PHÂN TÍCH KÉ HOẠCH TÀI CHÍNH

Một phần của tài liệu Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Trang 89 - 94)

Tài liệu tham khảo

VÀ CHIÉN LƯỢC KINH DOANH

3. PHÂN TÍCH KÉ HOẠCH TÀI CHÍNH

Kế hoạch tài chính là bộ phận quan trọng trong hệ thống kế hoạch kinh doanh. Tuy nhiên, hoạch định kế hoạch tài chính trong một doanh nghiệp rất khó khăn, do phần lớn các hoạt động kinh doanh, không những chịu sự chi phối bởi các quy định pháp lý có liên quan mật thiết đến các chính sách điều tiết kinh tế xã hội của Chính phủ, mà còn rất nhạy cảm với các yếu tố môi trường thường hay thay đổi như điều kiện kinh tế, chính sách tiền tệ, lãi suất,... ở cà trong và ngoài nước.

3.1. Định hướng kế hoạch tài chính

3.1.1. Đánh giá việc xác định các mục tiêu ưu tiên

- Trớ thành doanh nghiệp phát triển hiệu quả, an tòan và vừng mạnh, có khả năng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đa tiện ích đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng cụ thể.

- Không ngừng tái cấu trúc trên mọi lĩnh vực, hòan thiện tổ chức, nâng cao năng lực quản trị điều hành, xây dựng nguồn nhân lực chuyên nghiệp, chất lượng cao phù hợp với mô hình phục vụ cho bán hàng.

89

- Tập trung tòan bộ nguồn lực nâng cao năng lực cạnh tranh cùa các hoạt động chủ yếu, trên cơ sở đẩy mạnh đầu tư hiện đại hóa công nghệ, nghiên cứu phát triển các sàn phẩm, các dịch vụ mới và không ngừng gia tăng thị phần, mở rộng hệ thống phân phối có trọng điểm.

3.1.2. Đánh giá định hướng kế hoạch tài chính

Tuy nhicn bất kể đặt trọng tâm ở đâu, các kế hoạch kinh doanh khi được đưa ra trình bày, đều phải có đủ một số thành phần chủ yếu sau:

- Hệ thống các mục tiêu, mục đích cần hướng đến và tính thống nhât như khả năng sinh lợi, tăng trưởng và các thị trường mong muốn được cung cấp dịch vụ;

- Nhừng nhận định về rủi ro và cơ hội ở một số lĩnh vực quan trọng phát sinh trong và ngoài doanh nghiệp;

- Các phương án chiến lược, chiến thuật được hoạch định trước và các giải pháp dự phòng, để thúc đẩy doanh nghiệp tiến đến gần hơn các mục tiêu đã đặt ra;

- Dự báo xác suất thất bại và thành công, phân tích mức độ thực hiện mục tiêu, dự kiến tất cả các khả năng và những kinh nghiệm;

- Các mục tiêu phải rõ ràng và phải được phổ biến đầy đủ đến từng nhân viên. Ke hoạch chi tiết (bảng phân tích ti mỉ về môi trường), điểm mạnh, điểm yếu, những vấn đề trong tài sàn, quản lý vốn, lợi nhuận và tăng trưởng, chiều hướng tới về chính sách, nhu cầu, luật pháp. Đặc biột ban lãnh đạo cấp cao phải quán triệt thật sâu sắc đến mọi yêu cầu, chỉ tiêu, nội dung, trách nhiệm, cỏ thề quy trách nhiệm cụ thể đến từng cá nhân, khi triển khai thực hiện các mục tiêu đề ra.

Một hoạch định tốt chưa hản đã đem lại lợi nhuận cao nhưng bàng cách giúp cho doanh nghiệp dự kiến trước được những sự kiện và kết quà tài chính có thể xảy ra trong tương lai. Hoạch định tài chính sẽ là

90

công cụ tốt nhất đổ giúp các doanh nghiệp giảm bớt các rủi ro, điều đó cùng đồng nghĩa với việc nâng cao khả năng thành công hơn.

3.2. Đánh gỉá kế hoạch ngân sách

Trong tiến trình quản trị đặc biệt ở những doanh nghiệp lớn, công tác hoạch định ngân sách luôn được xem là khâu trọng yếu nhất. Mặc dầu công tác kỹ thuật lập kế hoạch có sự khác biệt nhau về quy mô, cùng như về cách thiết kế, song phổ biến các doanh nghiệp sử dụng cùng lúc cả hai loại kế hoạch ngắn và dài hạn. Cụ thể:

5.2.7. Kế hoạch tác nghiệp

Kế hoạch tác nghiệp gồm các dự kiến ngân sách tiền mặt cho tháng hoặc cho tuần lễ, theo dõi các luồng tiền ra và vào, xác định được mức biến đổi dự trữ tiền mặt theo từng thời gian. Xác định rõ mức độ hoạt động kinh doanh và thời điểm cần tiền. Kiểm tra, đánh giá trình độ nhận thức, khai thác và sử dụng các nguồn lực hiện có, cùng như năng lực dự báo nhu cầu kinh doanh, đầu tư, khả năng quan sát, nghiên cứu, nắm vững các quy luật vận động trong hoạt động kinh doanh.

5.2.2. Ke hoạch ngắn hạn

Kế hoạch ngắn hạn gồm các hoạch định cho cả năm trên cơ sở kế hoạch lợi nhuận, Kế hoạch kinh doanh và các chỉ tiêu về tài chính tiền tệ có được từ các kỳ trước. Dự kiến được các khoản mục chính, trong bảng tổng kết tài sản và báo cáo lãi lỗ, dự báo các chỉ tiêu lợi nhuận, chi phí, các luồng tiền và nhu cầu thanh khoản hiện hành. Xác định rõ các thông tin về nhu cầu tiền, khả năng tạo tiền, thời gian thu tiền, đánh giá tính hiệu quả cùa việc sử dụng tiền, khả năng huy động các nguồn vốn có chi phí thấp, cũng như sử dụng tiền để không bị lãng phí,...

5.2.5. Kế hoach dài han

91

Ke hoạch dài hạn gồm các dự kiến về khả năng tăng trưởng cơ sờ vật chất, kinh doanh trong thời gian từ 2, 3, 5 năm, trên cơ sở đã có tính toán loại trù’ các rủi ro, từ sự mạo hiểm trong quá trình sử dụng các công cụ tài chính như đòn cân định phí, đòn cân nợ, .... Mục ticu nhàm dự báo những thay đổi trong công nghộ cung cấp dịch vụ, cấu trúc của tổ chức, sự tăng trưởng về các nhu cầu vốn chủ sở hừu và thị phần trcn những thị trường chủ yếu, để chủ động hơn trong các quyết định lựa chọn dự án đầu tư và các phương tiện tài trợ.

Các nội dung phải làm sáng tỏ được các quan hệ giữa quyết định tài chính trong hiện tại với các phát sinh có thể trong tương lai, đảm bảo sự thống nhất giữa các mục tiêu và chiến lược kinh doanh. Đánh giá được khả năng rủi ro cơ cấu tài chính do việc lựa chọn các nguồn tài trợ sử dụng, sao cho không làm ảnh hưởng đến khả năng cân bàng tài chính, hay cân bằng giữa khả năng sinh lợi và rủi ro xảy ra. Đảm bảo phù hợp với các mục tiêu chính sách đầu tư, chính sách tài trợ, chính sách phân phối cổ tức để nhấn mạnh đến các hướng khác nhau.

3.2.4. Kế hoạch chiến lược

Kế hoạch chiến lược là xác định nhừng dự báo về vị thế tương lai của doanh nghiệp trên những thị trường mục tiêu khác nhau cho 5, 10, 15 năm hoặc hơn nữa trong tương lai, trên cơ sờ có xem xét đến nhừng khả năng thay đổi về công nghẹ cung cấp dịch vụ hoặc trong cấu trúc của tổ chức, đổi mới chủ sờ hừu vốn. Các mục tiêu đưa ra phần lớn chỉ có tính chất định hướng, vì trong một khoảng thời gian quá dài mọi dự toán đều không thể chính xác.

3.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính.

Phân tích cách ứng xử và dự báo viền cành sinh lợi tương lai là công việc khá phức tạp, do có quá nhiều yếu tố rủi ro tác động. Đẻ có một hoạch định hừu ích, vấn đề trước tiên cần phải dự báo chính xác

92

được các tác động của nhừng yếu tố hay thay đổi. Cụ thế:

- Nhu cầu đầu tư và tài trợ, là điổm khởi đầu do có mối liên hệ với nhiều biến số dự kiến khác nhau, nên độ chính xác có ý nghĩa rât quan trọng đối với công tác hoạch định;

- Nhu cầu thanh khoản và nhu cầu dự phòng cho các nhu cầu đã được dự báo;

- Hiộu quả của công tác quản lý thuế;

- Hiộu năng biên tế sử dụng các nguồn nhân lực và phi nhân lực;

- Khả năng quản trị trong việc kicm soát chi phí lãi và tiền lương;

- Các rủi ro do nhừng thay đối trong công nghệ hoặc chuyến hướng cạnh tranh;

- Xu hướng thay đổi chính sách cùa Chính phủ và ảnh hưởng đến sức khỏe của nền kinh tế;

- Mức độ khả dụng của các chính sách và lãi suất thực thi.

Việc lập kế hoạch tùy vào đặc điếm của từng doanh nghiệp nhưng phải nêu ra được mục đích và các mục tiêu cần hướng đến, như khả tìăng sinh lợi, tăng trưởng và các thị trường cung cấp dịch vụ mong muốn. Kem theo một bảng phân tích chi tiết, tỉ mi về đặc điểm hiện tại, dự báo các biến động môi trường tương lai và những ảnh hướng tích cực hay tiêu cực đến sức khỏe tài chính của doanh nghiộp. Trong đó cần phải nêu ra được các vấn đề

- Nhừng điổm mạnh và điẻm yếu ben trong của tô chức;

- Các khoản mục nối bật trong tài sản có, tài sản nợ và quản lý vốn;

- Lợi nhuận và tăng trưởng trong giai đoạn gần đây nhất, mức độ phù hợp với mục tiêu;

- Giải thích nguyên nhân phát sinh ra chênh lệch so với dự kiến;

- Dự đoán nhừng chiều hướng có thổ xảy ra, liên quan đến chính sách, luật pháp;

- Lập các bảng trình bày các mục ticu và báng phân tích chi tiết các

9 3

điều kiện tài chính, kinh doanh hiện nay và các biến động phát sinh có thể xảy ra trong tương lai;

- Thiết lập bảng phân tích mức độ đã đạt được so với những mục tiêu, thẩm định khả năng có thể đạt được, những kinh nghiệm rút ra được cho những năm sau.

Một phần của tài liệu Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Trang 89 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(605 trang)