1,1%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm dưới 14%; tỷ lệ hộ nông thôn sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh trên 95%; lao động được đào tạo nghề đạt 60% (cả nước 55%); giải quyết việc làm mới trên 14.000 - 16.000 lao động/năm; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 5% (theo chuẩn năm 2005); hoàn thành cơ bản chương trình kiên cố hoá giao thông nông thôn. Hoàn thành cơ bản cấp nước máy đến hộ dân cho các huyện đồng bằng và các trung tâm thị trấn, các khu dân cư tập trung ở Nam Đông, A Lưới[27, 58].