Đánh giá về thực trạng công tác QLHĐDH của GV theo hướng điều chỉnh NDDH các môn học ở các trường TH

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động dạy học của giáo viên tiểu học theo hướng điều chỉnh nội dung dạy học các môn học (Trang 51 - 56)

T Những khó khăn xuyên gặp Đôi khi gặp Ít khi gặp

2.4.2.Đánh giá về thực trạng công tác QLHĐDH của GV theo hướng điều chỉnh NDDH các môn học ở các trường TH

Căn cứ vào các văn đánh giá các năm học của Sở GD&ĐT Bắc Ninh; của Phòng GD&ĐT Thuận Thành và kết quả nghiên cứu thực trạng đã nêu ở trên có thể đi đến một số đánh giá về QL HĐDH ở các trường TH trong huyện như sau:

2.4.2.1. Mặt mạnh

Công tác tham mưu đạt hiệu quả tốt: Huyện ủy, HĐNH, UBND huyện luôn quam tâm đến GD; Đảng bộ và Chính quyền địa phương đã thường xuyên tổ chức cho CBGV của ngành được học các lớp bồi dưỡng về chính trị, trước khai giảng năm học mới ngành phối hợp với Ban Tuyên giáo Huyện uỷ tổ chức cho đội ngũ cốt cán học tập các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, của ngành. Tổ chức cho 100% CBGV được học tập, nghiên cứu Chỉ thị 40/CT-TW của Ban Bí thư TƯ Đảng về nâng cao chất lượng đội ngũ GV và cán bộ QLGD. 100% CBGV và CBQL cấp TH có tư tưởng lập trường chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề, nhiệt tình trong công tác QL và giảng dạy.

Phòng GD&ĐT thực hiện tương đối có hiệu quả QL nhà nước về GD; chỉ đạo các đơn vị trường học xây dựng nền nếp, kỉ cương, xây dựng quy chế làm việc và tổ chức thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, cụ thể:

- Thường xuyên tổ chức các chuyên đề, hội giảng để trao đổi rút kinh nghiệm về giảng dạy, đổi mới phương pháp. Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng cho 100% GV về PPDH tích cực ở tất cả các môn học, DH theo hướng tích hợp các môn học và GD môi trường, kỹ năng sống cho HS, xây dựng trường học thân thiện, HS tích cực …trên cơ sở đó định hướng cho GV tích cực đổi mới, cải tiến PPDH nâng cao chất lượng, hiệu quả các giờ lên lớp, nâng cao chất lượng GD toàn diện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Chỉ đạo có hiệu quả sinh hoạt chuyên môn ở các tổ khối trong trường dưới nhiều hình thức: Dự giờ rút kinh nghiệm, trao đổi về bài khó, cách sử dụng đồ dùng TBDH. Tăng cường các biện pháp QL như thi đồ dùng DH, hồ sơ GV, kí duyệt giáo án kịp thời.

- Chỉ đạo việc tự học, tự bồi dưỡng của GV, tạo điều kiện và cử GV đi học đại học, cao đẳng (tại chức) và đại học từ xa để nâng chuẩn (PGD&ĐT đã đầu tư cho các trường mua tài liệu tham khảo, Tập san chuyên ngành, sách hướng dẫn, bài soạn,… cho GV).

- Công tác thanh tra, kiểm tra được PGD&ĐT và các trường TH duy trì và hoạt động có hiệu quả, bằng nhiều hình thức như thanh tra, kiểm tra định kỳ, thanh tra, kiểm tra đột xuất, chuyên đề. Đặc biệt thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, thanh tra việc thực hiện đổi mới Chương trình - SGK. Trong những năm học gần đây không có tình trạng cán bộ GV vi phạm quy chế chuyên môn, vi phạm chế độ làm việc, vi phạm việc thực hiện chương trình cũng như các chính sách đối với cán bộ GV.

- Công tác thi đua, khen thưởng đã được quan tâm, việc xây dựng quy chế và thực hiện công tác thi đua khen thưởng theo đúng quy định, đảm bảo tính trung thực, khách quan và kích thích các đơn vị, cá nhân hăng say trong công tác.

- Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể thực hiện tốt công tác XHH GD, phong trào chăm lo cho GD được các địa phương đẩy mạnh và thực sự góp phần nâng cao chất lượng GD toàn diện trong các nhà trường.

2.4.2.2. Mặt yếu

- Một số trường TH công tác tham mưu còn hạn chế. Việc xây dựng trường đạt chuẩn QG, tăng cường CSVC, cảnh quan môi trường, mua sắm trang TBDH còn chậm. - Công tác kế hoạch đã được quan tâm song chất lượng kế hoạch chưa cao, việc tổ chức thực hiện, điều chỉnh kế hoạch chưa kịp thời. Một số đơn vị chưa thực hiện có hiệu quả chức năng kế hoạch.

- Việc triển khai, áp dụng sáng kiến kinh nghiệm DH trong nhà trường hiệu quả chưa cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Việc QL chuyên môn ở một số trường chưa thật sâu sát: đổi mới PPDH còn chậm; sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, QL việc dự giờ của GV chưa thiết thực, hiệu quả, còn mang tính hình thức...

- Công tác bồi dưỡng GV còn bộc lộ những bất cập về nội dung, phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức. Việc huy động các nguồn lực và tạo môi trường cho GV và HS còn gặp những khó khăn nhất định.

- Công tác thanh, kiểm tra của các cấp QLGD hiệu quả chưa cao, nhất là việc kiểm tra của hiệu trưởng. Việc đánh giá, xếp loại GV theo chuẩn chưa được coi trọng, còn mang tính hình thức.

- Quy trình, cách thức tổ chức thi đua khen thưởng còn bất cập trong công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo, xây dựng quy định chi tiết và kinh phí chi trả.

- Công tác QL hồ sơ chưa thật sự chú trọng: việc lưu trữ hồ sơ ở một số đơn vị sắp xếp chưa khoa học. Công tác thông tin báo cáo còn hạn chế như thời gian chưa kịp thời, số liệu không đầy đủ, nội dung báo cáo còn sơ sài.

2.4.2.3. Nguyên nhân của những tồn tại

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trên song chúng tôi thấy cơ bản là những nguyên nhân sau:

- Điều kiện KT-XH của huyện còn nhiều khó khăn, thu nhập của người dân ở địa phương nói chung còn thấp do vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến việc đầu tư cho GD.

- Nhận thức về vị trí vai trò của GDTH của một bộ phận nhân dân chưa đúng mức, việc chăm lo giáo dục HS chưa được quan tâm kịp thời.

- CSVC, thiết bị DH đã được tăng cường nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp GD. Nguồn tài chính từ ngân sách dành cho GDTH còn thấp so với yêu cầu thực tế, dẫn đến tình trạng thiếu CSVC, thiếu thiết bị DH hiện đại ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng DH.

- Đội ngũ GV tuy đã cơ bản đảm bảo đủ số lượng nhưng chất lượng chưa thật tốt. Một số GV tuổi cao chậm đổi mới PPDH nên cũng ảnh hưởng đến HĐDH, cũng như QL HĐDH.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH hiệu quả chưa cao, chưa trở thành phong trào rộng rãi trong các nhà trường, chưa phát huy được tích chủ động, tích cực trong GV và HS.

- Đề xuất các biện pháp QL chưa khoa học, thực hiện các giải pháp chưa đồng bộ, công tác tham mưu với các cấp QL chưa tích cực nên hiệu quả QL chưa cao.

- Công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ QL cho CBQL trường TH chưa thường xuyên và chưa được quan tâm đúng mức, do vậy cán bộ QL xử lý công việc chưa khoa học.

Một số chế độ chính sách đãi ngộ của Nhà nước chưa khuyến khích được người lao động đặc biệt là đối với cán bộ QL và GV cấp TH. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Thuận Thành là một địa phương có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cho phát triển KT-XH, được sự chỉ đạo sát sao của Huyện uỷ-HĐND-UBND huyện trong những năm gần đây kinh tế có những bước phát triển nhanh và vững chắc, VH-XH có sự chuyển biến rõ nét nhất là GD&ĐT. Là một huyện có truyền thống hiếu học và khoa bảng, phong trào giáo dục luôn phát triển mạnh, công tác XHH GD đạt được nhiều kết quả khích lệ, năm 1999 hoàn thành phổ cập GDTH đúng độ tuổi, quy mô giáo dục và số lượng HS cơ bản ổn định , chất lượng giáo dục HS luôn đứng tốp đầu trong toàn tỉnh về chất lượng đại trà và chất lượng HSG, là đơn vị nhiều năm liền giức vững danh hiệu lá cờ đầu về GD trong toàn tỉnh. Đội ngũ cán bộ QL và GV các trường tiểu học luôn đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng và được bố trí, sấp xếp phù hợp, cân đối giữa các trường. 100& cán bộ QL các trường tiểu học là đảng viên và có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, là đơn vị đi đầu trong phong trào xây dựng trường chuẩn quốc gia, 100 % các trường TH đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và mức độ 2.

Năm học 2011- 2012, 100% các trường tiểu học trên địa bàn huyện đã thực hiện dạy học “giảm tải” theo hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Nội dung điều chỉnh đã được các CBQL, tổ trưởng chuyên môn và chuyên viên Phòng GD&ĐT thống nhất. PGD&ĐT đã giao quyền chủ động cho các trường sắp xếp thời khoá biểu, điều chỉnh số tiết, thứ tự các bài dạy cho phù hợp với điều kiện từng trường, phổ biến chủ trương điều chỉnh nội dung dạy học tới CMHS và HS.

Công tác QL HĐDH ở các trường TH huyện Thuận Thành trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực, tuy vậy chất lượng DH còn chưa đáp ứng được yêu cầu mới, công tác QL HĐDH còn gặp khó khăn và bộc lộ những hạn chế với những nguyên nhân chủ quan và khách quan. vấn đề quản lý HĐDH của giáo viên theo hướng điều chỉnh nội dung dạy học còn gặp nhiều lúng túng, mới chỉ dừng lại ở việc triển khai tài liệu hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn học cho mỗi giáo viên, từ đó chưa đáp ứng được mục tiêu dạy học theo hướng “giảm tải”. Việc nâng cao chất lượng GD là yêu cầu cấp thiết đối với toàn ngành GD huyện Thuận Thành, nhằm đáp ứng sự phát triển GD chung của cả nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chƣơng 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ DẠY HỌC CỦA GV THEO HƢỚNG ĐIỀU CHỈNH NỘI DUNG DẠY HỌC CÁC MÔN HỌC Ở CÁC TRƢỜNG

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động dạy học của giáo viên tiểu học theo hướng điều chỉnh nội dung dạy học các môn học (Trang 51 - 56)