Tài liệu tham khảo
PHÂN TÍCH KÉT QUẢ KINH DOANH
5. PHÂN TÍCH CÁC YÉU TÓ SẢN XUẤT KINH DOANH
5.3. Phân tích nguồn cung cấp vật tư kỹ thuật cho sản xuất
5.3.1. Phăn tích tình hình đảm bảo vật tư kỹ thuật cho sản xuất, kinh doanh
Việc đảm bảo cung cấp vật tư đầy đủ, kịp thời, đồng bộ và có chất lượng là điều kiện và tiền đề cho việc đảm bảo sự liên tục của quá trình sản xuất, có tính chất quyết định đến số lượng, chất lượng, tính đồng bộ của sản phẩm và nhịp điệu sản xuất đồng thời có liên quan trực tiếp đến chi phí sản xuất và doanh lợi của doanh nghiộp.
Vật tư kỹ thuật cho hoạt động sản xuất, kinh doanh bao gồm vật tư, kỷ thuật cho sản xuất sản phẩm và khai thác nghiệp vụ; vật tư cho sửa chừa tài sản và vật liệu. Cung ứng vật tư phải đảm bảo số lượng cung ứng không được quá lớn, dư thừa gây ứ đọng vốn nhưng cùng không được thiếu hoặc không đầy đủ ảnh hưởng đến tính liên tục cùa quá trình kinh doanh.
188
1- Nhu câu vê vật tư kỹ thuật căn dùng cho sản xuăt
Nhu cầu về vật tư kỷ thuật cần dùng cho sàn xuất tuỳ thuộc vào khối lượng sàn phẩm sản xuất và mức tiêu hao vật tư tính cho một đơn vị sản phâm.
Qua xem xét sô ngày đàm bảo cho sản xuât, sô ngày ngừng sản xuất vì thiếu vật tư... đổ tim biện pháp khắc phục. Từ phương trình trcn có thể xác định ảnh hưởng của việc cung cấp vật tư đến kết quả sàn xuất trong kỳ:
Khôi lượng _ Khôi lượng vật tư kỹ thuật cung cấp sp sản xuất Mức tiêu hao vật tư tính cho một đơn vị sp 2- Dự trữ vật tư kỹ thuật cần dùng cho sản xuất
Dự trừ vật tư, kỹ thuật cho hoạt động kinh doanh là một yêu cầu tất yếu khách quan. Mức độ dự trừ vật tư, kỹ thuật phụ thuộc vào rất nhiều các nhân tố khác nhau:
- Lượng vật tư sử dụng bình quân một ngày đem, phụ thuộc vào quy mô kinh doanh, mức độ chuycn môn hoá và mức tiêu hao vật tư cho một đơn vị sản phấm dịch vụ;
- Tình hình tài chính của đơn vị, doanh nghiệp;
- Tính chất thời vụ của hoạt động kinh doanh;
- Thuộc tính tự nhicn của các loại vật tư.
Vật tư, dự trừ có nhiều loại, mỗi loại có nội dung và ý nghĩa kinh té khác nhau, về cơ bản có ba loại dự trữ:
• Dự trừ thường xuycn, đảm bào cho hoạt động kinh doanh được tiến hành lien tục. Nguyen tắc chung lượng vật tư thực tế nhập và xuất hàng ngày phải đúng theo kế hoạch.
Nhu cầu vật tư
cần dùng cho SX r số lượng sp Mức tiêu hao vật tư cần SXKD cho từng loại sp
189
• Dự trừ bào hiểm, xảy ra trong các trường họp:
- Mức sử dụng bình quân ngày đem thực tế cao hơn so với kế hoạch, do mức tiêu hao vật tư tăng lên hoặc Ke hoạch kinh doanh thay đổi theo chiều sâu;
- Lượng nhập giừa hai kỳ cung ứng nối tiếp nhau thực tế ít hơn so với kế hoạch;
- Chu kỳ giữa hai kỳ cung ứng nối tiếp nhau thực tế dài hơn so với kế hoạch.
• Dự trừ theo thời vụ, phụ thuộc vào tình thời vụ trong việc cung ứng vật tư, đặc biệt đối với các thời gian “giáp hạt” về vật tư.
Mức dự trừ vật tư thường được tính theo 3 chi tiêu: theo hiện vật, theo số ngày và bằng tiền.
3- Chất lượng vật tư kỹ thuật cần dùng cho sản xuất
Sử dụng vật tư đảm bảo chất lượng là một yêu cầu cần thiết. Vật tư tốt hay xẩu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm dịch vụ, đến năng suất lao động và ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm dịch vụ. Đe đánh giá khả năng đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của vật tư khi cung ứng phải đối chiếu với các tiêu chuẩn quy định một cách chặt chẽ.
Phân tích chất lượng vật tư, kỹ thuật cung ứng có the sử dụng chỉ tiêu:
Chỉ số chất lượng _ Giá mua vật tư bình quân thực tế vật tư cung ứng Giá mua vật tư bình quân kế hoạch
Chí số chất lượng càng cao, chất lượng vật tư cung ứng càng tốt.
4- Mức độ đảm báo vật tư kỹ thuật cần dừng cho sản xuất
Mức độ đảm bảo được thể hiộn qua hộ số đảm bảo tính riêng cho từng loại vật tư, đặc biệt chỉ áp dụng đôi với các loại vật tư không thể thay thế được.
190
Hệ sô đảm bảo _ Khối lượng vt tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ vật tư sản xuất Nhu cầu vt cần dùng cho SX và dự trữ cuối kỳ
• Nguyen nhân ảnh hưởng đến tình hình đảm bảo vật tư:
- Thay đôi số lượng, chủng loại sản phẩm dịch vụ;
- Tiết kiệm được vật tư tiêu hao nhờ các sáng kiến quản lý.
- Gặp khó khăn về tài chính, khó khăn về phương tiện vận tải hoặc dùng vật tư thay thế.
Phân tích thường xuyên và định kỳ tình hình cung ứng, sử dụng, dự trữ vật tư để kịp thời có biên pháp chấn chỉnh công tác quản lý vật tư tại doanh nghiệp. Việc cung ứng vật tư phải đám bảo hoạt động kinh doanh được tiến hành liên tục, đều đặn theo đúng kế hoạch sẽ thúc đẩy nhanh quá trình luân chuyển, sử dụng vốn hợp lý, có hiệu quả và tiết kiệm.
• Khi phân tích cần lưu ý đến việc thực hiện các chỉ tiêu như - Chất lượng, tính kịp thời và đồng bộ trong việc cung ứng;
- Mức sử dụng vật tư bình quân ngày đcm;
- Lượng tồn kho thực tế và dự trữ cuối kỳ về số lượng và thời gian;
- Ngày và lượng nhập vật tư.
• Phương pháp phân tích:
- Xác định các chi tiêu đảm bào vật tư kỹ thuật;
- Sử dụng phương pháp so sánh số lượng vật tư thực tế đang dự trừ theo từng loại với số lượng vật tư cần dự trữ. Đảm bảo việc dự trừ vật tư phải luôn kết hợp hài hoà vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh được duy trì thường xuycn, đều đặn, vừa đảm bảo sử dụng tiết kiộm vốn;
- Xác định mức độ tiết kiộm hay vượt chi bằng cách lien hộ với tình hình thực tế về dự trừ kho hàng và điều kiộn hoạt động sản xuất kinh doanh đế có kết luận chính xác hơn.
191
5.3.2. Phân tích tình hình sử dụng vật tư kỹ thuật
Việc sử dụng vật tư kỹ thuật có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả s.àn xuất của doanh nghiệp cả về số lượng, chất lượng và cả hiệu quả trong sản xuất. Để đánh giá chính xác khi phân tích cần kết họp với kết quả sản xuất, trên cơ sở so sánh tình hình biến động về tổng mức vật tư sử dụng kỳ thực tế so với kế hoạch.
Hiệu suât _ Giá trị sản xuất (Doanh thu) sử dụng vật tư Tổng chi phí vật tư kỹ thuật
Từ phương trình trôn, cỏ thể xác định được ảnh hưởng của hiỉệu suất sử dụng vật tư đến kết quả sản xuất.
Giá trị sản xuất Chênh lệch hiệu suất sử Tổng CP vật tư kỹ
= ’ ‘ ____ X
(doanh thu) dụng vật tư giữa TT/KH thuật thực tế sử diụng Một số nguycn nhân thường thấy liên quan đến sự biến động chi phí sử dụng vật tư: Thiết kế sản phẩm; Quy trình công nghệ; Chất lượng cùa thiết bị sản xuất; Công tác tố chức quản lý; Tay nghề của công nhãn;
Việc sử dụng lại phế liệu, phế phẩm trong quá trình sản xuất.
192
K ế t l u ậ n C h ư ơ n g 3
Hoạt động kinh doanh cùa doanh nghiộp chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế khách quan như: quy luật cạnh tranh, quy luật cung cầu, giá cả, vv... Việc tông họp những thông tin một cách kịp thời, chính xác và toàn diện về tình hình thực hiện các nhiệm vụ sàn xuất kinh doanh và kết quả kinh doanh, cũng như tình hình quản lý sử dụng lao động, vật tư và tiền vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh, là cơ sở đổ doanh nghiệp đề ra các chủ trương, chính sách và giải pháp quản lý thích họp nhàm nâng cao hiệu quá kinh doanh. Phân tích kết quả kinh doanh là một nội dung quan trọng và có ý nghĩa xuyên suôt trong quá trình phân tích hoạt động kinh doanh. Đánh giá két quả kinh doanh phải xem xét tòan diện cả về mặt khối lượng và chất lượng.
Trong quá trình phân tích cần kết hợp xem xét thcm trong mối quan hệ với tình hình khai thác, sử dụng năng lực hoạt động, nghiên cứu tác động của các rủi ro phát sinh, qua đó nhàm xác định và phân tích một cách có hộ thống các nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh.
Đánh giá chính xác két quả kinh doanh, là cơ sớ để đề xuất các giải pháp tích cực, hạn chế và loại bò các điểm có ảnh hưởng ticu cực góp phần nâng cao hiộu quả hoạt động kinh doanh và năng lực cạnh tranh, đồng thời góp phần hoàn thiện quá trình quản lý, công tác điều hành và đưa ra những chiến lược phát triển phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.
193
C â u hỏi ôn
1) Hoạt động sản xuất kinh doanh cùa doanh nghiệp chịu sự chi phối mạnh mẽ nhất bởi quy luật kinh tế khách quan nào?
2) Tại sao phân tích kết quả kinh doanh là nội dung quan trọng và có ý nghĩa xuyên suốt trong quá trình phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?
3) Tại sao trong quá trình phân tích cần kết hợp xem xét thêm trong mối quan hệ với tình hình khai thác, sử dụng năng lực hoạt động kinh doanh, đồng thời phải dựa trên cơ sở nghiên cứu tác động cùa các rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh?
4) Tại sao phân tích kết quả kinh doanh lại góp phần hoàn thiện quá trình quản lý, công tác điều hành và đưa ra nhừng chiến lược phát triển phù họp với tình hình thực tế của doanh nghiệp?
19 4
T à i liêu t h a m k h ả o
1) Quàn Trị Tài Chính Cơ Bản - Van Horne, J.c Wachowicz - NXB Prentice Hall - J.M. (2001).
2) Tài Chính Công Ty - Brealey, R.A Myers - - NXB McGraw H ill-S .c . (1996).
3) Tài Chính Công Ty - Ross, S.A. Westerfield, R.w Jaffe, J.F Roberts - NXB Irwin - G.s. (1995)
4) Quản Trị Tài Chính Cơ Bản - Brigham - E.F. - NXB Dryden -(1992)
5) Analysis for Financial Management - Higgins - R 2001- 6th edition - NXB Irwin &McGraw-Hill.
6) Tập bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh - Nguyễn Quốc Khánh.
7) Mastering business analysis with Crystal Reports - Chris Tull - Plano: Wordware Publishing - 1th Ed, 2004..
8) Phân tích hoạt động kinh doanh - Phạm Văn Dược - NXB Thống kê - 2009.
9) Quản lý tài chính doanh nghiệp - Josette Peyrard - NXB Thống kê - 1994.
10) Phân tích hoạt động kinh doanh - Đại học Kinh tế quốc dân - NXB Thống k ê -2010
195
Chương 4