KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động dạy học của giáo viên tiểu học theo hướng điều chỉnh nội dung dạy học các môn học (Trang 84 - 88)

1. Kết luận

Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông nói chung và cấp tiểu học nói riêng, thực hiện tốt dạy học theo CT, SGK hiện nay, chuẩn bị đổi mới chương trình, SGK giai đoạn tiếp theo là một yêu cầu mang tính cấp thiết, là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước, là một xu thế tất yếu trong phát triển giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời đây cũng là một nhiệm vụ khó khăn , nặng nề đòi hỏi sự đồng tâm nhất trí, sự quyết tâm của toàn xã hội, đặc biệt là đội ngũ nhà giáo và CBQL, của các cấp, các ngành.

Thực hiện dạy học theo hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn học đặt ra nhiều yêu cầu, đòi hỏi mới đối với các hoạt động giảng dạy và giáo dục trong nhà trường, từ đổi mới PPDH của thầy, phương pháp học của trò đến việc đổi mới kiểm tra đánh giá, tăng cường CSVC, thiết bị dạy học ...các yêu cầu trên cũng đặt ra cho công tác quản lý giáo dục ở các trường tiểu học phải đổi mới phù hợp với sự thay đổi của việc điều chỉnh nhằm đạt được mục tiêu của việc điều chỉnh.

Kết quả điều tra cho thấy các biện pháp QL HĐDH của giáo viên theo hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học các môn học ở các trường TH huyện Thuận Thành đã có những chuyển biến tích cực, song vẫn còn những tồn tại dẫn đến chất lượng GD toàn diện chưa cao. Luận văn đã đề xuất 5 biện pháp QL HĐDH ở các trường TH huyện Thuận Thành nhằm nâng cao hiệu lực QL, các biện pháp đó là: Kế hoạch hoá công tác QL HĐDH; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cho giáo viên; chỉ đạo đổi mới PPDH và ứng dụng CNTT vào dạy học ở trường tiểu học; Bổ sung cácđiều kiện và sử dụng hợp lý CSVC, thiết bị dạy học; Đổi mới công tác thanh tra, kiểm tra và đánh giá kết quả DH.

Mặc dù, các biện pháp đã đề xuất không hoàn toàn mới mẻ, song đó là kết quả nghiên cứu nghiêm túc cùng với các phương pháp nghiên cứu của tác giả nhằm nâng cao chất lượng HĐDH, nâng cao chất lượng GD toàn diện ở huyện Thuận Thành. Kết quả khảo nghiệm đã xác nhận tính cần thiết và tính khả thi của những biện pháp này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2. Kiến nghị

Để thực hiện áp dụng các biện pháp QL đạt hiệu quả và nâng cao chất lượng GD, chúng tôi xin trình bày những kiến nghị như sau:

2.1. Đối với Bộ GD&ĐT

- Tiếp tục khảo sát, đánh giá sâu rộng nội dung CT, SGK hiện nay trong các năm học tiếp theo để có sự chỉnh lý, bổ sung kịp thời các phần, chương, bài mà kiến thức còn nặng so với nhận thức của HS, điều chỉnh thời lượng trong phân phối chương trình cho phù hợp với nội dung kiến thức; chuẩn bị tốt đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ở giai đoạn tiếp theo

- Sách giáo khoa và tài liệu nên giao cho vài ba nhóm tác giả do các trường, viện nghiên cứu hoặc các nhóm tác giả cá nhân đăng ký thực hiện theo những tiêu chí do Bộ quy định, nếu đạt chuẩn sẽ được Bộ cho phép sử dụng và để cho các trường tự lực chọn. SGK cần giữ ổn định ít nhất 10 năm để có điều kiện nâng cao hiệu quả sử dụng.

- Tích cực tham mưu và thực hiện đồng bộ việc phân cấp QL về GD theo hướng tăng quyền chủ động trong việc đề bạt, bổ nhiệm CBQL trường học cho PGD&ĐT, SGD&ĐT; phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện hiệu quả chế độ chính sách, giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm có sự QL của nhà nước.

- Tham mưu với Chính phủ tăng tỷ lệ ngân sách cho GD&ĐT nói chung và GDTH nói riêng, để tăng cường CSVC, thiết bị DH và nhất là tăng kinh phí cho hoạt động chuyên môn, tăng thu nhập cho GV để tạo động lực làm việc cho cán bộ QL, GV.

- Thực tế đội ngũ lãnh đạo, chuyên viên PGD&ĐT đều là những cán bộ QL, GV dạy giỏi ở các nhà trường được điều động về Phòng, để chỉ đạo công tác chuyên môn hoặc làm công tác QL, nhưng không được hưởng phụ cấp đứng lớp và phụ cấp thâm niên nghề nghiệp, làm ảnh hưởng lớn đến thu nhập; đề nghị Bộ cần tham mưu với Chính phủ để các cán bộ này được hưởng chính sách ưu đãi trong giáo dục.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.4. Đối với PGD&ĐT huyện

- Chỉ đạo đồng bộ các biện pháp nâng cao hiệu quả QL, nâng cao chất lượng DH và giáo dục.

- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác QL của PGD&ĐT cũng như ở trường và trong việc nâng cao chất lượng dạy và học ở TH (thành lập trang web, trao đổi và báo cáo qua mạng Internet...)

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đánh giá đúng thực chất năng lực đội ngũ GV, cán bộ QL ở tất cả các trường, từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, kịp thời.

- Tạo điều kiện về thời gian, kinh phí để động viên cán bộ QL các nhà trường theo học các lớp bồi dưỡng, các lớp đại học và sau đại học để nâng cao trình độ QL, lý luận chính trị và chuyên môn.

- Tiếp tục tham mưu với các cấp QLGD về tăng cường cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách, trang thiết bị, phương tiện DH.

- Làm tốt công tác quy hoạch đội ngũ CBQL, GV gắn với quy hoạch phát triển GDTH của huyện. Đặc biệt quan tâm giới thiệu và mạnh dạn đề bạt những CBQL trẻ. Thực hiện chế độ bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển CBQL đúng quy định.

2.5. Đối với các trường tiểu học trong huyện

- Tiếp tục đổi mới nhận thức về yêu cầu nhiệm vụ của GDTH, xây dựng kế hoạch DH gắn liền với mục tiêu KT-XH của địa phương.

- Tăng cường QL HĐDH, kiểm tra đánh giá xếp loại GV theo Chuẩn nghề nghiệp để QL việc tự học, tự bồi dưỡng và thực hiện bồi dưỡng GV.

- Tăng cường mua sắm CSVC, TBDH, đẩy mạnh hoạt động thư viện, sử dụng đúng quy định và phát huy tối đa hiệu quả của ĐDDH.

- Có cơ chế tăng thêm trách nhiệm, quyền tự chủ và sự sáng tạo của các tổ chuyên môn và giáo viên.

- Tiếp tục chỉ đạo xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” tạo dựng môi trường học tập an toàn, thân thiện nằm phát huy tốt đa khả năng, năng lực và sáng tạo đối với GV, HS.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Khuyến khích và tạo điều kiện thuân lợi để GV tích cực tự học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tích cực đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu quản lý hoạt động dạy học của giáo viên tiểu học theo hướng điều chỉnh nội dung dạy học các môn học (Trang 84 - 88)