Tài liệu tham khảo
VÀ CHIÉN LƯỢC KINH DOANH
2. HỆ THÓNG KẾ HOẠCH KINH DOANH
Hộ thống kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp là tập hợp các kế hoạch kinh doanh cụ thể, bao gồm các chi tiêu nhiộm vụ kế hoạch kinh doanh cả định tính và định lượng, giao cho các đơn vị kinh doanh trực thuộc thực hiện.
8 4
2.1. Căn cứ và nguyên tắc xây dựng kế hoạch kinh doanh 2. /. /. Mục đích xây dụng kế hoạch kinh doanh
- Nhàm tạo ra tính hợp lý, công bàng và phát huy tiềm năng của từng đơn vị kinh doanh, tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp;
- Khuyến khích từng đơn vị kinh doanh trực thuộc tự nâng cao trình độ quàn lý, đề cao vai trò trách nhiệm trong công tác điều hành, quản lý và nghiệp vụ chuyên môn;
- Nhiệm vụ kế hoạch được giao dựa trên sự phù hợp với quỹ lương, lợi thế và hiệu quả kinh doanh của từng đơn vị;
- Khuyến khích các đơn vị kinh doanh trực thuộc tối đa hóa lợi nhuận, không ngừng gia tăng thị phần, nỗ lực giành vị trí chủ đạo trên thị trường và vị trí hàng đầu về chất lượng sản phẩm dịch vụ.
2.1.2. Nguyên tắc lập kế hoạch kinh doanh
Hệ thống kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp được xây dựng dựa trên 3 Nguyên tắc.
/- Nguyên tắc tồng họp
- Ke hoạch kinh doanh của doanh nghiệp được xây dựng trên cơ sở tổng hợp kế hoạch của các Phòng chúc năng của các đơn vị chiến lược;
- Ke hoạch kinh doanh của các đơn vị chiến lược được xây dựng trên cơ sở tổng hợp kế hoạch chức năng của các đơn vị cơ sở (nếu có).
2- Nguyên tắc phát triển có định hướng
Ke hoạch kinh doanh của doanh nghiệp được xây dựng theo hướng ngày càng phát triển đa dạng về các mặt nghiệp vụ, các sản phâm, các lĩnh vực hoạt động phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triên của doanh nghiệp trong từng thời kỳ.
5- Nguyên tắc khoa học
85
Ke hoạch kinh doanh của doanh nghiệp và các đơn vị phải phù hợp với điều kiện, đặc điểm phát triển thực tế và tinh hình kinh tế xã hội trong nước và quốc té cùng như tại địa bàn hoạt động.
2.1.3. Căn cứ để xây dựng kế hoạch kinh doanh
1- Đối với Kế hoạch kinh doanh của toàn Doanh nghiệp, Được xây dựng dựa theo các căn cú sau:
- Nghị quyết đại hội cổ đông thường niên về các chi tiêu năm kế hoạch.
- Chiến lược kinh doanh được Hội đồng quản trị thông qua.
- Kết quả thực tế tài chính kinh doanh của năm trước, cùng kỳ năm trước.
- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ, Bộ, Ngành, Địa phương có ảnh hường trực tiếp tới hoạt động tài chính, tín dụng tại thời điểm lập kế hoạch và có dự kiến những thay đổi sẽ ảnh hưởng đến tài chính kinh doanh trong năm kế hoạch.
- Ke hoạch kinh doanh do các đơn vị trực thuộc lập.
2- Đối với Kế hoạch kinh doanh của các đưn vị trực thuộc,
Được xây dựng dựa theo các căn cứ trên và các chỉ tiêu kế hoạch hướng dẫn của từng thời kỳ do lãnh đạo điều hành giao cho từng đơn vị.
2.2. Cấu thành hệ thống kế hoạch kinh doanh
Hệ thống kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp được cấu thành bao gồm ba hệ thống kế hoạch cơ bản là hệ thống kế hoạch tổng hợp, hệ thống kế hoạch chức năng và hệ thống kế hoạch theo thời gian. Cụ thể:
2.1.1. Hệ thống kế hoạch tổng hợp
Hệ thống kế hoạch tổng họp gồm các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh được triển khai trong toàn doanh nghiệp đến các đơn vị thực hiện
8 6
chiến lược. Cụ thổ:
- Ke hoạch nguồn vốn và sử dụng vốn;
- Ke hoạch thu nhập, chi phí và kết quả kinh doanh;
- Ke hoạch khai thác sử dụng nguồn lực;
- Ke hoạch năng suất, chất lượng, quy mô.
2.1.2. Hệ thống kế hoạch chức năng
Hệ thống kế hoạch chức năng gồm các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh được triển khai tại các đơn vị cơ sở, do các đơn vị cơ sở tự xây dựng dựa trên chức năng, nhiệm vụ quản lý được phân công. Cụ thể:
- Ke hoạch sản xuất;
- Kế hoạch bán hàng;
- Ke hoạch sản phẩm;
- Kế hoạch chi phí điều hành;
- Kế hoạch chi phí tiền lương;
- Kế hoạch đầu tư, mua sắm mới, kế hoạch công cụ lao động;
- Ke hoạch phát triển sản xuất, mở rộng hoạt động.
2.1.3. Hệ thống kế hoạch theo thời gian
Hộ thống Tcế hoạch theo thời gian gồm các chỉ tiêu kể hoạch kinh doanh được phân định theo khoảng thời gian phù hợp với yêu cầu quản lý thực tế. Trong đó:
- Kế hoạch năm có chia ra quý hoặc tháng (nếu có);
- Kế hoạch điều chinh (nếu có).
2.3. Nội dung cơ bản cùa kế hoạch kỉnh doanh
Việc hoạch định kế hoạch kinh doanh bắt đầu với việc khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng và các vấn đề cốt lõi. Trên nền tảng lĩnh vực hoạt động và ngành kinh doanh, doanh nghiệp tự đặt mình vào bức
87
tranh tổng thể cùa nền kinh tế và khu vực hoạt động, để từng bước định hình năng lực lõi, phát huy điểm mạnh, hạn chế điểm yếu và tận dụng nhừng cơ hội nhàm vượt qua thách thức đạt được hiệu quả của việc phát triển kinh doanh một cách bền vừng.
Một kế hoạch kinh doanh hoàn chỉnh luôn có các nội dung cơ bản:
1- Xác định ý tưởng kinh doanh (bussiness ideas)
2- Đặt ra mục tiêu kinh doanh và những thành quả cần đạt được (objectives and goals), xác định rồ thời gian, tiền bạc và kinh nghiệm, tổng doanh thu, lợi nhuận ròng, nhân công, thị phần, thời gian. Việc đặt ra mục tiêu và thành quả đạt được phải đảm bảo tính thông minh, cụ thể, có thể đo lường được, có thề đạt được, thực tế và thời hạn.
3- Nghiên cứu và phân tích thị trường, xem xét những công ty, tổ chức đã kinh doanh cùng lĩnh vực trôn thị trường, đánh giá mức độ thành công, khách hàng, nhu cầu của thị trường trong tương lai.
4- Phân tích thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ (SWOT analysis), dự đoán được những cơ hội và thách thức đe doạ tới sự thành công cùa ý tưởng kinh doanh khi bắt tay vào thực hiện.
5- Xác lập mô hình tổ chức kinh doanh, phân tích hạn chế và lợi thé của từng hoại hình doanh nghiệp và đưa ra quyết định đăng ký mô hình kinh doanh.
6- Lên kế hoạch marketing, đưa ra các chiến lược để thu hút và giữ khách hàng, đảm bảo ba nguyên tắc cơ bản phân loại khách hàng, lựa chọn đối tượng khách hàng công ty hướng tới, xác định vị thế tương lai mà công ty mong muốn được khách hàng nhìn nhận.
7- Lập kế hoạch vận hành, hoàn thiện các hoạt động thường xuyên, như nhân sự, phương tiện máy móc và quy trình lưu hoàn công việc, hộ thống văn bàn pháp lý điều chinh hoạt động kinh doanh.
8- Lập kể hoạch quàn lý con người, xây dựng cơ chế kiểm soát sự vận
8 8
hành công việc kinh doanh từ đội ngũ quản lý, nhân viên, kỹ năng và trình độ, phân công công việc và phân quyền, kế hoạch lịch họp đánh giá tình hình hoạt động, kế hoạch đào tạo và phát triển.
9- Kế hoạch tài chính, xác định các nguồn tài trợ và sử dụng. Trên cơ sở những số liệu từ nghicn cứu thị trường, tiên đoán các dòng tiền, thời điểm cân bằng thu chi, hoàn vốn, sự luân chuyển của đồng vốn.
10- Ke hoạch thực hiện, liệt kê các hoạt động chi tiết để đạt được mục đích đề ra theo hướng thật cụ thể. cần đặt ra những ưu tiên và những hạn định về thời gian cho mồi công việc đế theo dõi và đo lường được mức độ hoàn thành của từng công việc.