D B= A= C
3. Về các đường cao, trung tuyến, trung trực, phân giác của tam giác
trung trực, phân giác của tam giác cân.(15’)
Gv Cho tam giác cân ABC (AB = AC). Vẽ trung trực của cạnh đáy BC
? Tại sao đường trung trực của BC lại đi qua A? Đường trung trực của BC đi qua A vì AB= AC (theo t/c đường trung trực của một đoạn thẳng).
? Vậy đường trung trực của BC đồng thời là
những đường gì của tam giác cân ABC? Vì BI = IC nên AI là đường trungtuyến của tam giác. ? AI còn là đường gì của tam giác? Vì AI ⊥ BC nên AI là đường cao của
tam giác.
AI còn là đường phân giác của góc A vì trong tam giác cân đường trung tuýen ứng với cạnh đáy đồng thời là đường phân giác của góc ở đỉnh. Gv Vậy ta có tính chất sau của tam giác: Gv treo
bảng phụ tính chất tam giác cân (Sgk - 82).
Đọc tính chất. ? Đảo lại, ta lại biết một số cách chứng minh tam
giác cân theo các đường đồng quy trong tam giác như thế nào?
Nêu lại kết luận bài 42(Sgk - 73): "Nếu tam giác có một đường trung tuyến đồng thời là đường phân giác thì tam giác đó là tam giác cân". Kết luận bài 52(Sgk - 79):
"Nếu tam giác có một đường trung tuyến đồng thời là đường trung trực ứng với cùng một cạnh thì tam gáic đó là một tam giác cân".
Gv Ta còn có, nếu tam giác có một trung tuyến đồng thời là đường cao, hoặc có một đường trung trực đồng thời là phân giác, hoặc một phân giác đồng thời là đường cao ... thì tam giác đó là tam giác cân.
Gv Đưa nhận xét (Sgk - 82) lên bảng phụ * Nhận xét (Sgk - 82) Gv Yêu cầu học sinh về nhà làm ? 2.
? áp dụng tính chất tren của tam giác cân vào tam
giác đều ta có điều gì? Vì tam giác đều là tam giác cân ở cảba đỉnh nen trong tam giác đều bất kì đường trung trực của cạnh nào cũng đồng thời là đường phân giác, đường trung tuyến và đường cao.
Gv Vậy trong tam giác đều, trọng tâm, trực tâm, điểm cách đều ba đỉnh, điểm nằm trong tam giác và cách đều ba cạnh là bốn điểm trùng nhau.
c.Củng cố- luyện tập(4’)
Gv Đưa bài tập sau lên bảng phụ:
Bài tập: Các câu sau đúng hay sai? Bài tập:
a. Giao điểm của ba đường trung trực gọi là
trực tâm của tam giác. a. Sai.Giao điểm của ba đường cao là trực tâm tam giác.
b. Trong tam giác cân, trực tâm, trọng tâm, giao điểm của ba phân giác trong, giao điểm của ba trung trực cùng nằm trên một đường thẳng.
b. Đúng.
Trong tam giác cân, trực tâm, trọng tâm, giao điểm của ba phân giác trong, giao điểm của ba trung trực cùng nằm trên đường trung trực của
cạnh đáy. c. Trong tam giác đều, trực tâm của tam giác
cách đều ba đỉnh, cách đều ba cạnh của tam giác.
c. Đúng (theo t/c tam giác đều)
d. Trong tam giác cân, đường trung tuyến nào cũng là đường cao, dường phân giác.
d. Sai.
Trong tam giác cân, chỉ có trung tuyến thuộc cạnh đáy mới đồng thời là đường cao, đường phân giác.
d. Hưíng dén hs tự học ở nhà(2’)
- Học thuộc các định lí, tính chất, nhận xét trong bài.
- Ôn lại định nghĩa, tính chất các đường đồng quy trong tam giác, phân biệt bốn loại