Phân tích mức độ sai hỏng trong sản xuất

Một phần của tài liệu Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Trang 161 - 166)

Tài liệu tham khảo

PHÂN TÍCH KÉT QUẢ KINH DOANH

3. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HĐKD VÈ MẶT CHÁT LƯỢNG

3.2. Phân tích mức độ sai hỏng trong sản xuất

Phần lớn các doanh nghiệp đều không muốn làm giảm mất giá trị thương hiệu của sản phẩm, nên khi tham gia thị trường thường chỉ đưa ra sản phấm có một tiêu chuẩn chất lượng duy nhất, đặc biệt đối với các sản phẩm có tính chính xác cao, có liên quan đến kỹ thuật của nhiều ngành cũng như sự an toàn đối với người tiêu dùng. Đẻ đánh giá chất lượng sản phẩm sản xuất, phân tích không thể sử dụng giá cả sản phâm trên thị trường, mà buộc phải nghiên cứu cấu tạo chi phí từ trong quá trình sản xuất, trên quan điểm chỉ những sản phẩm có đủ chất lượng mới được xuất xưởng đưa ra thị trường.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, trong quá trình sản xuất do nhừng yếu kém nhất định từ nhiều nguyên nhân khác nhau, làm phát sinh ra một sô sản phâm bị hư hóng không thể sửa chừa được và một số sản phâm bị hỏng nhưng có thể sửa chữa được, cần thiết phải đưa vào sản xuất lại. Điều này dẫn đến buộc doanh nghiệp phải chấp nhận thêm một số chi phí không hừu ích. Phân tích sự tương quan giữa khoản chi phí thiột hại do sản xuất ra các sản phâm hóng này với tống chi phí sản xuât ra, biếu hiện mức độ sai hỏng của sản xuất. Mức độ sai hòng trong sản xuất phản ánh rõ nét chất lượng sản xuất sản phấm và có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh lợi và kết quả sản xuất kinh doanh.

Trong thực tế, ngay khi lập các dự án đầu tư cho sản xuất, nhận thức được lợi hại doanh nghiộp đã xây dựng chỉ tiêu thẩm định về mức độ sai hông này. Khi đi vào hoạt động, nếu công tác quản lý tốt doanh

161

nghiệp có thể hạ thấp chỉ tiêu này so với định mức, đổ làm tăng thêm doanh lợi hay làm tăng thêm chất lượng sản xuất sản phẩm. Việc phân tích sẽ có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả của hoạt động quản lý, chi ra những yếu kém trong cấu trúc sản xuất, cơ cấu sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh và kết quả sản xuất của doanh nghiộp. Tuy nhiên khi phân tích, để kết quả có ý nghĩa cần phải có nhận thức đúng về đặc trưng riêng có của sản phẩm và hoạt động sản xuất thực tế của doanh nghiệp. Tùy vào việc sử dụng thước đo bằng hiện vật hay bằng tiền có hai phương pháp phân tích.

3.2.1. Tỷ lệ sai hỏng cá biệt sản phẩm

Tỷ lệ sai hỏng cá biệt sản phẩm thường được dùng để đánh giá chất lượng sản xuất cho từng loại sản phẩm. Tỷ lệ sai hòng cá biệt càng cao, chất lượng sản xuất sản phẩm càng thấp.

Tỷ lệ sai hỏng _ SLSP hỏng sx quy đổi tương đương cá biệt sản phẩm SLSP hợp quy cách sx trong kỳ

Trong đó, số lượng sản phẩm hỏng sản xuất bao gồm cả sản phẩm hỏng không sửa chữa được và sản phẩm hỏng nhưng có thể sửa chữa được, còn số lượng sản phẩm hợp quy cách bao gồm cả các sản phẩm hỏng đã sửa chừa lại. Việc quy đổi tương đương tùy vào đặc điếm sản phẩm và phương pháp kế toán phù hợp (việc xác định chi phí bàng tiền tương tự).

3.2.2. Tỷ suất phế phẩm bình quân

Tỷ suất phế phẩm bình quân có thể sử dụng để đánh giá cho từng sản phẩm và chung cho toàn bộ kết quà sản xuất. Chi tiêu này không chi thích hợp đối với các sản phẩm cao cấp, phức tạp được láp ráp bởi nhiều chi tiết khác nhau mà cả đối với các sản phẩm dịch vụ đa dạng.

Tuy nhiên, do tỷ lệ sai hòng không phải là một chỉ tiêu được xây dựng trong kế hoạch, vì vậy khi phân tích phổ biến là so sánh giữa kỳ này và

162

kỳ trước. Tuỳ vào ycu cầu phân tích ta có.

- Đối với từng loại sàn phẩm

Tỷ Ịệ sai hỏng Chi phí sản xuất sản phẩm hỏng ,

, = — -------- " — X 1 0 0

cá biệt sản phâm Giá thành sản xuât sản phấm - Đối với toàn bộ sàn phẩm

Tỷ suất phê phẩm _ Tổng chi phí sản xuất sp hỏng bình quân (T) Giá thành sản xuất toàn bộ sp

Khi phân tích tỷ suất phế phẩm bình quân cần chú ý đến ảnh hưởng cùa nhân tố kết cấu mặt hàng. Do đây là một chi tiêu bình quân được tổng hợp bàng tiền trên nhiều sản phẩm khác nhau, mỗi loại sản phẩm lại có tỷ lệ sai hỏng cá biệt khác nhau (do tính chất, đặc điểm sản xuất của từng loại sản phấm). Nếu doanh nghiệp tăng tỷ trọng sản xuất các loại sản phẩm dề làm, có tỷ lệ sai hỏng cá biệt thấp, đồng thời giảm thấp tỷ trọng sản xuất các loại sản phẩm khó làm, có tỷ lệ sai hỏng cá biệt cao, doanh nghiệp có thể hoàn thành chỉ tiêu chất lượng tốt hơn hoặc ngược lại. Vì vậy để đánh giá chính xác mức độ sai hỏng bình quân chung, khi phân tích cần loại trừ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu mặt hàng.

Có hai cách để xác định ảnh hưởng của nhân tố kểt cấu mặt hàng 1- Phương pháp chỉ số

Đẻ thấy rõ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng, khi phân tích chỉ tiêu tỷ suất phế bình quân cần phải làm rõ vai trò của nhân tố tỷ lệ sai hỏng cá biệt từng sản phẩm.

Tỷ suất phế y Giá thành SX spxT ỷ lệ sai hỏng cá biệt

, =— — — --- —— --- J--- — xioo

phâm bq (T) Giá thành SX toàn bộ sản phâm

163

Sử dụng phương pháp chi số ta xác định được:

Mức độ ảnh Tỷ suất phế phẩm bình quân Tỷ suất phế hưởng do KCMH = thực tế tính theo tỷ lệ sai hỏng - phẩm bq

thay đổi cá biệt từng loại sp ở kỳ gốc ở kỳ gôc

2- Phương pháp tỷ trọng

Mức độ ảnh Tỷ suất phế phẩm bquân Tỷ suất phế hưởng do KCMH = kỳ gốc tính theo KCMH - phẩm bquân

thay đổi ở kỳ thực tế ở kỳ gốc

Dựa vào các chỉ tiêu trên khi phân tích có thổ xác định được tác động của việc thay đổi chất lượng sản phẩm, hoặc ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng trong chỉ tiêu tỷ suất phế phẩm bình quân đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khi quy đổi theo chi phí sản xuất thực tế.

Biến động doanh lợi do * Toàn bộ giá thành chất lượng sp thay đổi 1 0 sản xuất sp thực tế

Chi tiêu mức độ sai hỏng cá biệt phải tính cho từng loại sản phâm dịch vụ và tính riêng cho từng tiêu chuẩn chất lượng (thời gian, độ chính xác, độ ổn định và an toàn). Dựa vào kết quả tính toán, tiến hành phân tích, đánh giá tình hình thực hiện chất lượng sản phẩm dịch vụ, tìm nguyên nhân và đề xuất các biộn pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ.

Đe phân tích, đánh giá đầy đủ có thể sử dụng:

- Sử dụng phương pháp chi số (bao gồm chi số định gốc và chi số liên hoàn) để phân tích chất lượng sản phẩm dịch vụ theo thời gian.

- Lập bảng phân tích biến động chất lượng sản phấm dịch vụ theo thời gian.

164

- Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ngẫu nhicn đến xu thế biến động chất lượng sàn phẩm dịch vụ. Căn cứ vào dãy số thời gian về chât lượng sản phâm dịch vụ, tìm quy luật biên động bằng bằng cách mở rộng khoảng cách thời gian, tính số bình quân di động, hàm hồi quy theo thời gian)

- Sử dụng bicu đồ mô tả biến động chất lượng sản phâm dịch vụ.

V i dụ 3 .8 : từ số liệu về tình hình sai hỏng sản xuất trong năm 2011 tại công ty z, ta thiết lập được bảng phân tích mức độ sai hòng sản xuất như sau:

(đơn vị tính: trđồng)

n n A

T ê n sả n p h ẩ m

Z SX đ ơ n v ị

sp cố đ ịn h

S L S X h ọ p q u y cá ch

z sản xuất to à n b ộ sả n p h ẩ m h ọ p q u y c á c h

T h iệ t hại d o sx sp h ỏ n g

T ỷ lệ sa i h ỏ n g

N ă m tr ư ớ c

N ă m n ay

N ă m tr ư ớ c T h ự c tế

N ă m tr ư ớ c

N ă m n a y

N ă m tr ư ớ c

N ă m

Giá n ay

tri9

Tỷ trọng

Giá tri

Tỷ

trọng

A 10 100 40 1.000 50,5% 400 15,4% 200 60 20% 15%

B 8 60 150 480 24,2% 1.200 46,2% 48 72 10% 6%

c 5 100 200 500 25,3% 1.000 38,4% 40 50 8% 5%

C ộ n g 1.9 8 0 1 0 0 % 2 .6 0 0 1 0 0 % 2 8 8 182 1 4 ,5 4 % 7%

Từ bàng phân tích, sử dụng lý luận phần trên ta xác định được tỷ suất phe phâm bình quân thực tế tính theo tý lộ sai hỏng cá biệt kỳ gốc:

- Sử dụng phương pháp chi số

(400 X 20%) + (1.200 X 10%) + (1.000 X 8%)

~ 2.600 10,77%

16 5

- Sử dụng phương pháp tỷ trọng, ta xác định được tỷ suất phế phẩm bình quân kỳ gốc tính theo kết cấu mặt hàng kỳ thực tế.

_ ( 1.980 X 20% X 15,4%) + (l .980 X 10% X 46,2%)

% “ L98Ô +

(1.980 X 38,4% X 8%) 1.980

= 10,77%

Mức độ ảnh hưởng do kết cấu mặt hàng thay đổi sẽ là:

=> A Tkcmh = (10,77% - 14,54%) = -3,77%

Nhận xét: So sánh giừa thực tế và năm trước cho thấy tỷ lệ phế phẩm bình quân giảm (7% - 14,54% = - 7,54%), nhưng thực chất công ty chỉ hoàn thành có 10,77%. Nguyên nhân do công ty đà tăng tỷ trọng sản xuất sản phẩm B và c, có tỷ lệ sai hỏng cá biệt ở kế hoạch thấp (10% và 8%), đồng thời giảm tỷ trọng sản xuất sản phẩm A có tỷ lệ sai hỏng cá biệt ở kố hoạch cao (20%), làm cho kế hoạch chất lượng được hoàn thành tốt hơn. Kết quả này là do ành hưởng của sự thay đổi kết cấu mặt hàng, không phân ánh sự nỗ lực chủ quan của công ty, vì vậy cần loại trừ khi phân tích.

Trong kỳ do chất lượng sản xuất thay đổi theo chiều hướng tốt đã làm doanh lợi tăng lên của công ty:

Doanh lợi thay đổi = -(7%-14,54%)X 2.600 = 196,04 trđồng

Một phần của tài liệu Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh (Trang 161 - 166)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(605 trang)