Pháp luật của Nhật Bản

Một phần của tài liệu Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu (Trang 46 - 49)

- Dầu Diesel

1.4.4. Pháp luật của Nhật Bản

Mơ hình pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của Nhật Bản gần giống với mơ hình của Mỹ. Luật chống độc quyền tư nhân và duy trì cạnh tranh lành mạnh của Nhật Bản được ban hành vào năm 1947 và được sửa đổi, gần nhất là năm 2005. Luật chống độc quyền tư nhân và duy trì cạnh tranh lành mạnh của Nhật Bản được ban hành với mục đích “cấm độc quyền tư nhân, hạn chế thương mại bất hợp lý và kinh doanh khơng bình đẳng… cũng như tất cả các kiểu hạn chế khơng bình đẳng khác đối với các hoạt động kinh doanh thông qua sự cấu kết, thoả thuận… nhằm thúc đẩy cạnh tranh tự do và công bằng…”

Là cơ sở cho việc quy định về các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, Luật chống độc quyền tư nhân và duy trì cạnh tranh lành mạnh của Nhật Bản xác định rõ nội hàm của khái niệm “hạn chế thương mại khơng hợp lý”. Theo đó, “hạn chế thương mại khơng hợp lý” được hiểu là các hoạt động kinh doanh với các doanh nhân khác, thơng qua đó bất kỳ doanh nhân nào bằng các hợp đồng, thoả thuận hay bất kỳ các hoạt động thông đồng khác, không phụ thuộc tên gọi, cùng hạn chế hay tiến hành các hoạt động kinh doanh của họ theo cách thức cố định giá, duy trì hay tăng giá, hoặc để giới hạn sản xuất, cơng nghệ, sản phẩm, cơ sở sản xuất hay khách hàng hoặc các nhà cung cấp, do đó gây ra hạn chế đáng kể đối với cạnh tranh trong bất kỳ lĩnh vực thương mại nào có hại cho lợi ích chung.

Tương tự như Luật Cạnh tranh của một số nước, Luật chống độc quyền tư nhân và duy trì cạnh tranh lành mạnh của Nhật Bản xác định rõ các “liên kết thương mại” (với ý nghĩa như hiệp hội). Theo đó, liên kết thương mại được hiểu là bất kỳ liên minh nào của hai doanh nhân trở lên với mục đích chính là tăng cường lợi ích kinh doanh chung của họ như là các doanh nhân.

hàm của khái niệm độc quyền tư nhân. Độc quyền tư nhân được sử dụng theo nghĩa các hoạt động kinh doanh hay bất kỳ, cách nào khác mà thơng qua đó các doanh nhân đơn lẻ hoặc câu kết với các doanh nhân khác loại trừ hay kiểm soát hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp khác, gây ra hạn chế cạnh tranh đáng kể trong bất kỳ lĩnh vực thương mại nào đi ngược lại với lợi ích cơng cộng.

Luật chống độc quyền tư nhân và duy trì cạnh tranh lành mạnh của Nhật Bản nghiêm cấm độc quyền hố tư nhân hoặc hạn chế thương mại khơng hợp lý. Điều 6 quy định: “Không doanh nhân nào được tham gia vào những thoả thuận hay hợp đồng quốc tế với những nội dung tạo ra hạn chế thương mại không hợp lý hay các hoạt động thương mại khơng bình đẳng.”

Trên cơ sở quy định các nguyên tắc chung liên quan đến cấm độc quyền hoá tư nhân hoặc hạn chế thương mại không hợp lý, Luật chống độc quyền tư nhân và duy trì cạnh tranh lành mạnh của Nhật Bản nghiêm cấm độc quyền hoá tư nhân hoặc hạn chế thương mại không hợp lý đề cập đến các nội dung chủ yếu sau đây:

- Xác định rõ ràng các hành vi bị coi là hạn chế thương mại không hợp lý cũng như tình trạng độc quyền (mục 6, 7 - Điều 2), quy định về độc quyền hoá tư nhân và hạn chế thương mại không hợp lý, quy định về thực hiện thương mại khơng cơng bằng (Chương 5)... Ngồi ra, Luật quy định cụ thể các trường hợp miễn trừ. Theo đó, đối với các hoạt động sản xuất, bán hàng hoặc cung cấp diễn ra trong q trình kinh doanh thơng thường trong lĩnh vực đường sắt, điện, ga và các lĩnh vực kinh doanh khác mang bản chất độc quyền tự nhiên. Đối với hợp tác xã (kể cả liên hiệp các hợp tác xã), các quy định sau đây không áp dụng cho các hoạt động thương mại khơng cơng bằng hoặc khi có HCCT trong một lĩnh vực thương mại cụ thể làm tăng giá cả bất hợp lý:

+ Có mục đích hỗ trợ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp nhỏ và hỗ trợ người tiêu dùng;

+ Được thành lập trên cơ sở tự nguyện, việc tham gia vào và rút khỏi tổ hợp tác là hồn tồn tự nguyện;

- Cơ quan có thẩm quyền u cầu các liên kết thương mại phải báo cáo các nội dung liên quan khi được xác định là có căn cứ hạn chế thương mại không công bằng là Ban thương mại công bằng. Ban thương mại công bằng được thành lập để duy trì các mục tiêu của Luật chống độc quyền tư nhân và duy trì cạnh tranh lành mạnh đặt ra và Ban thương mại công bằng trực thuộc Thủ tướng về mặt hành chính. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn, nguyên tắc hoạt động... của Ban thương mại công bằng được quy định cụ thể tại Chương 8 của Luật chống độc quyền tư nhân và duy trì cạnh tranh lành mạnh.

- Bất cứ thoả thuận nào thể hiện việc hạn chế thương mại không công bằng đều bị coi là vơ hiệu và người thực hiện hành vi đó có thể phải gánh chịu hậu quả pháp lý như: phạt tiền, bồi thường thiệt hại, phạt tù.

Có thể nói rằng các biện pháp chế tài đối với các hành vi vi phạm Luật chống độc quyền tư nhân và duy trì cạnh tranh lành mạnh nói chung, các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nói riêng của Nhật Bản là tương đối nghiêm khắc. Trên thực tế, các hành vi này đã từng bị xử lý và đã có những phản hồi tích cực đến sự lành mạnh hoá nền kinh tế Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu (Trang 46 - 49)