- Dầu Diesel
2.1.4. Quy định về phân phối xăng dầu
Một trong những rào cản chiến lược đối với các doanh nghiệp tiềm năng trên thị trường nhập khẩu xăng dầu dẫn tới hạn chế khả năng gia nhập thị trường của doanh nghiệp khác là việc tồn tại hợp đồng độc quyền giữa các doanh nghiệp nhập khẩu và các nhà phân phối kể cả bán buôn và bán lẻ. Về mặt hệ thống kinh doanh, thương nhân đầu mối sẽ trực tiếp thiết lập hệ thống đại lý bán lẻ hoặc thiết lập thông qua tổng đại lý. Đồng thời, tổng đại lý chỉ được bán xăng dầu dưới hình thức đại lý cho các thương nhân là đại lý thuộc hệ thống phân phối của mình và chỉ được ký hợp đồng làm đại lý bán lẻ xăng dầu cho một thương nhân đầu mối. Trong trường hợp tổng đại lý muốn ký hợp đồng làm tổng đại lý cho thương nhân đầu mối khác thì phải thanh lý hợp đồng đại lý với thương nhân đầu mối hiện tại.
Tuy nhiên, thực trạng trên xuất phát từ quy định của Nghị định số 84/2009/NĐ-CP, mặc dù quy định này nhằm đảm bảo trách nhiệm về chất
lượng của các doanh nghiệp nhập khẩu đầu mối nhưng tính hạn chế cạnh tranh của quy định như vậy là quá cao và triệt tiêu động cơ cạnh tranh của các doanh nghiệp đầu mối. [13]
Điều này dẫn đến việc doanh nghiệp mới khơng có khả năng gia nhập thị trường ở những phân khúc đã bão hòa (đối với các thị trường khác, một doanh nghiệp mới hoạt động hiệu quả vẫn có thể gia nhập thị trường đã bão hòa bằng cách lấy bớt thị phần của các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả hơn). Trong khi đó, thị trường phân phối xăng dầu gần như đã bão hòa tại các phân khúc thị trường chủ chốt và lợi nhuận cao.
Đồng thời, quy định nêu trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh dưới hình thức ấn định giá bán xăng dầu giữa doanh nghiệp đầu mối cung cấp xăng dầu với doanh nghiệp đại lý bán xăng dầu và giữa các doanh nghiệp đại lý bán xăng dầu với nhau do một doanh nghiệp đầu mối cung cấp được thực hiện. Đây là bất cập lớn trong pháp luật về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu.