- Dầu Diesel
2.2.3. Cơ chế điều hành giá xăng dầu ảnh hưởng tiêu cực đến cạnh tranh trong kinh doanh xăng dầu
quá ít ỏi trong khi trên thực tế các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh vẫn có dấu hiệu tiếp diễn cùng với sự tinh vi và phức tạp của hành vi vi phạm cho thấy sự hạn chế về trình độ chuyên môn của cán bộ điều tra các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.
Cơ sở vật chất của cơ quan quản lý cạnh tranh, điều kiện đãi ngộ đối với cán bộ điều tra xử lý thỏa thuận hạn chế cạnh tranh còn quá khiêm tốn. Đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra sự tiêu cực trong hoạt động điều tra các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Dù có thể đưa ra bất cứ lý do gì để biện minh cho việc kém hiệu quả của hoạt động điều tra và xử lý các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thì một trong những nguyên nhân gây thách thức lớn đối với hoạt động này là chế độ đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác chuyên môn. Dư luận có quyền đặt ra câu hỏi: phải chăng cơ quan thực thi nhiệm vụ kiểm soát hạn chế cạnh tranh chưa làm hết trách nhiệm trong việc kiểm soát việc thực hiện pháp luật để chống các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong kinh doanh xăng dầu. Đây là một trong những nguyên nhân lý giải việc các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu hầu như chưa bị xử lý.
2.2.3. Cơ chế điều hành giá xăng dầu ảnh hưởng tiêu cực đến cạnhtranh trong kinh doanh xăng dầu tranh trong kinh doanh xăng dầu
Trong nền kinh tế thị trường, nhiệm vụ của Nhà nước là đảm bảo một môi trường cạnh tranh tự do lành mạnh, sao cho hoạt động của thị trường được điều chỉnh bởi quy luật cung - cầu. Nhà nước chỉ ra tay can thiệp vào thị trường ở những nơi mà thị trường “bất lực”. Đó là những lĩnh vực đòi hỏi đầu tư tốn kém, kinh doanh khó khăn, khả năng thu hồi vốn lâu, như bảo hiểm y tế, điện, nước, vận tải công cộng, cơ sở hạ tầng... Ngay cả việc can thiệp ở đây cũng phải theo hướng tích cực, tôn trọng quy luật cung - cầu nhằm mục đích “kích hoạt” cho thị trường phát huy chức năng điều tiết của mình (chẳng hạn, tạo điều kiện cho tự do cạnh tranh mạnh mẽ hơn, điều kiện kinh doanh dễ hơn...). Trong khi đó, hiện nay Nhà nước lại can thiệp vào thị trường một cách quá dàn trải, rộng khắp, đặc biệt rõ nét ở chính sách bảo hộ đối với sản xuất, thương mại nội địa (can thiệp không theo hướng tích cực).
Giá xăng dầu còn phản ánh mức độ minh bạch, lành mạnh trong cơ chế thị trường ở Việt Nam. Theo Bộ Tài chính, từ năm 2009, Chính phủ thực hiện điều hành giá mặt hàng xăng dầu theo nguyên tắc thị trường; Nhà nước không còn bù lỗ, hỗ trợ đối với kinh doanh các mặt hàng xăng, dầu như trước đây. Thực tế, do nhiều nguyên nhân, cho đến nay giá xăng dầu của Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn mang tính thị trường vì chưa có cơ chế cạnh tranh thị trường đầy đủ. Về cơ bản, giá xăng dầu được phân quyền quản lý giữa các đơn vị chủ quản và một số đầu mối nhập khẩu xăng dầu truyền thống độc quyền. Thậm chí, đã có lúc có sự vận dụng ngược trình tự quy luật thị trường, tức chủ trương cho phép các doanh nghiệp độc quyền được định giá xăng dầu theo giá thị trường thế giới mà không phải cạnh tranh thị trường; trong khi cần phải làm ngược lại, đó là phải cho cạnh tranh thị trường đầy đủ và lành mạnh trước khi tự do hóa giá cả thị trường để tránh biến độc quyền Nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp, doanh nghiệp độc quyền thừa cơ hội thu lợi nhuận độc quyền kép.
Sau Quyết định 187, Nghị định 54 và Nghị định 55/2007/NĐ-CP là Nghị định 84/2009/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu có hiệu lực từ ngày 15/12/2009. Theo Nghị định số 84/2009/NĐ-CP, doanh nghiệp có quyền tăng
giá xăng dầu cứ 10 ngày/lần nếu tăng dưới 7% và báo cáo sau; nếu tăng từ 7% đến 12% thì doanh nghiệp được quyền tăng giá bán lẻ 7%, cộng thêm 60% của mức tăng từ 7% đến 12%. Khoản lỗ 40% còn lại, doanh nghiệp sẽ được quyền sử dụng quỹ bình ổn giá để bù đắp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính (chỉ được dùng quỹ bình ổn khi mức tăng giá trên 7%). Trường hợp giá thế giới tăng trên 12% thì giá xăng dầu trong nước hoàn toàn do Nhà nước quyết định.
Nghị định này được coi là bước tiến lớn trong việc quản lý thị trường xăng dầu khi cơ chế giám sát minh bạch hơn và tạo sự chủ động cao hơn cho doanh nghiệp theo cơ chế thị trường, song không thể thiếu bàn tay hữu hình của Nhà nước. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động kinh doanh xăng dầu cho thấy có sự thỏa hiệp giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với các doanh
nghiệp độc quyền xăng dầu trong cơ chế mới về quản lý giá xăng dầu. Theo
đó, chấp nhận mức giá sau cú sốc tăng giá tháng 3/2011 như là giá gốc để so sánh và cho phép doanh nghiệp chủ động tăng, giảm giá xăng dầu theo sát động thái giá thị trường thế giới khi mức điều chỉnh không quá 5% giá gốc đó; còn nếu vượt mức trên thì lập phương án trình cơ quan chức năng xem xét, phê duyệt. Đồng thời, dãn cách điều chỉnh không ngắn hơn 3 tháng/lần thay vì 10 ngày/lần như quy định trong Nghị định 84/2009/NĐ-CP, được coi là quá dày và dễ (dù chưa khi nào) bị doanh nghiệp lợi dụng.
Tuy nhiên, bất cập là ở chỗ: Doanh nghiệp có thể dễ dàng thỏa thuận xé nhỏ mức tăng giá dưới 5% như kiểu quản lý giá sữa mà người ta đã chứng kiến trên thực tế những năm qua. Thêm nữa, chưa có cơ chế giám sát và chế tài, buộc doanh nghiệp hạ giá khi giá thế giới giảm nhanh và sâu. Nếu các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu bắt tay nhau không đề nghị hạ giá thì thiệt thòi cho người tiêu dùng và cả nền kinh tế phải gánh chịu.
Ngoài ra, điều khiến dư luận cứ ấm ức và chưa thỏa mãn là chưa có kiểm toán giá xăng dầu, thậm chí chưa có cả việc minh bạch và công khai hóa các chỉ số thành phần giá xăng dầu. Dù Petrolimex gần đây đã đưa cách tính giá xăng dầu lên trang thông tin điện tử của mình nhưng phải nói thêm đây là mức giá cơ sở được tính trên quy định của Nghị định 84/2009/NĐ-CP và các
yếu tố đầu vào đều do các cơ quan Nhà nước ban hành chứ không phải giá vốn của doanh nghiệp. Giá vốn có thể cao hơn hoặc thấp hơn xoay quanh giá cơ sở đó, phụ thuộc vào việc ký kết thỏa thuận với nhà cung cấp và thời điểm giao hàng.
Chính sự thiếu tường minh cơ cấu giá xăng dầu này là nguyên nhân giải thích cho điều khó giải thích nhất: Dù giá lên hay xuống thì doanh nghiệp đầu mối nhập xăng dầu luôn kêu lỗ, cơ quan chức năng thì luôn chịu cảnh "trên đe dưới búa", ngân sách Nhà nước thất thu và người tiêu dùng thì cắn răng chịu đựng vì không còn lựa chọn nào khác.
Phải chăng tất cả lợi lộc độc quyền xăng dầu đều rơi vào túi các đại lý? Theo Bộ Công Thương, Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil) hiện chiếm 25%, Saigon Petro chiếm 8%, Petrolimex chiếm khoảng 55% thị trường xăng dầu cả nước. 30% thị phần của Petrolimex là bán buôn cho các doanh nghiệp, khoảng trên 25% tự bán thông qua hệ thống 1.995 cây xăng của đơn vị, chiếm gần 20% trong tổng số 10.000 cây xăng trên toàn quốc.
Rõ ràng, một cơ chế quản lý điều hành giá xăng dầu còn nhiều lúng túng và rối, muốn có giá cả thị trường trong cơ chế không có cạnh tranh thị trường dễ gây cảnh "đục nước béo cò", "tăng nhanh, giảm chậm", thậm chí giá chỉ tăng một chiều, tăng thực còn giảm hình thức và giảm sút sức hấp dẫn, lành mạnh của môi trường đầu tư và làm chậm lại quá trình đột phá thể chế, trước hết là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường ở Việt Nam theo tinh thần Đại hội XI của Đảng.
Một khi cơ chế quản lý giá xăng dầu không cho phép ổn định, thị trường hóa giá xăng dầu và chưa có biện pháp hữu hiệu để chống hạn chế cạnh tranh trong kinh doanh xăng dầu thì cũng có nghĩa là hiệu quả quản lý Nhà nước đối với giá xăng dầu nói riêng, giá cả thị trường và nền kinh tế vĩ mô nói chung, chưa đạt yêu cầu đề ra và việc áp dụng pháp luật về chống hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu sẽ không có hiệu quả.