Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động dạy học của giáo viên tiểu học theo hướng điều chỉnh nội dung dạy học các môn học (Trang 61 - 66)

T Những khó khăn xuyên gặp Đôi khi gặp Ít khi gặp

3.2.2. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Đội ngũ GV là lực lượng cơ bản tham gia xây dựng và phát triển nhà trường, có vai trò quyết định đến chất lượng GD. Việc nâng cao trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho GV là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác quy hoạch, xây dựng phát triển đội ngũ và phát triển GD. Nó đòi hỏi phải được xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện một cách tự giác, tích cực nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác đổi mới GD.

Trong những năm qua, yêu cầu về chất lượng đội ngũ ở các trường TH huyện Thuận Thành luôn là vấn đề cấp thiết. Đội ngũ GV tuy đã đạt chuẩn và trên chuẩn về đào tạo, song kết quả đánh giá theo Chuẩn nghề nghiệp GVTH thì đội ngũ vẫn còn bộc lộ những điểm yếu, cần tiếp tục bồi dưỡng trong giai đoạn tới để đáp ứng với yêu cầu phát triển GD của địa phương. Vì vậy, việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực, nghiệp vụ sư phạm cho GV, đáp ứng yêu cầu của Chuẩn nghề nghiệp GVTH đối với ngành GD Thuận Thành là vần đề cấp thiết.

3.2.2.2. Nội dung, cách thực hiện

* QL việc bồi dưỡng và nâng cao nhận thức của GV qua QL HĐDH: Nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng và xu hướng, mục tiêu phát triển GD của huyện, tỉnh cùng những yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ GV trong giai đoạn hội nhập. Tổ chức QL hiệu quả các HĐDH nhằm nâng cao nhận thức, yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ đối với GV; xây dựng nền nếp, tác phong làm việc của GV, HS trong các nhà trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

* Xây dựng, phát triển đội ngũ GVTH đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ, nghiệp vụ theo quy định của BGD&ĐT. Có nhận thức sâu sắc về tình hình chính trị xã hội của địa phương, trong nước và thế giới. Có kiến thức, năng lực sư phạm được quy định trong Chuẩn nghề nghiệp GVTH, có kiến thức cơ bản về tâm lý - GD học và các PPGD, DH, có kiến thức thực tiễn tổng hợp liên quan đến cộng đồng. Có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực công tác, biết tạo dựng và phối hợp có hiệu quả môi trường GD để GD HS. Cụ thể:

- Đồng bộ về cơ cấu: Có đủ loại hình GV dạy các môn cơ bản và GV chuyên, tương thích về giới tính, tuổi đời; tương thích về trình độ và nghiệp vụ sư phạm.

- Đạt chuẩn về chất lượng: Theo quy định về Chuẩn nghề nghiệp GVTH ban hành kèm theo Quyết định 14/2007/QĐ-BGD&ĐT, gồm 3 lĩnh vực: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; kiến thức; kỹ năng sư phạm.

* Cách tiến hành

- Điều tra khảo sát, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ GV thông qua việc nghiên cứu, điều tra, thu thập thông tin từ cán bộ QL, GV, các tổ chức, đoàn thể…; qua kết quả thanh tra, kiểm tra, đánh giá hàng năm; qua đánh giá Chuẩn nghề nghiệp GVTH. Trên cơ sở đó đề ra kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ CBQL và GVTH theo những yêu cầu nhiệm vụ được giao.

- Chỉ đạo các trường QL và xây dựng tổ, khối chuyên môn vững mạnh, bố trí sử dụng đội ngũ đảm bảo phát huy tốt năng lực, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của GV và CBQL tổ trong HĐDH. Đổi mới công tác QL chuyên môn, nghiệp vụ của GV: QL giờ dạy, việc tự bồi dưỡng, sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn; QL việc nghiên cứu khoa học, viết và áp dụng SKKN. Việc QL cần phân cấp cụ thể: trường, tổ, khối, các tổ chức trong nhà trường bằng cách giao quyền, gắn trách nhiệm và quyền lợi để phát huy tinh thần tự giác, sáng tạo, QL hoạt động có hiệu quả.

- Thực hiện tham mưu với các cấp QLGD thực hiện điều chuyển, tuyển dụng GV đáp ứng yêu cầu đồng bộ về cơ cấu đối với các trường TH. Chỉ đạo các trường thực hiện tuyển dụng, bố trí đội ngũ đúng với chuyên môn, năng lực sở trường.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Tổ chức, chỉ đạo các đơn vị đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức, cách đánh giá bồi dưỡng CBQL, GVTH.

+ Đổi mới nội dung bồi dưỡng: Bên cạnh việc bồi dưỡng thường xuyên theo hệ thống từ Bộ - Sở - Phòng - Trường, cần chú trọng bồi dưỡng theo thực tiễn đội ngũ, theo nhu cầu của GV, qua việc khảo sát, đánh giá đội ngũ và đề xuất của tổ chuyên môn, GV. Đối với GVTH, do mâu thuẫn giữa đặc thù công việc phải dạy nhiều môn học và kiến thức được đào tạo trong các trường sư phạm nên trong DH bộc lộ bất cập về kiến thức, nhất là các bộ môn Tự nhiên-Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lý, nên trong quá trình bồi dưỡng nhất thiết cần chú ý đến nâng cao kiến thức chuyên môn cho GV, nâng cao chất lượng DH (dùng GV ở cấp học THCS, THPT hoặc mời chuyên gia bồi dưỡng).

Nội dung bồi dưỡng GV: Kiến thức sư phạm, kỹ năng sư phạm, PP nghiên cứu khoa học GD, chính trị XH-pháp luật, tin học-ngoại ngữ.

Nội dung bồi dưỡng cán bộ QL: Năng lực sư phạm (năng lực diễn đạt, tổ chức, đánh giá; năng lực truyền thụ; công nghệ dạy học hiện đại); Năng lực chuyên môn (kiến thức chuyên môn; kỹ năng nghề nghiệp; kinh nghiệm thực tế); kiến thức hỗ trợ (tin học, ngoại ngữ; pháp luật, xã hội, quản lý; PP nghiên cứu KHGD).

+ Đổi mới phương pháp bồi dưỡng GVTH, việc bồi dưỡng có thể tiến hành theo các phương pháp sau: Lấy chuyên gia làm trung tâm; lấy phương tiện làm trung tâm; lấy học viên làm trung tâm. Tuy nhiên, mỗi phương pháp đều có ưu, nhược nhất định, do vậy cần biết phối hợp cả ba phương pháp trên mới đảm bảo góp phần nâng cao chất lượng bồi dưỡng GVTH.

+ Đổi mới hình thức tổ chức bồi dưỡng: Bồi dưỡng thông qua việc dự giờ của GV (quy định về dự giờ, đánh giá rút kinh nghệm giờ dạy...). Bồi dưỡng thông qua hoạt động của tổ, khối chuyên môn, đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn; thông qua hội thảo, chuyên đề (chuyên đề về cải tiến phương pháp, bồi dưỡng HS giỏi, sử dụng ĐDDH, ứng dụng CNTT trong DH...); thông qua việc viết và áp dụng SKKN; thông qua phòng trào hội thi, hội giảng... Trong quá trình bồi dưỡng cần thực hiện linh hoạt, đan xen các hình thức bồi dưỡng để đạt hiệu quả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tùy theo từng nội dung để tổ chức theo các quy mô khác nhau: Tổ, trường, cụm, huyện.

Hình 3.1. Các hình thức bồi dƣỡng giáo viên

+ Đổi mới đánh giá bồi dưỡng GVTH: Sau bồi dưỡng phải thực hiện đánh giá, đây là một trong nội dung quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ GV. Có thể đánh giá trên hai phương diện: Nhận thức của GV về vấn đề được bồi dưỡng; khả năng vận dụng kiến thức bồi dưỡng vào thực tế DH và GD. Hình thức đánh giá đa dạng, sáng tạo; có thể đánh giá qua bài viết thu hoạch, qua việc dự giờ GV...

* Để công tác bồi dưỡng đạt hiệu quả, cần chú ý một số điểm trong cách thức thực hiện như sau:

- Tổ chức hội thi, hội giảng:

+ Lập kế hoạch, thông báo kế hoạch hội thi, hội giảng từ đầu năm học về mục đích, thời điểm tổ chức, quy mô và nội dung hội thi, hội giảng

+ Tổ chức hướng dẫn GV về nội dung thi các phần thi: Thi viết, thi giảng. Đối với thi viết, tập trung về lý luận DH, các văn bản pháp quy như Luật Giáo dục, Điều lệ trường TH, quy chế đánh giá và xếp loại HS, nhận thức của GV về GD; đối với mỗi hội thi, hội giảng cần có mục đích rõ ràng, thu hẹp nội dung thi để GV có định hướng trong việc tự học. Đối với thi giảng, nêu rõ yêu cầu đánh giá tiết dạy, số lượng và tên bài dạy để GV chủ động trong nghiên cứu và chuẩn bị bài.

CÁC HÌNH THỨC BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN

Tập trung dài hạn Tập trung ngắn hạn Bằng nhiều hình thức thực hành sản xuất, thực tập, tham

quan, nghiêncứu...

Hội giảng, hội thảo, chuyên đề... Tự bồi dưỡng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Lựa chọn ban giám khảo: Ban giám khảo bao gồm cán bộ QL, GV có trình độ nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, nhiệt tình, có uy tín trong ngành, có bản lĩnh và tinh thần trách nhiệm, không vụ lợi. Đối với mỗi giờ thi giảng bố trí ít nhất ba giám khảo thực hiện chấm độc lập.

+ Tổ chức viết, thi giảng đảm bảo tính khách quan, đánh giá công bằng, chính xác, tạo động lực, niềm tin cho cán bộ GV. Trước khi đánh kết quả tiết dạy cần trao đổi với GV trực tiếp giảng và tham khảo các ý kiến của các GV cùng dự.

+ Tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm đối với mỗi hội thi, hội giảng; tặng khen tập thể, cá nhân có thành tích cao và nhân điển hình.

- Tổ chức nghiên cứu khoa học, viết và áp dụng SKKN: Để từng bước nâng cao hiệu quả bồi dưỡng GV, trong quá trình tổ chức chỉ đạo cần chú ý:

+ SKKN phải được GV đăng ký tên sáng kiến, tiến độ thời gian thực hiện và thông qua tổ chuyên môn, đăng ký về nhà trường từ đầu năm học.

+ Tập thể tổ chuyên môn, nhà trường có trách nhiệm theo dõi, giúp đỡ trong quá trình hoàn thành về cả nội dung, hình thức, phương pháp nghiên cứu; thường xuyên nắm bắt tiến độ để điều chỉnh kịp thời.

+ Báo cáo nghiên cứu khoa học và sáng kiến kinh nghiệm được các cấp quản lý thực hiện đúng quy trình, chấm điểm theo quy định. Hội đồng khoa học thành lập bao gồm nhà giáo, nhà nghiên cứu có trình độ chuyên môn cao tiến hành đánh giá khách quan, công bằng.

+ Thông báo kết quả công khai. Các nghiên cứu khoa học, sáng kiến kinh nghiệm có chất lượng cao được tổ chức triển khai áp dụng dưới hình thức đăng tập san, triển khai dưới dạng chuyên đề phù hợp với đối tượng, phạm vi áp dụng.

+ QL nghiên cứu khoa học viết và áp dụng SKKN theo quy định. Các cấp QL cần tiến hành đánh giá chất lượng, hiệu quả của việc triển khai, áp dụng theo từng kỳ học, năm học, giai đoạn và kịp thời điều chỉnh nâng cao hiệu quả trong việc nghiên cứu khoa học, viết và áp dụng SKKN.

- Tổ chức hội thảo, chuyên đề:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Giao nội dung nghiên cứu, thông báo đến các đối tượng và chuẩn bị các điều kiện đảm bảo.

+ Triển khai bồi dưỡng theo kế hoạch đã định.

+ Tổ chức hội thảo, thống nhất những nội dung cơ bản thực hiện.

+ Tổ chức đánh giá, điều chỉnh, tổng kết rút kinh nghiệm, khen thưởng.

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động dạy học của giáo viên tiểu học theo hướng điều chỉnh nội dung dạy học các môn học (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)