Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá kết quả DH

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động dạy học của giáo viên tiểu học theo hướng điều chỉnh nội dung dạy học các môn học (Trang 76)

T Những khó khăn xuyên gặp Đôi khi gặp Ít khi gặp

3.2.5. Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá kết quả DH

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

Hoạt động thanh tra, kiểm tra có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác QL nói chung và công tác QLGD nói riêng.

Thanh tra, kiểm tra nhằm đánh giá HĐDH ở các trường TH trong huyện trên cơ sở kiểm tra đối chiếu với quy định của Luật Giáo dục và các văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện của BGD&ĐT về mục tiêu, kế hoạch, chương trình, nội dung, PPGD, quy chế chuyên môn; quy chế kiểm tra, đánh giá; việc thực hiện các quy định về điều kiện cần thiết đảm bảo chất lượng DH.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Qua thanh tra, kiểm tra, đánh giá đúng thực trạng HĐDH của trường, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch DH; tư vấn các giải pháp khả thi để phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm trong dạy và học, phấn đấu nâng cao chất lượng DH trong các trường TH.

Thông qua thanh tra, kiểm tra và đánh giá kết quả DH giúp nhà QL thực hiện tốt các chức năng: Nắm thông tin liên hệ ngược một các đầy đủ, khách quan có hệ thống; nhận biết được thực trạng DH trong từng giai đoạn phát triển; đánh giá được kết quả DH của cả thày và trò; động viên được các nhân tố tích cực; giúp đỡ, điều chỉnh, uốn nắn những sai lệch của GV và của cả nhà QL.

3.2.5.2. Nội dung, cách thực hiện

* Nâng cao nhận thức về mục đích, nội dung, phương pháp thanh tra, kiểm tra và đánh giá kết quả DH đối với CBQL, GV và HS.

- Quán triệt về mục đích thanh tra, kiểm tra và đánh giá kết quả DH cho CBQL, GV và HS

- Nâng cao năng lực, nghiệp vụ thanh tra cho đội ngũ thanh tra viên kiêm nhiệm và lãnh đạo các trường TH.

* Tổ chức thanh tra, kiểm tra trường học, CBQL, GV một cách toàn diện, khoa học và đồng bộ, theo các nội dung:

- Thanh tra đội ngũ GV về trình độ nghiệp vụ, việc thực hiện quy chế chuyên môn, kết quả giảng dạy và việc thực hiện các nhiệm vụ khác.

- Thanh tra hoạt động chuyên môn của tổ, khối chuyên môn.

- Thanh tra việc thực hiện đổi mới chương trình SGK theo tinh thần chỉ đạo của BGD&ĐT.

- Thanh tra CSVC kỹ thuật gồm: Phòng học, phòng làm việc, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập, cảnh quan, môi trường, bàn ghế, ĐDDH sách, thiết bị...và việc bảo quản, khai thác, sử dụng và kinh phí dành cho HĐDH.

- Thanh tra công tác QL của hiệu trưởng về chỉ đạo HĐDH bao gồm: + Kế hoạch chỉ đạo HĐDH từng tuần, tháng, kì và cả năm học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Việc tổ chức triển khai, điều hành, chỉ đạo HĐDH, kiểm tra hồ sơ, giáo án, việc sử dụng ĐDDH, kết quả DH trên lớp…

+ Thanh tra công tác kiểm tra nội bộ của hiệu trưởng về hoạt động dự giờ, thăm lớp, đánh giá xếp loại GV về chất lượng DH.

Nội dung cụ thể thanh tra đối với từng hoạt động được quy định tại thông tư số 43/2006/TT-BGD&ĐT ngày 20/10/2006 hướng dẫn thanh tra toàn diện nhà trường, cơ sở GD khác và thanh tra hoạt động sư phạm của nhà giáo.

* Đánh giá, kiểm định kết quả học tập một cách toàn diện, khách quan, khoa học, tạo động lực để các đơn vị thực hiện nâng cao chất lượng.

- Đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét của GV đối với các môn học Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lý.

- Đánh giá bằng nhận xét của GV đối với các môn học và các HĐGD khác. - Thực hiện chế độ kiểm tra cho điểm theo quy định của BGD&ĐT, thực hiện theo Quyết định số 30/2005/QĐ- BGD&ĐT về quy định đánh giá xếp loại HS.

- Tổ chức kiểm định chất lượng các đơn vị trường học đối với các môn học, áp dụng các hình thức đa dạng, chú trọng việc đánh giá trong, tăng cường việc đánh giá ngoài. Việc đánh giá cần xây dựng quy trình đảm bảo tính khách quan, toàn điện và có độ tin cậy cao. Việc kiểm định chất lượng các đơn vị trường học thực hiện theo Quyết định số 83/2008/QĐ- BGD&ĐT ban hành Quy định về quy trình và chu trình kiểm định GD phổ thông.

Cách tiến hành

- Lựa chọn cán bộ có phẩm chất chính trị vững vàng, nhiệt huyết, có năng lực chuyên môn để đề xuất với SGD&ĐT bổ nhiệm thanh tra viên kiêm nhiệm.

- Tổ chức quán triệt, triển khai mục đích, nội dung, phương pháp và bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra, đánh giá kết quả DH, kiểm định chất lượng GD cho đội ngũ thanh tra viên, Hiệu trưởng trường TH, GV trong ngành.

- Xây dựng, triển khai kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo năm học, bao gồm thanh tra toàn diện, thanh tra chuyên đề và dự kiến thời gian thực hiện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Thanh tra, kiểm tra HĐDH trường TH cần tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị

- Tập hợp những thông tin về HĐDH của nhà trường, dự kiến những nội dung cần thanh tra, những nội dung trọng tâm cần đi sâu để làm căn cứ đánh giá.

- Lập kế hoạch: Xác định mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp, thành phần đoàn thanh tra, thời gian tiến hành thanh tra; dự trù kinh phí, phương tiện.

- Trình Trưởng phòng PGD&ĐT ra quyết định thanh tra; thông báo với nhà trường, địa phương (trừ thanh tra đột xuất).

- Họp đoàn, thông báo quyết định thanh tra, phổ biến kế hoạch thanh tra, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên

- Chuẩn bị các mẫu biên bản, đề kiểm tra chất lượng HS, phiếu thăm dò, phiếu trắc nghiệm.

Bước 2: Tiến hành thanh tra, kiểm tra:

- Trưởng đoàn công bố quyết định, thông báo kế hoạch làm việc của Đoàn. - Hiệu trưởng nhà trường báo cáo kết quả HĐDH, tình hình thực hiện nhiệm vụ năm học; chất vấn, trao đổi của đoàn đối với lãnh đạo đơn vị.

- Đoàn chia thành các bộ phận tiến hành thanh tra, kiểm tra các nội dung sau: + Trình độ nghiệp vụ sư phạm, thực hiện nội dung giảng dạy, trình độ vận dụng phương pháp giảng dạy đối với GV.

+ Thực hiện quy chế, quy định chuyên môn, thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học, bài soạn, đánh giá cho điểm HS, sinh hoạt của tổ, khối chuyên môn, các loại hồ sơ chuyên môn, việc tự học, tự bồi dưỡng của cán bộ GV, đánh giá kết quả giảng dạy của trường.

+ Việc chỉ đạo HĐDH của hiệu trưởng, việc tổ chức, điều hành, thực hiện HĐDH trong nhà trường.

+ Hội ý đoàn, tổng hợp kết quả thanh tra của từng bộ phận; chuẩn bị nội dung làm việc với từng đơn vị và các cơ quan có liên quan.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bước 3:Kết thúc thanh tra, kiểm tra.

+ Tập hợp hồ sơ thanh tra, các minh chứng.

+ Trưởng đoàn báo cáo kết quả thanh tra về Trưởng phòng PGD&ĐT (chậm nhất sau 15 ngày, kể từ ngày kết thúc thanh tra).

+ Trưởng phòng PGD&ĐT ra văn bản kết luận thanh tra (chậm nhất sau 15 ngày, kể từ ngày nhận báo cáo).

Bước 4: Sau thanh tra

+ Thông báo kết luận thanh tra đến đối tượng thanh tra, cơ quan chủ quản và các đơn vị liên quan.

+ Thủ trưởng cơ quan QL nhà nước cấp huyện, xem xét, xử lý các kết luận. + Các yêu cầu, kiến nghị, quyết định của đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên phải ghi rõ nội dung, thời hạn và đối tượng thực hiện và cơ quan ra quyết định thanh tra phải công bố công khai với cơ quan hữu quan, với đối tượng thanh tra về nội dung các yêu cầu, kiến nghị và quyết định này có trách nhiệm giám sát đối tượng được thanh tra trong việc tổ chức thực hiện.

+ Đối tượng được thanh tra khi nhận được yêu cầu, kiến nghị, quyết định xử lý thì có trách nhiệm thực hiện nghiêm chỉnh theo quy định của pháp luật.

Bước 5: Hoạt động phúc tra ( nếu cần):

+ Việc phúc tra được tiến hành nhằm kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của kết luận thanh tra, đồng thời xem xét lại nội dung của kết luận thanh tra mà đối tượng thanh tra khiếu nại hoặc được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

+ Quyết định phúc tra do thủ trưởng các tổ chức thanh tra Nhà nước hoặc thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước ban hành khi có một trong các căn cứ sau:

 Cho rằng các kết luận thanh tra không chính xác, không khách quan.

 Phát hiện có tình tiết làm thay đổi cơ bản nội dung kết luận thanh tra mà đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên không biết khi ra văn bản kết luận thanh tra.

* Đánh giá kết quả học tập của HS và kiểm định chất lượng các trường TH. - Chỉ đạo các trường TH thực hiện đúng quy định về đánh giá kết quả học tập của HS và thực hiện các qui trình tự đánh giá kiểm định chất lượng GD.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá ngoài về chất lượng DH của PGD&ĐT đối với các trường TH. (mục đích, nội dung, quy trình, phương pháp, phương tiện, các điều kiện đảm bảo và tổ chức thực hiện kế hoạch)

- Thực hiện đánh giá, kiểm định theo kế hoạch. Thực hiện đồng bộ trong toàn huyện để đánh giá kết quả DH, chất lượng DH. Thực hiện đánh giá ngoài đối với các trường TH theo đúng quy trình, chu trình.

- Phân tích kết quả đánh giá, kiểm định đồng thời định hướng các biện pháp chỉ đạo và hướng dẫn các trường TH kịp thời điều chỉnh, uốn nắn những sai lệch, nhằm từng bước nâng cao chất lượng, tạo sự phát triển đồng đều, bền vững về chất lượng DH.

- Tổ chức tuyên dương, khen thưởng, đúc rút kinh nghiệm trong chỉ đạo thực hiện DH.

3.2.5.4. Điều kiện cần thiết

Để nâng cao chất lượng HĐDH ở trường TH, công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá kết quả DH của PGD&ĐT cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

+ Nguyên tắc tuân thủ theo tính Đảng và pháp luật.

+ Nguyên tắc tính kế hoạch: Thanh tra phải nằm trong toàn bộ chương trình, kế hoạch đã định.

+ Nguyên tắc đảm bảo chính xác, khách quan, dân chủ, công khai, công bằng, kịp thời, hiệu quả.

+ Nguyên tắc tính GD.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động dạy học của giáo viên tiểu học theo hướng điều chỉnh nội dung dạy học các môn học (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)