Xây dựng cơ chế kiểm soát giá xăng dầu

Một phần của tài liệu Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu (Trang 84 - 85)

- Chưa có quy định cụ thể để bù đắp những chi phí hợp lý cho doanh nghiệp tham gia bình ổn giá, dẫn đến lũy kế số dư Quỹ bình ổn giá của các

3.2.2. Xây dựng cơ chế kiểm soát giá xăng dầu

Xây dựng cơ chế kiểm soát giá xăng dầu là giải pháp vô cùng quan trọng trong các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thoả thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, nút

thắt là ở chỗ chỉ có giá thị trường khi có cạnh tranh và kiểm sốt cạnh tranh thị trường lành mạnh. Khi chưa có cạnh tranh thị trường mà cho phép các doanh nghiệp tự định giá là biến độc quyền Nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp, cục bộ, là mang lại lợi ích độc quyền kép cho doanh nghiệp độc quyền, vì vừa khơng phải cạnh tranh thị trường, vừa được làm giá độc quyền.

Vì vậy, cần quan tâm đúng mức và sớm hoàn thiện cơ chế quản lý giá, sự tuân thủ các quy luật, nguyên tắc, quy trình thị trường, các cam kết hội nhập quốc tế và thơng lệ thế giới để giải quyết các bài tốn đặt ra trong ngành xăng dầu.

Giá sàn chuẩn sẽ là mức giá bán tối thiểu để doanh nghiệp kinh doanh không thể bị lỗ khiến ngân sách nhà nước phải bù như bấy lâu nay. Giá trần chuẩn = giá sàn + phần mềm gồm: Các khoản lãi định mức của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, cũng như các nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách nhà nước và các khoản thu khác cho Nhà nước như thuế, phí và các khoản thu đặc biệt khác cho ngân sách nhà nước do Nhà nước quy định và linh hoạt điều chỉnh cho từng thời điểm, đối tượng cụ thể và buộc doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu phải tuân thủ nghiêm ngặt.

Để kiểm soát giá xăng dầu, việc làm trước hết là cần công khai và kiểm tốn sự chính xác của “ma trận” các con số tự kê, tự giải trình của các doanh

nghiệp kinh doanh xăng dầu để có căn cứ hợp lý xác định mức điều chỉnh giá xăng dầu bán ra của các doanh nghiệp này.

Nên phân nhóm lại giá bán lẻ xăng dầu thành phần “cứng” và “mềm”, làm cơ sở tính giá tối thiểu của giá bán lẻ các mặt hàng này. Cụ thể: Phần “cứng”, tức giá cơ sở mới sẽ chỉ gồm các chi phí sản xuất tối thiểu là giá nhập khẩu gốc tại thời điểm hiện hành (giá thực trả, bao gồm có tính đến biến động thực của tỉ giá); chi phí vận chuyển hợp lý tối thiểu; hao hụt định mức kỹ thuật và chi phí lưu thơng khách quan khác. Phần “mềm” gồm: khoản lãi định mức của doanh nghiệp kinh doanh phân phối xăng dầu; các nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách Nhà nước và các khoản thu khác cho Nhà nước.

Khi đó, giá bán lẻ xăng dầu thực tế sẽ là: Giá sàn = phần “cứng” tại khoảng thời điểm tính tốn hợp lý và là cơ sở để các doanh nghiệp và người tiêu dùng làm mốc tính giá bán lẻ xăng dầu tối thiểu. Giá trần = phần “cứng” + phần “mềm” tại khoảng thời điểm tính tốn hợp lý và là cơ sở để các doanh nghiệp và người tiêu dùng làm mốc tính giá bán lẻ xăng dầu tối đa.

Trên cơ sở đó, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu sẽ căn cứ vào mức phần “cứng” và “mềm” để quy định giá bán sàn và trần cho các đại lý nhằm khuyến khích cạnh tranh. Các cơ quan chức năng Nhà nước cũng sẽ nhàn hơn, điều hành giá cả xăng dầu hợp lý hơn theo cơ chế thị trường, khơng can thiệp vào q trình ra quyết định này của các doanh nghiệp, chỉ giám sát các chỉ số cấu thành giá cả xăng dầu liên quan đến các phần “cứng” và “mềm” định mức.

Cần sớm đẩy nhanh tiến trình tự do hóa kinh doanh xăng dầu, tách hoạt động kinh doanh xăng dầu ra khỏi nhiệm vụ chính trị của yêu cầu dự trữ bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Chỉ khi đó giá xăng dầu mới thực sự có tính thị trường, trở nên minh bạch và dễ dự báo hơn, tạo sự đồng thuận và hiệu quả xã hội cao hơn. [65]

Một phần của tài liệu Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu (Trang 84 - 85)