Kết quả thực hiện các mục tiêu xoá đói, giảm nghèo

Một phần của tài liệu chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 72 - 138)

7. Kết cấu luận văn

2.2.2.2. Kết quả thực hiện các mục tiêu xoá đói, giảm nghèo

Các chương trình XĐGN được thông qua việc lồng ghép với các chương trình kinh tế và xã hội khác, với các chính sách ổn định chính trị, kinh tế, tạo việc làm, phát triển GD và ĐT, kế hoạch hoá dân số và gia đình; phân phối thu nhập, bảo vệ môi trường, bình đẳng giữa các dân tộc, phát triển kết cấu hạ tầng KT - XH, kết hợp phát triển nông nghiệp và nông thôn, mở rộng thương mại, thị trường… Hàng loạt các chính sách, biện pháp, hình thức thực hiện XĐGN đã được triển khai đồng bộ. Nhờ vậy, công tác XĐGN của huyện từ năm 2001 đến nay đã thu được nhiều kết quả thiết thực. “Vùng gò đồi, miền núi được ưu tiên đầu tư hạ tầng cho phát triển sản xuất công nghiệp (thủy điện, xi măng, chế biến gỗ...), kinh tế rừng gắn với kinh tế trang trại và với một số cây công nghiệp chủ lực như cao su, cà phê, sắn đã trở thành ngành kinh tế chủ lực để xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân. Thông qua các chương trình khuyến nông, khuyến công, đã từng bước thay đổi tập quán canh tác, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với thổ nhưỡng nên năng suất cây trồng, vật nuôi tăng lên, bà con DTTS không còn hộ đói, đời sống được cải thiện đáng kể. Hệ thống trường học, trạm y tế, chợ, các trung tâm cụm xã được ưu tiên đầu tư, nâng cấp, tạo thuận lợi cho nhu cầu học tập, khám, chữa bệnh và giao lưu kinh tế, văn hóa của nhân dân”[27, 34].

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo trên địa bàn huyện A Lưới đã đạt được một số thành tựu cơ bản như sau:

Về chính sách tín dụng:Vốn tín dụng đã đáp ứng phần nào nhu cầu cho nhân dân vay, tạo điều kiện cho các hộ có vốn để phát triển sản xuất, tập trung vào chăn nuôi, trồng rừng, giải quyết việc làm tại chỗ, góp phần vào Chương trình giảm tỷ lệ nghèo toàn huyện. Cụ thể: Năm 2006 có 5.700 lượt hộ được vay, tổng dư nợ 5,7 tỷ đồng; năm 2007 có 12.000 lượt, tổng dư nợ 12,5 tỷ đồng; năm 2008 có 710 lượt, tổng dư nợ 12,39 tỷ đồng; năm 2009 không cấp tiếp, chỉ thu hồi vốn vay quá hạn. Trong năm 2013 việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo, học sinh - sinh viên nghèo được đẩy mạnh. Trong đó, số lượt hộ nghèo được vay vốn là 148 lượt hộ với tổng doanh số cho vay 3.441 triệu đồng; số lượt học sinh, sinh viên

thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được vay vốn là 29 em với tổng doanh số cho vay 1.090 triệu đồng[83].

Nhìn chung đã đáp ứng nhu cầu vốn cho nhân dân vay, tạo điều kiện cho các hộ có vốn để phát triển sản xuất, tập trung vào chăn nuôi, trồng rừng, giải quyết công ăn việc làm tại chỗ, góp phần vào Chương trình giảm tỷ lệ nghèo toàn huyện. Theo Quyết định số 904/UBND-XH ngày 10 tháng 3 năm 2009 của UBND tỉnh phân bổ kế hoạch vay vốn Quốc gia giải quyết việc làm 2009 chỉ tiêu cho vay vốn từ nguồn quỹ Quốc gia giải quyết việc làm của huyện A Lưới là 1,053 tỷ nhưng số hộ vay đã vay đủ lượt nên các hộ không thể vay đợt 2 khi vay lần 1 chưa hoàn vốn[80].

Về chính sách hỗ trợ y tế: Đã thực hiện chế độ khám chữa bệnh miễn phí

cho người nghèo và cấp thẻ BHYT theo Quyết định 139 của Thủ tướng Chính phủ. Số lượt người trong toàn huyện được khám chữa bệnh miễn phí tăng dần theo từng năm. Công tác khám chữa bệnh cho người nghèo được quan tâm nhiều hơn, dịch bệnh sốt rét cơ bản được khống chế, người nghèo không còn tình trạng không đến bệnh viện khám chữa bệnh vì không có tiền. Đến thời điểm tháng 6.2013, tổng số thẻ được cấp cho đối tượng hộ nghèo và nhân dân các xã thuộc diện 135 là 27.352 thẻ. Trong đó thuộc hộ nghèo người dân tộc Kinh là 310 thẻ. Số người cận nghèo được hỗ trợ mua thẻ BHYT là 72 người với số tiền 6.246.923 đồng; số người nghèo được khám chữa bệnh miễn phí là 25.223 người với kinh phí là 1.629.241.392 đồng[83]. Đến thời điểm tháng 9/2013, tổng số thẻ toàn huyện được cấp cho đối tượng hộ nghèo và người DTTS là 28.580 thẻ. Trong 6 xã nghèo có 11.151 thẻ thuộc diện người DTTS[82].

Về hỗ trợ giáo dục: Hàng năm, ngoài việc được miễn giảm học phí và các

khoản đóng góp, cấp sách giáo khoa, vở viết cho học sinh nghèo tại các xã ĐBKK, học sinh DTTS và mở các lớp bổ túc văn hóa, các lớp xoá mù chữ, phổ cập trung học cơ sở, ngành giáo dục huyện A Lưới còn được hỗ trợ của các tổ chức, cơ quan trong và ngoài tỉnh, các tổ chức khác. Do đó, từ năm 2006 đến năm 2008 ngoài việc miễn giảm học phí cho học sinh thuộc diện miễn giảm, các tổ chức, các cơ quan trong tỉnh

giúp đỡ các xã về sách vở và dụng cụ phục vụ sinh hoạt. Năm 2008 có 170 triệu đồng hỗ trợ sách vở cho học sinh vùng sâu, vùng xa do phòng Giáo dục huyện cấp phát.

Nhận thức được vai trò của giáo dục đào tạo nên học sinh ở vùng sâu vùng xa trên địa bàn huyện 100% học sinh là con em thuộc diện hộ nghèo và hỗ trợ học sinh nghèo của 12 xã ĐBKK được miễn phí về vở, viết, sách giáo khoa và trợ cấp xã hộ với hơn hàng trăm triệu đồng. Bình quân hàng năm có khoảng 5.220 em học sinh được hỗ trợ về giáo dục, tạo điều kiện cho các em yên tâm học tập vươn lên.

Về chính sách ASXH và trợ giúp các đối tượng yếu thế: Các cấp ủy, chính

quyền và cả HTCT trên địa bàn huyện xác định đây là việc làm quan trọng nên vấn đề trợ cấp thường xuyên được quan tâm. Đối tượng xã hội được trợ cấp theo Nghị định 67 của Chính phủ gồm người già trên 85 tuổi, trẻ mồ côi, người tàn tật trên địa bàn huyện rất lớn. Vì vậy, hàng năm kinh phí trả cho đối tượng này là 2.436.780.000 đồng/năm, trong đó: Năm 2006 có 778 đối tượng, kinh phí chi trả 660.300.000 đồng; năm 2007 có 803 đối tượng, kinh phí chi trả 700.080.000 đồng; năm 2008 có 667 đối tượng, kinh phí chi trả 1.153.860.000 đồng; năm 2009 giải quyết trợ cấp cho 798 đối tượng với tổng kinh phí là 1.338.625.000 đồng; năm 2010 giải quyết trợ cấp cho 980 đối tượng với tổng kinh phí 1.787.460.000 đồng.

Các trường hợp bị thiên tai hoả hoạn, tai nạn rủi ro đều được quan tâm giải quyết kịp thời nhằm giảm bớt những khó khăn trước mắt cho các đối tượng. Năm 2006 giải quyết 1 trường hợp bị cháy nhà 1.000.000 đồng; năm 2007 giải quyết 3 trường hợp bị bom, kinh phí 7.000.000 đồng, giải quyết cháy nhà cho 8 trường hợp, kinh phí là 16.000.000 đồng; năm 2008 đã giải quyết hỗ trợ cho 4 xã do bị lốc thiệt hại nhà cửa và hoa màu như xã Hương Lâm 780 kg gạo, hỗ trợ 20 triệu đồng cho 5 gia đình bị tốc mái ở xã A Ngo; năm 2009 đã giải quyết cho 02 trường hợp trợ cấp đột xuất do bị cháy nhà và 04 đối tượng chết trong cơn bão số 9 với tổng số tiền 19.500.000 đồng.

Trong 6 tháng đầu năm 2013 thực hiện Nghị định 49 đã hỗ trợ học sinh nghèo với tổng kinh phí 2.024.422.000 đồng. Số học sinh sinh viên nghèo, cận nghèo được miễn học phí 100%. Trợ cấp cho đối tượng BTXH như: hỗ trợ hỗ nghèo tiền điện với 1.879 hộ đã trợ cấp 02 quý với số tiền 338.220.000 đồng; chi trợ cấp hàng tháng cho 1340 đối tượng BTXH với tổng kinh phí 1.681.650.000 đồng; hỗ trợ đột xuất cho 03 đối tượng bị tai nạn bom mìn và 01 đối tượng yếu thế gặp rủi ro trong cuộc sống với số tiền 7.500.000 đồng[83]. Cấp tiền điện cho 928 hộ, trợ cấp 02 quý với số tiền 167.040.000 đồng; chi trợ cấp hàng tháng cho 441 đối tượng; bảo trợ xã hội với tổng kinh phí 821.970.000 đồng; hỗ trợ đột xuất cho 05 đối tượng bị tai nạn bom mìn và đối tượng yếu thế gặp rủi ro trong cuộc sống với số tiền 13.500.000 đồng; cấp 231 thẻ BHYT cho đối tượng Bảo trợ xã hội[82].

Về hoạt động khuyến nông và hỗ trợ phát triển sản xuất: Nhờ sự hỗ trợ kinh

phí từ các chương trình, dự án, đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện đã về tận thôn, bản tập huấn cho nhân dân. Năm 2007 có 3.643 lượt người tham gia; năm 2008 có 584 lớp/2.759 lượt người; năm 2009 tổ chức 130 lớp tập huấn, đào tạo cho 3557 lượt người. Các nội dung phong phú theo yêu cầu thực tế sản xuất như: Kỹ thuật thâm canh các loại cây trồng lúa nước, ngô lai, trồng cỏ, trồng chuối, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cà phê; kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn, nuôi bò bán thâm canh, nuôi cá, nuôi lợn thâm canh, canh tác đất dốc, kỹ thuật làm VAC; phát triển kinh tế hộ gia đình, khuyến nông viên cơ sở, kỹ thuật cạo mủ cao su, kỹ thuật phun thuốc trừ nấm cao su,… tại các xã ĐBKK. Sau khi tập huấn các hộ nông dân đã áp dụng kiến thức được học vào sản xuất nhờ vậy năng suất cây trồng vật nuôi tăng đáng kể. Ngoài ra các tổ chức, ban ngành cấp tỉnh như chi cục Hợp tác xã nông nghiệp; Ban Dân tộc miền núi tỉnh; chương trình hỗ trợ ngành thuỷ sản (FSPS II); Dự án ADB; Dự án ETSP quan tâm mở nhiều lớp tập huấn để nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ cấp huyện, xã.

Về hỗ trợ nhà ở cho người nghèo: Thực hiện Quyết định 835/QĐ-UBND

ngày 22/4/2009 về việc phê duyệt đề án hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg, ngày 12/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ; Theo Công văn

số 1022/SXD-QLN&TTBĐS, ngày 24/10/2011 của Sở Xây dựng về báo cáo kết quả thực hiện hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định 167/2008/QĐ-TTg. Uỷ ban nhân dân huyện A Lưới đã giao cho các phòng ban chức năng như phòng Công Thương, phòng Lao động TB&XH, phối hợp với các Đồn biên phòng chốt tại cơ cở, tiến hành rà soát hộ nghèo chưa có nhà ở theo tiêu chí qui định. Đến tháng 10/2011, toàn tỉnh đã hỗ trợ xây dựng được 4.150 nhà/4.353 nhà, đạt tỷ lệ 95% so với đề án phê duyệt. Trong đó năm 2009: 875 nhà; năm 2010: 1.689 nhà; đến 10/2011: 1.586 nhà. Tiến độ thực hiện tại các huyện như sau:

Bảng 2.9: Hỗ trợ nhà ở cho người nghèo ở Thừa Thiên Huế và Huyện A Lưới

TT Đơn vị Tổng số theo Đề

Thực hiện qua các năm Kết quả (%) Tổng Năm 2009 Năm 2010 đến 10/2011

1 Huyện Phong Điền 424 445 100 200 145 105% 2 Huyện Quảng Điền 620 470 150 200 120 76% 3 Huyện Hương Trà 530 536 100 200 236 101%

4 Thị xã Hương Thủy 66 71 66 - 5 108%

5 Huyện Phú Vang 512 482 100 200 182 94% 6 Huyện Phú Lộc 526 523 100 200 223 99%

7 Huyện Nam Đông 189 197 100 89 8 104%

8 Huyện A Lưới 1.389 1.407 150 600 657 101%

9 Thành phố Huế 97 19 9 - 10 20%

Toàn tỉnh 4.353 4.150 875 1.689 1.586 95%

Năm 2013, đã tiến hành tổng kết thực hiện Quyết định số 167/QĐ-TTg, ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở. Kết quả, đã hỗ trợ về nhà ở cho 6 xã nghèo: Hồng Thủy: 176 nhà, Hồng Vân: 176 nhà, Hồng Quảng: 51 nhà, A Roàng: 74 nhà, A Đớt: 120 nhà, Đông Sơn: 49 nhà. Tổng kinh phí hỗ trợ về nhà ở là: 11.685 triệu đồng[82].

Công tác xây dựng và nhân rộng mô hình điển hình đạt hiệu quả: Từ năm

2006-2010, các mô hình của Trung tâm khuyến nông áp dụng cho cơ sở xã như: Mô hình thâm canh lúa lai giống (nhị ưu 838): với diện tích 01 ha tại 2 xã A Ngo, Sơn Thuỷ, năng suất đạt 80 tạ/ha, có 60 hộ tham gia học tập và thực hiện đúng theo quy trình thâm canh của mô hình nên năng suất lúa 60 hộ này cũng đạt tương đối cao, tăng so với những vụ trước. Mô hình nuôi lợn thâm canh đã triển khai được 6/6

điểm (mỗi điểm nuôi trình diễn 2 con). Mô hình vỗ béo bò triển khai 4/6 điểm. Mô hình trồng cỏ nuôi bò quy mô 1 ha ở Hồng Thượng và Hương Lâm. Mô hình trồng chuối vườn quy mô 6 hộ tại xã Hồng Kim, chuối sinh trưởng phát triển tốt. Mô hình chế biến phân chuồng, phân xanh quy mô 20 hố/20 hộ thành công và nhân rộng ra 30 hộ. Nhân rộng mô hình trồng chuối được 2 ha tại xã Bắc Sơn. Trong năm 2007 nhờ có sự hỗ trợ kinh phí từ các chương trình dự án, huyện đã chỉ đạo xây dựng hơn 25 mô hình và có khoảng 700 hộ nông dân tham gia với 10 nội dung: Mô hình ươm cá giống; mô hình nuôi cá nước ngọt; mô hình Sử dụng phân viên dúi sâu cho lúa; mô hình thâm canh cây ngô; mô hình thâm canh chuối bà lùn; mô hình nuôi thịt lợn lai; mô hình trồng cỏ chăn nuôi bò; mô hình VAC; mô hình vườn rau dinh dưỡng; mô hình nuôi lợn thâm canh. Phối hợp với các Chương trình dự án xây dựng và nhân rộng các mô hình phát triển sản xuất: Cải tạo vườn nhà theo hướng VAC, vườn rau dinh dưỡng, nuôi cá nước ngọt, nuôi ếch, mô hình IPM, trồng chuối hàng hoá, thâm canh ngô, phân viên dúi sâu, nuôi lợn thịt, trồng cỏ,… Mô hình lúa chống đạo ôn vụ hè thu tại Đông Sơn, Mô hình khảo nghiệm giống lúa TH5 tại Thị trấn. Mở rộng trồng chuối ở Hồng Thuỷ, cây cao su ở A Roàng…

Về hỗ trợ giảm nghèo ở các xã, thôn, bản ĐBKK vùng DTTS: Thực hiện Kế

hoạch số 16/KH-VHXH ngày 12 tháng 9 năm 2013 của HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc giám sát tình hình thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững tại các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên địa bàn tỉnh, với mục tiêu giảm nghèo mỗi năm từ 3-5% hộ nghèo trên toàn huyện theo Nghị quyết HĐND và kế hoạch giảm nghèo hàng năm của huyện A Lưới; giảm tỷ lệ hộ nghèo 6 xã dưới 25% và từng bước nâng cao điều kiện sống của hộ nghèo, hộ cận nghèo ở 06 xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, từng bước thu hẹp khoảng cách, chênh lệch giữa các hộ dân sống trên địa bàn. Nâng cao trách nhiệm của các cấp lãnh đạo từ huyện về xã, thôn trong việc chỉ đạo thực hiện chương trình Giảm nghèo và nhận thức của người dân ở 06 xã trong chương trình thực hiện mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Cụ thể: Các xã A Roàng, A Đớt, Đông Sơn, Hồng Quảng, Hồng Vân, Hồng Thủy sẽ được ưu tiên tập trung nguồn lực đầu tư trên các lĩnh vực Nông nghiệp, Y tế, Giáo dục… nhằm giảm nhanh tỷ lệ

hộ nghèo đến cuối năm 2013 bình quân giảm từ 4% - 5% mỗi xã, có 4 xã thoát ra khỏi xã nghèo dưới mức 25%. Việc triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch giảm nghèo tại địa phương: Ban chỉ đạo giảm nghèo - giải quyết việc làm đã tham mưu cho UBND huyện xây dựng kế hoạch giảm nghèo theo từng giai đoạn, phấn đấu thực hiện thành công Nghị quyết HĐND huyện khóa X nhiệm kỳ 2011-2015 đề ra, cụ thể hộ nghèo còn dưới 10% năm 2015 và 5% năm 2020. Qua thực hiện chương trình giảm nghèo hàng năm, tỷ lệ hộ nghèo năm 2011 là 2.844 hộ, chiếm 27,60 %, đầu năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 16,88%, bình quân hàng năm giảm 3-5%, cuối năm 2013 đầu năm 2014 tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 13,64%. Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu so với Nghị quyết, Kế hoạch giảm nghèo của địa phương. HĐND huyện khóa X giai đoạn 2011-2015 đã ban hành Nghị quyết với mục tiêu giảm tỷ lệ nghèo xuống dưới 15%, đào tạo nghề cho lao động đạt 25- 35%

Một phần của tài liệu chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế (Trang 72 - 138)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w