Biện pháp ngăn chặn các hành vi tham nhũng

Một phần của tài liệu Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu (Trang 86)

- Chưa có quy định cụ thể để bù đắp những chi phí hợp lý cho doanh nghiệp tham gia bình ổn giá , dẫn đến lũy kế số dư Quỹ bình ổn giá của các

3.2.4. Biện pháp ngăn chặn các hành vi tham nhũng

Việc ngăn chặn các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong kinh doanh xăng dầu hiện nay nhưng vẫn đảm bảo thủ tục gọn nhẹ, đơn giản, nâng cao hiệu quả hoạt động trong kinh doanh xăng dầu là vấn đề được nhiều người quan tâm. Vậy phải làm sao để pháp luật ngăn chặn được tham nhũng nhưng thủ tục phải đơn giản, chặt chẽ, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh xăng dầu, vì mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, phải chăng cần tăng

cường hơn nữa tính công khai, minh bạch, phân cấp; đơn giản hóa thủ tục cấp phép kinh doanh xăng dầu, đi đôi với tăng cường kiểm tra, gắn trách nhiệm của Cơ quan kiểm soát cạnh, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm khi có "vấn đề" trong kiểm soát các thỏa thuận cạnh tranh.

Chúng ta thấy là, có hiện tượng thỏa thuận, móc ngoặc giữa các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thỏa thuận việc tăng hoặc giảm giá với cơ quan quản lý Nhà nước. Muốn khắc phục hiện tượng trên đây, thì cơ chế điều hành giá xăng dầu và các yếu tố cấu thành giá xăng dầu phải được công khai, minh bạch, chặt chẽ. Ngoài ra, pháp luật phải quy định rõ hơn nữa trách nhiệm pháp lý của từng cá nhân, tổ chức và xử lý nghiêm hơn nữa các vi phạm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Một trong những nhiệm vụ được đặt ra khi nghiên cứu đề tài là nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam. Để giải quyết nhiệm vụ này, Chương 3 của Luận văn đã chỉ ra phương hướng nhằm hoàn thiện pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh, gồm: hiệu lực thấp của văn bản về kinh doanh xăng dầu; thiếu công khai, minh bạch trong hoạt động kinh doanh; tổ chức hệ thống kinh doanh xăng dầu; cơ chế điều hành, quản lý nhà nước.

Trên cơ sở xác định các phương hướng hoàn thiện pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, Chương 3 của Luận văn phân tích các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật đối với các thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực này, cụ thể: Luận văn đã đề ra 4 nhóm giải pháp là hoàn thiện văn bản pháp luật về kinh doanh xăng dầu; xây dựng cơ chế kiểm soát giá xăng dầu; tăng cường kiểm tra, giám sát; biện pháp ngăn chặn các hành vi tham nhũng.

KẾT LUẬN

1. Luật Cạnh tranh ra đời đã thể hiện vai trò tích cực trong việc duy trì một môi trường cạnh tranh lành mạnh, trong đó có việc kiểm soát các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên, pháp luật kiểm soát các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh cũng như cơ quan thực thi còn có nhiều hạn chế. Một trong những ví dụ minh chứng là từ khi thành lập Cục Quản lý cạnh tranh và Hội đồng cạnh tranh cho đến nay, số lượng vụ việc thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nói chung và trong kinh doanh xăng dầu nói riêng được điều tra, xử lý rất ít. Trong khi đó, thực tiễn cho thấy thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu đang diễn phức tạp và ảnh hưởng đến nền kinh tế. Do đó, việc nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong kinh doanh xăng dầu có ý nghĩa rất lớn và mang tính cấp thiết.

2. Các vấn đề lý luận chung về thoả thuận hạn chế cạnh tranh và pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu đã được phân tích ở Chương 1 của Luận văn. Theo đó, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là một hiện tượng có nguồn gốc hình thành với những đặc điểm pháp lý nhất định. Trên cơ sở xác định được bản chất pháp lý của các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, nhận dạng và các hình thức thể hiện thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong kinh doanh xăng dầu Luận văn đã xác định nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu; nghiên cứu các nguyên tắc và nội dung cơ bản của pháp luật về các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực xăng dầu. So với các quốc gia có hệ thống pháp luật về cạnh tranh phát triển, Việt Nam ban hành Luật Cạnh tranh muộn, đồng thời còn có những hạn chế nhất định trong quy định của pháp luật. Do đó, tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có hệ thống pháp luật kiểm soát các thoả thuận

hạn chế cạnh tranh hiệu quả là vấn đề cần phải được lưu ý. Luận văn đã dành một phần tham khảo kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về các quy định pháp luật thoả thuận hạn chế cạnh tranh.

3. Trên cơ sở các vấn đề lý luận được phân tích tại Chương 1, Chương 2 của Luận văn đã dành một phần để phân tích thực trạng pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về chống hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt nam hiện nay.

Việc khái quát thực trạng pháp luật và đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về chống hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam trong thời gian qua đã khắc họa bức tranh về các bất cập trong quản lý thoả thuận hạn chế cạnh tranh tronh kinh doanh xăng dầu để từ đó có phương hướng xử lý phù hợp.

4. Trên cơ sở phân tích thực trạng pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về chống hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu chỉ ra những bất cập của Luật Cạnh tranh về kiểm soát các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực này ở Chương 2, Chương 3 của Luận văn đã xác định phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Theo đó, Luận văn đã đề ra 4 nhóm giải pháp là hoàn thiện văn bản pháp luật về kinh doanh xăng dầu; xây dựng cơ chế kiểm soát giá xăng dầu; tăng cường kiểm tra, giám sát; biện pháp ngăn chặn các hành vi tham nhũng.

Một phần của tài liệu Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu (Trang 86)