Tài liệu tham khảo
PHÂN TÍCH KÉT QUẢ KINH DOANH
4. PHÂN TÍCH CÁC YÉU TỐ RỦI RO ẢNH HƯỞNG
4.2. Các nguyên nhân liên quan đến cơ cấu sản xuất sản phẩm
Độ mềm dẻo của cơ cấu sản xuất thể hiện qua trình độ phân bổ tổ chức phối hợp của nhà quản trị sản xuất, sao cho có thể tạo ra một khả năng thích ứng nhanh đối với sự thay đổi của thị trường nhưng vẫn đảm bảo được các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Độ mềm dẻo càng cao mức độ rủi ro sẽ càng thấp. Duy trì độ mềm dẻo cao tạo điều kiện đổ doanh nghiộp khai thác tối đa thị trường, tận dụng hết năng lực sản có, nâng cao hiệu quả đầu tư và tăng doanh lợi. Cụ thể
4.2.1. Cơ cẩu cita lao động sản xuất
Cơ cấu lao động sàn xuất phàn ánh mức độ cấu thành về các tính chất của từng loại lao động trong quá trình tổ chức sản xuất kinh doanh. Mục tiêu quản lý cơ cấu lao động nhàm tận dụng tối đa năng lực của từng người lao động. Duy trì một cơ cấu lao động hợp lý sẽ làm hạn chế các tốn thất không đáng có trong sản xuất. Mức độ hạn chế còn tuỳ vào:
171
- Kỳ hạn hợp đồng và kỹ thuật tay nghề cùa lao động sản xuất, theo nguycn tắc đối với lao động có tay nghe kỹ thuật càng cao thì nen thực hiện hợp đồng càng dài đe tạo một sự ôn định trong sản xuất.
Tuy nhiên đổ đạt được cũng còn tuỳ thuộc vào việc thực hiện hàng loạt các chính sách có liên quan đến người lao động như tiền lương, BHXH, BHYT, khen thưởng, thăng tiến, học tập, bố trí công việc...
- Tình hình phân bố và tính chất của lao động sản xuất, tùy vào phương thức quản lý cũng như công nghệ sản xuất để phân chia lao động phù hợp theo từng loại và phân bố theo một kết cấu họp lý;
- Yêu cầu và đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh, tùy vào đặc điốm, kỹ thuật công nghẹ và nhiệm vụ sản xuất sản phẩm mà thay đối cơ cấu lao động phù họp.
Tuy nhiên, việc bố trí lao động cần tuân thủ theo nguyên tắc “việc đi tìm người“ trôn cơ sở định danh từng công việc. Nói chung, việc bố trí lao động hoàn toàn do thực tế khách quan quy định nhưng lao động là vốn quý, vì vậy, về lâu dài để có lợi hơn doanh nghiệp cần phải có một chiến lược sử dụng và phát triển hợp lý.
4,2,2. Cơ cấu của công nghệ sản xuất
Cơ cấu của công nghẹ sản xuất phản ánh việc phân bô họp lý mức độ trang bị kỹ thuật công nghẹ ở các khâu của quy trình sản xuât, sao cho có thế phối họp được tối ưu các yếu tố sán xuất, hạn ché các chi phí vô ích ớ mức thấp nhất. Tuy nhiên, điều này còn tuỳ vào:
- Công tác phân bố quy trình sản xuất và kiếm tra chất lượng sản xuất, doanh nghiộp cần có một chính sách nhất quán và một chiến lược dài hơi về đầu tư kỹ thuật, đồne thời cune nôn tiến đến chuẩn hoá quản lý sản xuất theo các tiêu chuẩn quốc tế như vậy sẽ làm sản phẩm có tính cạnh tranh cao hơn;
- Dạng quy trình sản xuất và sự thích ứng cùa sản phẩm sản xuất, doanh nghiệp cần có sự thẩm định kỹ lường khi lựa chọn các
1 7 2
phương án đầu tư mới, trước khi tiến hành đầu tư và sản xuất;
- Tính chất sản xuất (đồng loạt, băng chuyền...) 4.2.3. Cơ cấu vật tư dùng vào sản xuất
Cơ cấu vật tư dùng vào sản xuất phàn ánh mức độ độc lập và tính chủ động trong việc cung ứng vật tư dùng vào sản xuất. Cơ cấu vật tư càng linh hoạt và tính độc lập càng cao, khả năng chủ động càng lớn thì mức độ rủi ro sẽ càng thấp, doanh nghiệp sè hạn chế được những tốn thất vô ích. Tuy nhiên, mức độ phát huy hiệu quả còn tuỳ thuộc vào:
- Môi quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp;
- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp;
- Tính chât cùa vật tư cung cấp.
4.2.4. Cơ cấu của trang thiết bị dùng vào sản xuất
Cơ cấu của trang thiết bị dùng vào sản xuất phản ánh tính chất và khả năng trang bị máy móc thiết bị ở các khâu của quy trình sản xuất.
Hiệu quả mang lại tuỳ thuộc vào:
- Tính đồng bộ của máy móc thiết bị các loại;
- Tính hiộn đại và khà nãng ứng dụng để nâng cấp;
- Công nghệ sản xuất và phương thức quản lý.
4.2.5. Bộ máy điều hành và phương thức quản lý
Phản ảnh cấu trúc hộ thống điều hành, nắm bắt thông tin, xử lý chỉ đạo tình huống sản xuất kinh doanh, mức độ phân công phân nhiệm.
Chất lượng quản lý sản xuất càng cao sai hỏng trong sản xuất kinh doanh sẽ càng thấp, khả năng phối họp tối ưu trong sản xuất sẽ càng tăng. Tuy nhicn điều này còn tuỳ vào:
- Mục tiêu, định hướng phát triển và chiến lược kinh doanh;
- Sự tách bạch giừa giám sát, điều hành trong quản lý kinh doanh;
- Các chính sách khen thưởng, kỷ luật;
- Sự đồng bộ về tuổi tác, trình độ, khả năng trong bộ máy quản lý các cấp.
1 7 3