Những đặc điểm về KT-XH

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động dạy học của giáo viên tiểu học theo hướng điều chỉnh nội dung dạy học các môn học (Trang 30 - 31)

Khái niệm khoa học

2.1.1. Những đặc điểm về KT-XH

2.1.1.1.Đặc điểm vị trí địa lý, dân cư:

Vị trí địa lý: Thuận Thành là huyện nằm ở bờ nam sông Đuống, thuộc phía Nam của tỉnh Bắc Ninh, Phía Bắc tiếp giáp và chung dòng sông Đuống với các huyện Tiên Du và Quế Võ; Phía Đông và Đông Nam tiếp giáp với các huyện Lương Tài và Gia Bình của tỉnh Bắc Ninh; Phía Tây tiếp giáp huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội. Thuận Thành cách thành phố Bắc Ninh 15km, cách Thành phố Hà Nội 30km; là huyện có số đơn vị hành chính lớn trong tỉnh với 17 xã và 01 thị trấn. Hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế, củng cố an ninh quốc phòng.

Diện tích, dân số: Huyện có diện tích 116,04 km2, địa hình bằng phẳng, đất nông nghiệp phì nhiêu do bồi đắp của vùng châu thổ Sông Hồng. Dân số toàn huyện có 147.716 người (năm 2011); Mật độ: 1.247 người/km2; dân số từ 0 đến 5 tuổi là 11.802 người; dân số từ 6 đến 10 tuổi là 11.254 người; dân số từ 11 đến 14 tuổi là 9.688 người. Tốc độ tăng dân số tự nhiên là 0,53%.

2.1.1.2.Tình hình phát triển KT- XH

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, 05 năm qua KT- XH Thuận Thành đã có bước phát triển nhanh và vững chắc. Kinh tế tăng trưởng với tốc độ bình quân 13,6%/năm, cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch rõ nét theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Cơ sở hạ tầng được tăng cường, chất lượng các hoạt động trong lĩnh vực văn hóa xã hội có bước chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, với tinh thần quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ XVIII và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thuận Thành lần thứ XXI, trên cơ sở thực trạng phát triển KT-XH, mục tiêu chủ yếu của huyện là: Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 13-14% năm; trong đó công nghiệp-xây dựng tăng bình quân 17,7%/năm, khu vực dịch vụ 16,4%/năm, nông lâm nghiệp thuỷ sản tăng 3,4%/năm; Cơ cấu kinh tế đến năm 2015: Tỷ trọng nông lâm nghiệp thuỷ sản là 18,7%, công nghiệp và xây dựng 46,5%, khu vực dịch vụ 34,8%; GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt từ 1.600-1.700 USD; Thu ngân sách trên địa bàn năm 2015 đạt từ 250 - 300 tỷ đồng, tăng bình quân 20% năm; Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề trên 55%. Hàng năm tạo việc làm 3.000 - 3.500 lao động; Tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 3% (tính theo chuẩn năm 2005); Tỷ suất sinh hàng năm giảm 2%o, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giữ ở mức 1,01%; Phấn đấu 100% số trường học kiên cố. Số trường đạt chuẩn quốc gia bậc Mầm non: 80%; THCS 80%; TH đạt 100% mức 1 và 90% mức 2, THPT 3/5 trường; Tỷ lệ làng, khu phố được công nhận đơn vị văn hóa trên 80%; Duy trì và nâng cao chất lượng các chuẩn quốc gia về y tế cơ sở. 100% dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh, 50% dân số được sử dụng nước sạch. 100% rác thải sinh hoạt được thu gom, trên 70% được xử lý.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động dạy học của giáo viên tiểu học theo hướng điều chỉnh nội dung dạy học các môn học (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)