Tính minh bạch và nhất quán của chính sách

Một phần của tài liệu Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu (Trang 69)

- Dầu Diesel

2.2.4. Tính minh bạch và nhất quán của chính sách

soát các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh mà còn có vai trò quan trọng trong việc xử lý các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Sự minh bạch và nhất quán sẽ giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu hiểu rõ về cơ chế điều chỉnh của pháp luật cũng như chiến lược phát triển lĩnh vực kinh doanh này để các doanh nghiệp chủ động. Ngoài ra, với sự minh bạch và nhất quán của chính sách giúp người tiêu dùng nhận định và có cơ chế tự bảo vệ từ các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

Bên cạnh đó, minh bạch và nhất quán của chính sách còn có thể hạn chế được tình trạng (có thể đã và đang xảy ra ở Việt Nam) - đó là vấn đề thoả thuận giữa cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu như đã nêu trên.

Chỉ có thể có một môi trường cạnh tranh thực sự lành mạnh và các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được kiểm soát một cách có hiệu quả nếu có sự minh bạch và nhất quán của chính sách. Sự minh bạch và nhất quán của chính sách đòi hỏi việc ban hành các văn bản pháp luật, hoạch địch chính sách của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải được thực hiện một cách công khai, dân chủ, có sự tham gia của các chủ thể có liên quan theo quy định của pháp luật. Có như vậy, một môi trường pháp luật, chính sách thực sự rõ ràng và minh bạch mới được thiết lập và là cơ sở cho việc kiểm soát các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Ngoài ra, sự minh bạch và nhất quán của chính sách còn đòi hỏi hạn chế độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước có được do sự nâng đỡ của các cơ quan hành chính, và tăng khả năng tiệm cận các cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp dân doanh. Thực tế cho thấy xung quanh các công ty dầu khí quốc doanh rất nhiều các công ty thân hữu với những người quản trị, "sân sau" của một số cán bộ lãnh đạo..., thì cơ hội cạnh tranh cho các doanh nghiệp bên ngoài là rất khó khăn. Yêu cầu minh bạch và nhất quán của chính sách đòi hỏi phải minh bạch hóa quá trình mua sắm công cộng, giám sát đấu thầu, từng bước cổ phần hóa và niêm yết các doanh nghiệp quốc doanh, đặt chúng dưới sự giám sát khắt khe của cổ đông và thị trường chứng khoán có lẽ sẽ là những bước đi đúng hướng nhằm giảm độc quyền hành chính và

tăng cơ hội cho doanh nghiệp dân doanh. Điều này là chưa thực hiện đối với việc quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh xăng dầu, dẫn đến hậu quả là các pháp luật nhằm kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh trong kinh doanh xăng dầu không phát huy được tác dụng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận chung về thoả thuận hạn chế cạnh tranh và pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, Chương 2 Luận văn tiến hành đánh giá thực trạng pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và thực tiễn áp dụng pháp luật về chống hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt nam hiện nay.

Chỉ có thể đánh giá các quy định của pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có tính toàn diện, hoàn chỉnh và hiệu quả hay không trên cơ sở xem xét thực trạng pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Để có thể có những đánh giá khách quan, toàn diện về các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, Chương 2 của Luận văn đã tập trung phân tích những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh mang tính phổ biến và có phần điển hình trong lĩnh vực này ở Việt nam trong thời gian qua.

Cùng với việc đánh giá thực trạng của pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Luận văn tiến hành phân tích thực tiễn áp dụng pháp luật về chống hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Đây là công việc tương đối khó khăn vì các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thông thường được thể hiện dưới dạng ngầm, không công khai. Đây là những thách thức rất lớn đặt ra đối với nước ta trong quá trình điều hành hoạt động kinh doanh xăng dầu.

Chương 3

Một phần của tài liệu Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu (Trang 69)