Chỉ đạo đổi mới PPDH và ứng dụng CNTT vào dạy họ cở các trường tiểu học

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động dạy học của giáo viên tiểu học theo hướng điều chỉnh nội dung dạy học các môn học (Trang 66 - 72)

T Những khó khăn xuyên gặp Đôi khi gặp Ít khi gặp

3.2.3. Chỉ đạo đổi mới PPDH và ứng dụng CNTT vào dạy họ cở các trường tiểu học

trường tiểu học

3.2.3.1. Mục đích của biện pháp

Trong GD có thể coi PPDH là phạm trù tương đương, cùng bậc với trình độ văn minh của DH (DH với tư cách là quá trình sản xuất tinh thần). Như vậy trong DH đi liền với nội dung DH là phải kể tới PPDH và chính PPDH mới là cái để xác định trình độ văn minh DH của một đất nước, một thời đại.

Nói về biện pháp đổi mới PPDH, chiến lược phát triển GD, ĐT giai đoạn 2010-2020 đã nêu: Thực hiện cuộc vận động toàn ngành đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học, biến quá trình học tập thành quá trình tự học có hướng dẫn và QL của GV.

Vì vậy, trước hết phải hiểu PPDH là một hệ thống những hành động có mục đích của GV nhằm tổ chức hoạt động nhận thức và thực hành của HS, làm cho HS tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc lĩnh hội nội dung bài học và nghiên cứu tìm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tòi phát hiện ra nội dung mới, nhằm biến quá trình học tập thành quá trình tự học có hướng dẫn và QL của GV.

Công nghệ thông tin có vai trò quan trọng trong DH, nó có tác dụng nâng cao tính trực quan, làm cho bài học phong phú, kích thích sự hứng thú và say mê của HS, tiết kiệm thời gian... Nếu sử dụng tốt công nghệ thông tin sẽ nâng cao hiệu quả của QTDH.

Mục tiêu của biện pháp là làm cho tất cả CBQL, GV nắm vững về phương pháp, chuyển từ PPDH mang tính thông báo, truyền tin sang phương pháp tổ chức điều khiển để người học tự tìm tòi, phát hiện tri thức mới, chiếm lĩnh nội dung bài học bằng những thao tác của họ, như vậy mới phát huy được tính tích cực của HS, mới đặt HS vào trung tâm của quá trình nhận thức. Nhiệm vụ của GV là tổ chức quá trình nhận thức, GV phải tác động đúng quy luật của quá trình nhận thức, từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ những cái đã biết GV hướng dẫn đi tìm cái chưa biết bằng nêu vấn đề, hướng dẫn phương pháp tư duy. GV khi dạy theo đổi mới phương pháp nên nói ít, tăng cường sử dụng ĐDDH, ứng dụng công nghệ thông tin và thực hành thí nghiệm để hình thành kiến thức, tận dụng tình huống sư phạm để liên hệ thực tế, bổ sung vốn sống, vốn hiểu biết cho HS, làm sao để giờ học phải nhẹ nhàng, sinh động, hiệu quả, khắc phục sự thụ động, ức chế của HS, tránh cho HS cảm giác ngại thầy, ngại học và không tin vào bản thân.

3.2.3.2. Nội dung, cách thực hiện

Với quan điểm: “ HS làm trung tâm”, lãnh đạo và QL đổi mới PPDH cần tập trung vào đổi mới cách dạy của GV và cách học của HS, làm cho HS được suy nghĩ nhiều hơn, hành động nhiều hơn, hợp tác học tập với nhau nhiều hơn, được bày tỏ ý kiến của mình nhiều hơn.

Trước hết phải khẳng định là không có PPDH nào là vạn năng, mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định, do đó trong quá trình DH cần lựa chọn phối hợp sử dụng một cách linh hoạt các PPDH mới nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả DH, GD. Lý luận DH cũng đã khẳng định: PPDH luôn gắn liền với các hình thức tổ chức DH, mỗi PPDH sẽ thích ứng cao với những hình thức tổ chức

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

DH nhất định. Vì vậy trong QTDH cần phải phối hợp một cách linh hoạt và đồng bộ các hình thức tổ chức DH.

* Định hướng đổi mới PPDH:

- Đáp ứng nhu cầu, lợi ích của người học, phát triển khả năng tự học.

- Đổi mới không phải là xóa bỏ, mà vẫn sử dụng hệ thống PPDH có chọn lọc. Kết hợp PPDH truyền thống với PPDH tích cực đúng mức, đúng lúc.

- Coi trọng tổ chức hoạt động học tập, tạo điều kiện cho HS tham gia hoạt động nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, tự lực, chủ động, sáng tạo của HS.

- Lựa chọn PPDH phù hợp với hình thức tổ chức DH.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới PPDH để nâng cao hiệu quả DH.

- Vai trò của GV là người tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ. * Để đổi mới PPDH cần phải thực hiện các nội dung sau:

- Tác động chuyển hoá về nhận thức về đổi mới PPDH cho CBQL và GV: + Về sự cần thiết phải đổi mới PPDH.

+ Về cơ sở khoa học của PPDH. + Loại bỏ các chướng ngại về tâm lý.

Đây là một quá trình vận động đầy khó khăn, phức tạp. Có những cơ hội thuận lợi nhưng cũng có nhiều thách thức cần phải vượt qua. Vì thế cần phải thực hiện theo một quy trình khoa học, cụ thể, chắc chắn mới đem lại được kết quả mong muốn.

- Đổi mới nhận thức của CBQL và GV. Khẳng định trách nhiệm và quyết tâm của các cấp thuộc ngành GD, ĐT trong đổi mới cách dạy và cách học ở TH, xác định đổi mới PPDH là quá trình lâu dài, phải rất kiên trì, làm từng bước (theo điều kiện cụ thể của từng địa phương) phải ủng hộ và khuyến khích sự chủ động, năng động, sáng tạo của GV và HS; tránh áp đặt, bảo thủ hoặc cực đoan.

- Đổi mới nội dung DH: Lựa chọn các nội dung DH cơ bản, hiện đại, thiết thực, tinh giản, tích hợp nhiều lĩnh vực nội dung trong từng bài, từng chủ đề, tăng các hoạt động thực hành, vận dụng theo điều kiện của từng địa phương phù hợp với thực tế của HS.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Đổi mới hình thức tổ chức DH: Phối hợp hợp lý DH cá nhân, DH theo nhóm nhỏ, DH cả lớp, DH ở hiện trường (ở cơ sở sản xuất, ở bảo tàng, ở vườn trường…), DH có sử dụng trò chơi học tập (đặc biệt ở lớp 1,2,3)…

- Đổi mới môi trường GD: Trước hết là môi trường lớp học (phòng học), xây dựng mỗi phòng học là một môi trường GD (sử dụng các bức tường và không gian lớp học để tổ chức các HĐGD gắn với các tư liệu, thiết bị DH…)

- Đổi mới CSVC và thiết bị DH.

+ Khuyến khích sử dụng hợp lý các ĐDDH và đồ dùng học tập; sử dụng phiếu học tập (vở thực hành…), khuyến khích GV biên soạn và sử dụng bài giảng điện tử để nâng cao hiệu quả DH.

+ Động viên và tạo điều kiện cho GV và cha mẹ HS tự làm một số ĐDDH và đồ dùng học tập.

+ Tăng dần việc sử dụng các băng tiếng, đĩa CD, đĩa VCD… trong DH.

+ Từng bước tổ chức các phòng chuyên dụng phục vụ cho các hoạt động GD và DH tự chọn ở TH.

- Đổi mới đánh giá kết quả học tập của HS và đổi mới ĐT bồi dưỡng GV. * Để ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới PPDH có kết quả, cần thực hiện các nội dung sau:

- Tổ chức nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cho GV (sử dụng máy tính, máy ảnh, máy chiếu), tập trung vào các kỹ năng cơ bản:

+ Kỹ năng soạn thảo văn bản trên máy vi tính (soạn thảo, chỉnh sửa...)

+ Kỹ năng sử dụng phần mềm Power Point để soạn giáo án và trình chiếu. + Kỹ năng khai thác tài liệu trên mạng để xây dựng giáo án điện tử.

+ Kỹ năng ứng dụng các phần mềm hỗ trợ để xây dựng giáo án điện tử và thực hiện mô phỏng, thí nghiệm ảo nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

- Triển khai ứng dụng CNTT trong QTDH ở các trường TH (điều kiện thực hiện, cách thức và phương pháp thực hiện, cách đánh giá kết quả, hiệu quả sử dụng)

- Tăng cưởng kiểm tra và QL việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới PPDH, tập trung vào các vấn đề sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Kiểm tra kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin áp dụng vào soạn giảng, trình chiếu, trên cơ sở đó tiếp tục bồi dưỡng năng lực GV.

+ Xây dựng quy định về ứng dụng công nghệ thông tin trong DH ở TH (cách thức sử dụng, yêu cầu sử dụng, lựa chọn tài nguyên, phương pháp thực hiện và hình thức ứng dụng).

+ Chỉ đạo các đơn vị QL hiệu quả các quy trình triển khai, thực hiện ứng dụng CNTT.

* Cách tiến hành

Việc chỉ đạo đổi mới PPDH và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong DH cần được tiến hành theo một quy trình vừa mang tính khoa học vừa có ý nghĩa thực tiễn. Quy trình đó được tiến hành theo các bước cơ bản sau:

Bước 1: Chuẩn bị:

Đây là bước quan trọng cần được tiến hành một cách chu đáo nhiều mặt để đảm bảo cho sự thành công trong chỉ đạo đổi mới PPDH. Những công việc cần thiết nhất trong bước này là:

- Nghiên cứu phân tích thực trạng đội ngũ GV và đặc điểm đối tượng HS có quan hệ mật thiết với việc đổi mới cách dạy, cách học.

- Đầu tư CSVC, TBDH, nguồn tài chính, xây dựng môi trường DH, phục vụ đổi mới PPDH.

- Tác động nhận thức, tạo dựng tâm thế và điều kiện cho GV sẵn sàng tham gia đổi mới PPDH; loại bỏ các chướng ngại về tâm lý gây trở ngại cho việc đổ mới PPDH và ứng dụng CNTT.

- Phân tích những mâu thuẫn thực tế trong quan hệ dạy - học. Nguyên nhân tồn tại, các phương pháp lỗi thời, những nhân tố tích cực về cách dạy, cách học, theo tinh thân đổi mới đã có kết quả bước đầu.

- Thành lập ban chỉ đạo đổi mới PPDH do một lãnh đạo PGD&ĐT phụ trách

(bao gồm cả cán bộ chuyên môn cao tập hợp từ các đơn vị)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tổ chức các cuộc hội thảo, trao đổi thống nhất về nhận thức và chương trình hành động.

Bước 2: Tổ chức chỉ đạo điểm (tổ chức thực nghiệm sư phạm)

- Tổ chức trao đổi về một kiểu giáo án mẫu theo tinh thần đổi mới.

- Xây dựng chuẩn đánh giá tiết dạy theo tinh thần đổi mới PPDH. Quy trình tiến hành đánh giá.

- Chọn đối tượng thực nghiệm (người dạy, tiết dạy, môn dạy, lớp dạy)

- Tổ chức cho đối tượng được thực nghiệm chuẩn bị tiết dạy. - Tổ chức dạy thí điểm theo đặc điểm của trường

- Tổ chức dự giờ đánh giá các tiết dạy.

- Tổ chức rút kinh nghiệm riêng và chung cho các tiết thực nghiệm

Bước3: Phát triển đại trà:

Thực hiện triển khai ở tổ chuyên môn với tất cả GV các trường TH trong huyện. - Chỉ đạo DH ở tất cả các môn học và tất cả GV.

- Tổ chức dự giờ đánh giá các tiết dạy.

- Tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá, xếp loại các tiết dạy

- Động viên khuyến khích, điều chỉnh sai lệch, thúc đẩy hướng đích.

- QL việc đổi mới PPDH và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong DH theo tổ, trường và thường xuyên báo cáo việc thực hiện, điều chỉnh kịp thời.

- Tiến hành chỉ đạo đổi mới PPDH theo từng bước vững chắc liên tục từ năm này qua năm khác, có đánh giá, tổng kết hàng năm.

Bước 4: Kiểm tra đánh giá kết quả, tổng kết, rút ra các bài học kinh nghiệm. - Sơ kết thi đua, khen thưởng, tổ chức viốngáng kiến kinh nghệm.

- Tổng kết, rút ra bài học QL, điều chỉnh các biện pháp chỉ đạo đổi mới PPDH và ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới PPDH.

3.2.3.4. Điều kiện cần thiết

Để công tác chỉ đạo đổi mới PPDH đạt hiệu quả, trong quá trình thực hiện cần tuân thủ các yêu cầu sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- HS là nhân vật trung tâm trong học tập, vui chơi, rèn luyện, hoạt động theo sự hướng dẫn của GV. Phải phát huy tính tích cực, độc lập chủ động của từng HS, của tập thể HS trong QTDH.

- GV chủ động, sáng tạo lựa chọn và phối hợp các phương pháp phù hợp với đặc điểm từng môn học, từng hoạt động vui chơi với từng độ tuổi HS, từng vùng. Coi trọng tác động tình cảm, biết kích động, nêu gương đúng mức và kịp thời, tạo cho HS thường xuyên có niềm vui và hứng thú học tập và rèn luyện, biết tự giác thực hiện nghiêm túc những yêu cầu GD.

- Đa dạng hóa những hình thức tổ chức DH, GD theo hướng phát huy tài năng của cả ngưòi dạy và người học.

- Loại trừ mọi phương pháp trái với mục tiêu GD như: Thuyết giáo, áp đặt, đánh đập, sỉ nhục HS, lí thuyết viển vông, học không đi đôi với hành; không phù hợp với từng loại đối tượng và hoàn cảnh riêng của HS; lạm dụng công nghệ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng DH.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động dạy học của giáo viên tiểu học theo hướng điều chỉnh nội dung dạy học các môn học (Trang 66 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)