Thiếu công khai, minh bạch trong hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu (Trang 74)

- Chưa có quy định cụ thể để bù đắp những chi phí hợp lý cho doanh nghiệp tham gia bình ổn giá , dẫn đến lũy kế số dư Quỹ bình ổn giá của các

3.1.2. Thiếu công khai, minh bạch trong hoạt động kinh doanh

Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 84/2009/NĐ-CP, theo đó doanh nghiệp sẽ được áp dụng giá bán mà không cần xin phép và chờ đợi phương án điều chỉnh giá, phê duyệt như trước đây thì các đơn vị kinh doanh xăng dầu được "chủ động giá bán từ sau ngày 15/12/2009". Việc tăng hay giảm giá xăng dầu trên thị trường càng phụ thuộc vào "đầu lĩnh". Kể từ đó, đã nhiều lần giá xăng dầu được "điều chỉnh" cho phù hợp với thị trường, những lần "điều chỉnh" đó đều được dư luận hết sức quan tâm, tuy nhiên trong đó đa

phần là ý kiến than phiền, tăng thì tăng tiền nghìn, nhưng giảm chỉ… vài trăm lẻ. Hiện nay, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đang yêu cầu được tự do định giá theo thị trường, trong khi chưa có cạnh tranh đầy đủ trên thị trường. Sự minh bạch về giá xăng là vấn đề còn bỏ ngỏ trong nhận thức chung của xã hội. Các thông tin giải trình và phương án tăng giá xăng dầu đều mang tính áp đặt một chiều: Doanh nghiệp lỗ. Nhưng vì sao lỗ cũng quy định trong kinh doanh lại chưa thật chặt chẽ. Quản lý giá chỉ là thước đo biểu hiện ảnh hưởng uy tín, cũng như hiệu lực của Nhà nước đối với các vấn đề về kinh tế- xã hội. Người dân nhìn vào giá, cơ chế quản lý có thể thấy được sự minh bạch, lành mạnh trong thị trường hay không.

Sự thiếu công khai, minh bạch trong hoạt động kinh doanh xăng dầu dẫn đến sự bức xúc của dự luận là chưa có kiểm toán giá xăng dầu, thậm chí chưa minh bạch và công khai hóa các chỉ số thành phần giá xăng dầu. Chính sự thiếu tường minh cơ cấu giá xăng dầu là nguyên nhân giải thích cho điều khó giải thích nhất là dù giá lên hay xuống thì doanh nghiệp đầu mối nhập xăng dầu luôn kêu lỗ, cơ quan chức năng luôn chịu cảnh “trên đe dưới búa”, ngân sách Nhà nước thất thu và người tiêu dùng thì cắn răng chịu đựng vì không còn lựa chọn nào khác.

Thời gian gần đây dư luận đang hết sức đồng tình và ủng hộ Bộ Tài chính vì đã đứng về phía hơn 80 triệu dân vạch rõ những "bất cập" trong ngành xăng dầu. Theo đó, Nhà nước không thể đầu tư nhà xưởng, đất đai, vốn để cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu (hưởng nhiều ưu đãi) rồi làm ăn thua lỗ. Thời gian tới nếu doanh nghiệp nào không đủ sức trong một cuộc đua mới, hứa hẹn sự bình đẳng và minh bạch hơn thì nên bỏ cuộc, Nhà nước sẵn sàng chấp nhận [51].

Qua các phân tích trên cho thấy, việc thiếu công khai, minh bạch trong hoạt động kinh doanh xăng dầu là một trong nguyên nhân dẫn đến hoạt động kinh doanh mặt hàng này thiếu sự cạnh tranh và là “môi trường” để nảy sinh các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Để hoàn thiện pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nhằm kiểm soát các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đối với

hoạt động kinh doanh xăng dầu, việc công khai, minh bạch là hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu (Trang 74)