Nội dung cơ bản của pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực xăng dầu

Một phần của tài liệu Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu (Trang 36 - 38)

- Dầu Diesel

1.3.2. Nội dung cơ bản của pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực xăng dầu

thống nhất với các quy định pháp luật chung mà cần tính đến định hướng phát triển từng vùng, lĩnh vực kinh tế.

1.3.2. Nội dung cơ bản của pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnhtranh trong lĩnh vực xăng dầu tranh trong lĩnh vực xăng dầu

Với mục tiêu kiểm soát các hành vi gây hạn chế cạnh tranh hoặc các hành vi có thể dẫn đến việc gây hạn chế cạnh tranh; bảo vệ quyền kinh doanh chính đáng của các doanh nghiệp, chống lại các hành vi cạnh tranh không

lành mạnh; tạo lập và duy trì một mơi trường kinh doanh bình đẳng, Nhà nước ban hành Luật Cạnh tranh trong đó quy định cụ thể về hành vi hạn chế cạnh tranh, việc kiểm soát các hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh, điều tra xử lý vụ việc cạnh tranh. Vấn đề thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được xếp trong nhóm các hành vi hạn chế cạnh tranh được quy định từ Điều 8 đến Điều 10. Những quy định này được cụ thể hóa tại Mục 3 từ Điều 14 đến Điều 21 của Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/9/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh. Kinh doanh xăng dầu cũng chịu sự điều chỉnh chung của các quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong Luật Cạnh tranh.

Ngồi những quy định trên, việc kiểm sốt thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nói chung, trong đó có lĩnh vực kinh doanh xăng dầu cịn được quy định tại nhiều văn bản pháp luật khác như:

Theo Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội thì một trong những hành vi bị cấm qui định tại Điều 12 khoản 12 là “Dàn xếp,

thông đồng giữa hai hay nhiều nhà thầu để một nhà thầu trúng thầu trong cùng một gói thầu, giữa nhà thầu thực hiện gói thầu và nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện, giữa nhà thầu thực hiện gói thầu và cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ nghiệm thu kết quả thực hiện.”

Pháp lệnh số 40/2002/PL-UBTVQH10 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định về giá, trong đó hành vi liên kết độc quyền về giá đã bị cấm theo quy định tại khoản 1 Điều 28 của Pháp lệnh. Đồng thời trong nội dung quản lý nhà nước về giá và cơ quan quản lý nhà nước về giá có thể đình chỉ việc thực hiện giá hàng hố, dịch vụ do tổ chức, cá nhân liên kết độc quyền về giá theo quy định tại khoản 1 Điều 21.

Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu khi quy định về các hành vi vi phạm của thương nhân kinh doanh xăng dầu đã xác định một số hành vi bị cấm liên quan đến thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, theo đó nghiêm cấm thương nhân kinh doanh xuất khẩu,

nhập khẩu xăng dầu, thương nhân sản xuất xăng dầu: "Tăng, giảm giá bán

không đúng quy định hoặc liên kết độc quyền về giá" (điểm k khoản 1 và

điểm i khoản 2 Điều 31); nghiên cấm tổng đại lý, đại lý bán lẻ xăng dầu, cửa hàng bán lẻ xăng dầu: "Có các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức,

đưa tin thất thiệt, buôn lậu, gian lận thương mại và các hành vi gian dối khác" (điểm đ khoản 3 và điểm g khoản 4 Điều 31).

Như vậy, có thể khẳng định rằng các quy định về hạn chế cạnh tranh nói chung ln dành được sự quan tâm đúng mức của Nhà nước ta, đặc biệt từ

Một phần của tài liệu Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu (Trang 36 - 38)