Hậu quả pháp lý đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm

Một phần của tài liệu Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu (Trang 54)

- Dầu Diesel

2.1.2. Hậu quả pháp lý đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm

chế cạnh tranh bị cấm

Các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị coi là vô hiệu và phải gánh chịu các hậu quả pháp lý nhất định. Theo quy định tại Điều 117 Luật Cạnh tranh, tổ chức, cá nhân khi xác lập, thực hiện những thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền. Ngoài ra, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

- Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

- Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm pháp luật về cạnh tranh.

Ngoài các hình thức xử phạt quy định nêu trên, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về cạnh tranh còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

- Cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.

- Chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua.

- Cải chính công khai.

- Loại bỏ những điều khoản vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh.

của hành vi vi phạm.

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Mức phạt tiền đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được tính theo quy định tại Khoản 1 Điều 118 Luật Cạnh tranh như sau: “Đối với hành vi vi phạm quy định về thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền hoặc tập trung kinh tế, cơ quan có thẩm quyền xử phạt có thể phạt tiền tối đa đến 10% tổng doanh thu của tổ chức, cá nhân vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm”

Từ những quy định trên có thể thấy rằng việc xử lý các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Việt Nam còn một số bất cập sau:

Thứ nhất, không có quy định sự vô hiệu của các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh- đây là quy định cần thiết nhằm hạn chế ngay tức khắc tác động của các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Đây cũng là một trong những thiếu sót của Luật Cạnh tranh. Bởi vì để hạn chế tác động của các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thì việc đầu tiên là phải chấm dứt ngay sự tồn tại của các thỏa thuận đó. Pháp luật cạnh tranh của hầu hết các nước đều có quy định về vấn đề này.

Thứ hai, không có khả năng áp dụng các chế tài hình sự trực tiếp trong việc xử lý các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Bộ luật Hình Sự Việt nam không coi pháp nhân là chủ thể của tội phạm đồng thời cũng không có một tội danh nào cho các cá nhân là người lãnh đạo, chỉ đạo doanh nghiệp tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

Bên cạnh đó, chế tài xử lý vi vi phạm hành chính chưa đủ sức răn đe. Chính vì vậy, các doanh nghiệp đều hiểu rằng trong trường hợp họ là các thành viên của thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm theo pháp luật Việt Nam thì bản thân họ và doanh nghiệp sẽ không phải chịu những chế tài nghiêm khắc nhất của pháp luật. Điều này dẫn tới tình trạng vi phạm thường xuyên của các doanh nghiệp.

Pháp luật các nước đều thống nhất quan điểm rằng, để giáo dục, răn đe các doanh nghiệp trong việc thiết lập thỏa thuận hạn chế, bóp méo cạnh tranh, cần phải có chế tài hình sự áp dụng đối với doanh nghiệp thành viên của thỏa thuận cũng như những người lãnh đạo trong doanh nghiệp, những người đưa ra quyết định về việc tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh của các doanh nghiệp. Như vậy để tăng cường sức mạnh của chế tài áp dụng khi xử lý các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, cần phải bổ sung thêm các quy định của Bộ luật Hình sự trong việc xử lý loại tội phạm này.

Thứ ba, pháp luật cạnh tranh không quy định rõ khả năng bồi thường thiệt hại cho các thiệt hại do các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh gây ra.

Mặc dù khoản 3 Điều 117 có quy định: “Tổ chức, cá nhân có hành vi vi

phạm pháp luật về cạnh tranh gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”. Tuy nhiên còn thiếu một cơ chế để thực

hiện quy định này. Một loạt vấn đề được đặt ra như: ai có quyền khởi kiện để yêu cầu bồi thường thiệt hại? Các yếu tố nào được cân nhắc, xem xét khi tính thiệt hại? Cách tính thiệt hại như thế nào ?

Thứ tư, việc quy định mức phạt theo tỷ lệ % doanh thu được ghi nhận trong Luật Cạnh tranh. Như vậy, nếu so với cách quy định thông thường trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính (mức phạt theo một khung cố định) thì quy định này là không tương thích. Tuy nhiên, việc quy định mức phạt theo doanh thu của doanh nghiệp có một lợi thế là tạo ra một cơ chế bảo đảm rằng biện pháp xử lý của Nhà nước sẽ không bị lạc hậu theo thời gian và công bằng trong việc áp dụng.

Quy định mức phạt tối đa tới 10% đối với các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh là tương thích so với tỷ lệ phần trăm được quy định trong pháp luật cạnh tranh của các nước khác. Tuy nhiên, mức doanh thu để xác định tỷ lệ tiền phạt quy định trong Luật Cạnh tranh Việt Nam còn chưa tương thích so với các nước khác thể hiện ở hai điểm sau:

vi phạm trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm. Điều này là không phù hợp khi thị phần của tổ chức, cá nhân đó tham gia trên thị trường liên quan trong thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thấp hơn tổng doanh thu của họ chỉ vì họ kinh doanh đa ngành;

- Trên thực tế, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh có thể duy trì trong thời gian dài. Và do đó, pháp luật cạnh tranh của Nhật Bản và Mỹ đều quy định doanh thu được tính trong trường hợp này là tổng doanh thu của tất cả các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận trong suốt thời gian vi phạm. Trong khi đó pháp luật của Liên minh châu Âu lại tính mức phạt trên cơ sở doanh thu của một năm nhân với số năm vi phạm.

Dù là cách tính nào trong hai cách nêu trên, thì mức phạt bao giờ cũng được xác định dựa trên doanh thu của các doanh nghiệp trong suốt thời gian thỏa thuận. Điều này dẫn tới một thực tế là mức phạt cho các doanh nghiệp này thường là rất cao và có tác dụng răn đe rất lớn nhằm hạn chế các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận. Trong khi đó pháp luật cạnh tranh của Việt Nam khi quy định mức phạt thì xác định mức phạt chỉ được tính trên cơ sở doanh thu của một năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm. Quy định này cũng cần phải được xem xét lại một cách cẩn trọng vì các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh thường diễn ra trong thời gian dài trước khi bị phát hiện và thiệt hại gây ra cho nhà nước, người tiêu dùng… là rất lớn, đặc biệt là đối với mặt hàng xăng dầu. Nếu tính số tiền phạt chỉ trên doanh thu của một năm là quá nhỏ và như vậy tác dụng ngăn cản các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận thông qua cơ chế phạt tiền chưa thực sự phát huy được hiệu quả.

Một phần của tài liệu Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w