Tài liệu tham khảo
VÀ CHIÉN LƯỢC KINH DOANH
1. CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH KINH DOANH •
Chiến lược là phương hướng và quy mô của một tố chức trong dài hạn nhằm mang lại lợi thế cho tổ chức thông qua việc sắp xếp tối ưu các nguồn lực trong một môi trường cạnh tranh, đáp ứng được nhu cầu thị trường và kỳ vọng của các nhà góp vốn... Chiến lược kinh doanh cung cấp tầm nhìn về tương lai, giúp doanh nghiộp định vị được công viộc kinh doanh, biết cách đặt ra các mục tiêu thực tế và cách thức để đạt được trong tương lai.
1.1. M ục tiêu của chiến lược kinh doanh
Chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp phải xác định được các mục tiêu cơ bản:
- Phương hướng phải cố gắng vươn tới trong dài hạn;
- Thị trường phái cạnh tranh và những hoạt động có thế thực hiện;
- Nhừng lợi thế đổ hoạt động tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh;
- Những nguồn lực (kỹ năng, tài sản, tài chính, các mối quan hệ, năng lực kỹ thuật, trang thiết bị) cần phải có để có thể cạnh tranh;
- Những nhân tố bcn ngoài ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh;
- Nhừng giá trị và kỳ vọng của các nhà góp vốn.
Chiến lược kinh doanh là một thành phần quan trọng trong chiến lược của doanh nghiộp, là sự phát triển các mục ticu dài hạn và phát
8 0
họa ké hoạch hành động thông qua việc lãnh đạo để đạt được mục tiêu.
Xây dựng chiến lược là phân chia các mục tiêu cụ thể, xác định thể thức kế hoạch hành động dưới sự kiếm soát cùa quản trị. Một kế hoạch chiến lược phải thc hiện rõ một cách chi tiết về:
- Sự ưu tiên thị trường, là cơ sở đề xác định kế hoạch phân phối nguồn lực;
- Mong muốn thâu tóm thị trường, có sự ưu tiên trong lựa chọn;
- Những ycu cầu thay đổi tư bản hóa trên các cơ hội thị trường;
- Thời gian cho những thay đổi chiến lược;
- Lượng hóa môi trường doanh nghiệp sẽ hoạt động;
- Tốc độ mong muốn tiến hành của quá trình chiến lược.
1.2. Nội dung kế hoạch chỉến lược
Xác định sứ mệnh hay mục đích hoạt động kinh doanh là việc định hướng về khách hàng, khả năng kiểm soát và khả năng duy trì chặt chẽ với khách hàng. Các nội dung kế hoạch cần chú trọng:
- Khách hàng mục tiêu, là doanh nghiệp hay cá nhân, cờ lớn, vừa hay nhỏ;
- Dịch vụ, các sản phẩm hay dịch vụ cung cấp, chủng loại, nhóm dịch vụ, dịch vụ chủ yếu;
- Công nghệ, mức độ ưu tiên;
- Vị trí doanh nghiệp trong kinh doanh;
- Thị trường mục tiêu, địa phương, khu vực, tòan quốc hay quốc tế;
- Quan điểm trong tuyển dụng, phát triển, kích thích, tặng thưởng, điều kiện, ché độ tiền lương;
- Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, chất lượng dịch vụ, đội ngũ nhân vicn, sự đa dạng về sản phẩm kinh doanh, mức phí, hệ thống phân phối...
81
1.3. Các loại chiến lược kinh doanh
1.3.1. Theo cấp độ, có nhiều loại hình chiến lược trong doanh nghiộp như:
- Chiến lược doanh nghiệp, liên quan đến mục tiêu tổng thố và quy mô của doanh nghiệp đe đáp ứng được những kỳ vọng cùa chú sở hữu, được trình bày trong “tuyên bố sứ mệnh”;
- Chiến lược kinh doanh, liên quan đến điều kiện đồ cạnh tranh thành công trên một thị trường cụ thể, đến các quyết định lựa chọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi the cạnh tranh so với các đối thủ, khai thác và tạo ra được các co hội mới...;
- Chiến lược tác nghiệp, liên quan đến việc tố chức từng bộ phận để thực hiện được phương hướng chiến lược, tập trung vào các vấn đề về nguồn lực, quá trình xử lý và con người...
1.3.2. Theo mục tiêu, có hai loại hình chiến lược trong doanh nghiệp - Chiến lược tăng trưởng mở rộng, khả năng mua bán - sáp nhập
(M&A) hoặc tự tăng trưởng bằng nguồn lực sằn có, tùy thuộc vào nhận định về thị trường, về công nghẹ, về trình độ quản lý, về tiềm lực tài chính và mức độ chấp nhận rủi ro. Thực hiện chiến lược tăng trưởng thông qua M&A có nhiều cách như: Sáp nhập theo chiều ngang (horizontal mergers), mua lại doanh nghiệp khác cùng ngành; Sáp nhập theo chiều dọc (vertical mergers), mua lại các doanh nghiệp khác nhầm kiểm soát chuỗi cung ứng (supply chain) và khâu phân phối (distribution); Sáp nhập thành tập đoàn (conglomerate mergers) nhàm phát triển đa ngành và giảm thiểu rủi ro kinh doanh.
- Chiến lược tăng trưởng tập trung, đặt trọng tâm vào việc cải tiến mở rộng them các sản phẩm hoặc thị trường hiện cỏ, bàng cách thâm nhập thị trường, phát triển thị trường, phát triển sản phâm;
- Chiến lược thu hẹp hoạt động, nhằm tăng hiệu quả kinh doanh
82
trong điều kiện kinh tế không ổn định bằng quyết định cắt giảm chi phí, cắt bô một số lĩnh vực kinh doanh, giải thể;
Chiến lược thay thế, xem xét lại tính hợp lý hay tính đúng đắn của các mục tiêu chiến lược đã chọn, để đề xuất những phương án nhàm thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp;
Chiến thuật phòng vệ (defense tactics), khi gặp những đề nghị mua mang tính “thù địch”, có thể sử dụng các giải pháp.
Chiến lược kinh doanh (strategic fit), phân tích tính logic và sự hòa hợp của cả hai công ty về tiềm năng hợp lực (potential synergies) qua doanh thu, chi phí và tài chính. Đánh giá lại toàn bộ tài sản, dự đoán lại doanh thu, lợi nhuận và cổ tức trong tương lai để tránh bị đánh giá thấp trong bản đề nghị chào mua. Triệu tập đại hội cổ đông bất thường để trình bày chiến lược kinh doanh mới, khuyến khích cố đông không nên bán cổ phiếu nắm giữ ngay với mức giá thấp. Hoặc nhờ cơ quan quản lý nhà nước can thiệp, nếu thị phần kết hợp của cả hai đủ lớn để chi phối thị trường.
Chiến thuật “Hiệp sĩ trắng” (White knight), mời chào một doanh nghiệp khác mua lại với những điều khoản tốt hơn, nhằm bảo vệ lợi ích của cổ đông.
Chiến thuật “Cái dù vàng” (Golden parachute), nhằm tránh nhừng biến đổi đáng kể ờ các vị trí chủ chốt, bằng những khoản đền bù đáng kể bao gồm tiền mặt, lương thường, quyền chọn mua cổ phiếu với giá hấp dẫn.
Chiến thuật “Viên thuốc độc” (Poison pills), làm tăng chi phí cho bôn mua bằng cách cho các cố đông hiện hừu quyền mua them cổ phiếu với mức giá cực kỳ hấp dẫn.
Chiến thuật “Hòn ngọc hoàng gia” (Crown jewels), bán hết tài sản có giá trị hoặc ký một thòa thuận bán và thuê lại tài sản (sales and leaseback agreement) nhàm làm công ty ít hấp dẫn hơn.
83
- Chiến thuật “Phòng vệ Pacman defense”, tỉm kiếm them nguồn tài trợ cho dự án đề nghị mua lại (counter bid) chính đơn vị đà đưa ra đề nghị mua/thâu tóm công ty.
1.3.3' Lựa chọn chiến lược cho sự tiến hành thay đồi • • • • ✓
Mục tiêu của chiến lược kinh doanh nhằm theo đuổi sứ mệnh kinh doanh, hỗ trợ việc đánh giá thành tích, tạo ra năng lực thúc đẩy các hoạt động bàng nhừng ưu tiên trong lựa chọn và tổ chức thực hiện chiến lược. Doanh nghiệp cần đảm bảo tính xác đúng cuả mục tiêu và danh mục các mục tiêu chủ chốt theo thứ tự ưu tiên, có mục đích, đảm bảo tính cụ thể, tính nhất quán, tính đo lường được, tính khả thi, tính thách thức và tính linh hoạt. Căn cứ để ra quyết định lựa chọn chiến lược:
- Tận dụng tối đa ưu thế của ngành và của chính doanh nghiệp;
- Phù hợp với mục tiêu lâu dài;
- Phù họp với khả năng tài chính và chuyên môn của doanh nghiệp;
- Thái độ và quan điểm của lãnh đạo, đặc biệt quan điểm đối với rủi ro;
- Tận dụng được các nguồn tài trợ bên ngoài;
- Mức độ ảnh hưởng có thể gây phản ứng từ các tổ chức tài chính cạnh tranh khác;
- Xác định thời điểm, khoảng thời gian khi có sự tương thích chiến lược “mở cửa”.