Trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu (Trang 63 - 65)

- Dầu Diesel

2.2.1. Trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước

Luật Cạnh tranh có hiệu lực từ ngày 01/7/2005 đến nay nhưng hầu như chưa có vụ việc nào đáng kể trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu được đưa ra ánh sáng công luận. Xét cho cùng, Luật Cạnh tranh ra đời là để bảo vệ người tiêu dùng, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng. Vậy mà luật gần như “vắng mặt” trước hàng loạt sự kiện đang gây bức bối dư luận như giá xăng dầu. Làm sao có thể giải thích hiện tượng thị trường có tới 19 đầu mối kinh doanh xăng dầu với bộ máy nhập khẩu, chi phí, quy mơ khác nhau nhưng đều “đồng tâm” giảm giá giống hệt nhau? Sự trùng hợp ngẫu nhiên hay là thỏa thuận “ngầm” giữa các “đại gia”? Nếu đúng thế thì hành vi này rõ ràng là đã vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm.

Theo đó, nếu chứng minh có việc thỏa thuận và các bên tham gia thỏa thuận ấn định giá cả hàng hóa chiếm thị phần kết hợp trên 30% là đã đủ yếu tố để xử lý vi phạm. Trong khi những câu hỏi về giá xăng dầu giảm từng giọt chưa có ai đứng ra trả lời.

Việc xử lý hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong kinh doanh xăng dầu hồn tồn khơng đơn giản. Để xử lý hành vi này, Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh phải ra quyết định điều tra sơ bộ vụ việc và quyết định phân cơng Điều tra viên. Điều tra viên có 30 ngày để hồn thành báo cáo điều tra sơ bộ. Trên cơ sở đó, thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh sẽ quyết định điều tra chính thức vụ việc hay đình chỉ tiến trình điều tra.

Trong trường hợp quyết định điều tra chính thức, điều tra viên có 180 ngày hoặc tối đa là 300 ngày để hoàn thành hồ sơ và báo cáo điều tra chính thức trình lên thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh. Hồ sơ và báo cáo sau đó sẽ được trình lên hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh để mở phiên điều trần với các bên có liên quan. Thủ tục tố tụng tại phiên điều trần phức tạp không kém một vụ việc do tòa án giải quyết.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Hội đồng Giải quyết vụ việc cạnh tranh ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, bên bị điều tra có quyền khiếu nại lên Hội đồng Cạnh tranh quốc gia (Vietnam Competition Council - VCC,

thành lập theo Nghị định 05/2006/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 9-1-2006).

Nếu họ khơng đồng ý với quyết định xử lý của Hội đồng Giải quyết vụ việc cạnh tranh (hoặc khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Công thương nếu như khiếu nại quyết định của Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh).

Ngoài ra, nếu họ vẫn không đồng ý với giải quyết của cấp này thì họ có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại tịa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền. Cần lưu ý rằng, bất kỳ một sai sót nào về thủ tục tố tụng của cơ quan nhà nước trong quá trình điều tra, xử lý vụ việc, đều dẫn đến việc quyết định của họ có thể bị tịa án hủy bỏ.

Như vậy, để xử lý các vụ việc đã nêu đòi hỏi cơ quan quản lý cạnh tranh phải có những động thái nhanh chóng, triệt để nhằm ra những quyết định

khẩn cấp tạm thời buộc doanh nghiệp liên quan lập tức hủy bỏ các thỏa thuận này, hoặc có biện pháp ngăn chặn việc thi hành các thỏa thuận này để bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong thực tế thời gian qua, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hầu như chưa có biện pháp để tìm ra câu trả lời thuyết phục về giá xăng dầu như đã nêu. Đây là một trong những rào cản

Một phần của tài liệu Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu (Trang 63 - 65)